Tiêu chuẩn GRS: Tiêu chuẩn Tái Chế Toàn Cầu

Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm tái chế không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp có tiến hành sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tái chế và được hiều thị trường chấp nhận. Bộ tiêu chuẩn GRS – Tái chế toàn cầu hiện nay là tiêu chuẩn Quốc tế có đưa ra các yêu cầu xác minh hàm lượng tái chế có trong sản phẩm. Bài viết này Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn GRS và cách tiến hành áp dụng tiêu chuẩn GRS trong Doanh Nghiệp

GRS LÀ GÌ? (WHAT IS GRS?)

GRS viết tắt từ cum từ “Global Recycling Standard” nghĩa là Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này do tổ chức Control Union Certifications phát triển vào năm 2008 và hiện do Textile Exchange quản lý từ năm 2011 tới nay.

bộ tiêu chuẩn grs
bộ tiêu chuẩn grs

Tiêu chuẩn GRS có đưa ra các yêu cầu tập trung xác minh nguyên liệu đầu vào chuỗi lưu ký cũng như các nguyên tắc môi trường và các yêu cầu xã hội cũng như ghi nhãn cho các sản phẩm được chế tạo từ nguyên vật liệu tái chế.

CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN TEXTILE GRS

  • Global Recycling Standard 1.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 1.0 (Năm 2008)
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 2.0
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 3.0 (Năm 2014)
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 4.0 (Năm 2017)
Theo đó phiên bản GRS 4.0 là phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn GRS này. Với phiên bản mới nhất này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 và hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng bộ tiêu chuẩn theo phiên bản mới nhất này.

SẢN PHẨM NÀO CÓ THỂ ĐẠT CHỨNG NHẬN GRS 

Bộ tiêu chuẩn GRS có đưa ra các yêu cầu về việc chế biến, sản xuất, đóng gói cũng như ghi nhận và phân phối tất cả các sản pahamr ít nhất 20% vật liệu tái chế trở lên.
Theo bộ tiêu chuẩn này thì phạm vi chứng nhận của chúng bao gồm các sản phẩm như sau:
  • Hàng may mặc tái chế, quần áo và các sản phẩm dệt may cuối cùng
  • Hàng dệt gia dụng tái chế
  • Vải tái chế
  • Sợi tái chế
  • Kim loại tái chế
  • Nhựa tái chế
  • Giấy tái chế

bộ tiêu chuẩn grs

Đặc biệt, chỉ những sản phẩm có ít nhất 50% Nội dung tái chế mới đủ điều kiện để dán nhãn GRS trên sản phẩm.

PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS

Bộ tiêu chuẩn GRS chính là một tiêu chuẩn dành cho các sản phẩm có chứa tối thiểu 20% nguyên liệu tái chế và phù hợp với các đơn vị, cơ sở vào chuỗi cung ứng vật liệu tái chế và sản phẩm tái chế trong mọi công đoạn sản xuất kinh doanh.

Đây là bộ tiêu chuẩn tự nguyện có đưa ra các yêu cầu về chứng nhận với bên thứ 3 đối với các thành phần tái chế trong chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội, môi trường cũng như hạn chế về hóa chất.

MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS LÀ GÌ?

Bộ tiêu chuẩn Tái chế GRS được ra đời với mục đích tăng cường việc sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế được. Việc này có được tiến hành áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có được một công cụ tốt nhằm xác nhận cũng như truyền đạt về tính bền vững cho các sản phẩm của họ.

Bộ tiêu chuẩn tái chế toàn cầu này giúp xác minh các hoạt động xã hội và môi trường có trách nhiệm trong việc sản xuất các sản phẩm tái chế. Bộ tiêu chuẩn GRS này cung cấp những đánh giá và xác minh một cách độc lập và minh bạch các công bố về hàm lượng vật liệu tái chế trên các sản phẩm.

bộ tiêu chuẩn grs

Bằng với việc áp dụng bộ tiêu chuẩn GRS thì tổ chức của bạn có thể xác minh được độ tin cậy cho các nhà cung cấp cũng như thương hiệu của họ. Điều này có thể dẫn đến sự tin tưởng cao hơn với một hệ thống tiêu chuẩn được Quốc tế công nhận.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN GRS LÀ GÌ?

Bộ tiêu chuẩn GRS có đưa ra những yêu cầu cần tổ chức, doanh nghiệp cần phải đáp ứng hơn nữa. Nội dung chính của bộ tiêu chuẩn GRS này được đưa ra những nội dung cụ thể như sau:

1. Thông tin chung

  • Các định nghĩa
  • Hệ thống tài liệu
  • Nguyên tắc chứng nhận GRS
  • Yêu cầu về vật liệu tái chế
  • Yêu cầu về chuỗi cung ứng

2. Yêu cầu xã hội

  • Chính sách xã hội
  • Yêu cầu xã hội

bộ tiêu chuẩn grs

3. Yêu cầu về môi trường

  • Hệ thống quản lý môi trường
  • Những yêu cầu về môi trường

4. Yêu cầu về hóa chất

  • Quản lý hóa chất GRS
  • Các chất hóa học bị hạn chế trong GRS
Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu đặt ra các yêu cầu xã hội về:
  • lao động trẻ em
  • Chính sách xã hội
  • giờ làm việc
  • tự do hiệp hội
  • lưu trữ hồ sơ
  • cưỡng bức lao động
  • lao động trẻ em
  • phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng
  • sưc khỏe va sự an toan
  • Tiền lương và phúc lợi
  • điều khoản việc làm

Với sự tăng trưởng khá lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm tái chế khiến cho chứng chỉ GRS đã được chứng minh tính khả thi trong thực tế của nó.

Chứng nhận GRS được quốc tế công nhận rộng rãi, tin cậy và tôn trọng bởi người tiêu dùng. Chúng xác minh hàm lượng tái chế của sản phẩm trong mỗi bước của chuỗi giá trị thông qua chứng nhận của bên thứ ba.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng ISO 27001. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tải xuống ISO 45001 pdf miễn phí

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến hệ thống...

Bộ tài liệu ISO 45001 mới nhất doanh nghiệp nên có

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và...

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá