Tiêu chuẩn CARB2 áp dụng cho sản phẩm gỗ (Tiêu chuẩn CARB P2)

Gỗ là loại vật liệu thông dụng được sử dụng nhiều trong mỗi gia đình người Việt hiện nay. Việc sử dụng các sản phẩm gỗ hiện nay ngoài tính chất bên ngoài người ta còn đánh giá mức độ khí thải Formaldehyde mà một sản phẩm gỗ có thể thải ra môi trường. Bài viết này cùng Intercert Việt Nam đi tìm hiểu về tiêu chuẩn Carb p2 – Tiêu chuẩn kiểm soát phát thải Formaldehyde trong các sản phẩm gỗ công nghiệp.

TÌM HIỂU VỀ FORMALDEHYD TRONG CÁC SẢN PHẨM GỖ

Theo nghiên cứu thì Formaldehyde là một chất hữu cơ dạng khí ở điều kiện bình thường. Chúng có công thức hóa học là H2CO. Đây là một loại chất hóa học không màu và có mùi hăng khá khó chịu. Theo các nhà khoa học thì khi quá nồng độ cho phép thì sẽ trở thành chất độc hại.

Việc sử dụng các sản phẩm gỗ ván công nghiệp thì theo nghiên cứu khi sử dụng các sản phẩm này bên trong ván công nghiệp thường có sử dụng hàm lượng Formaldehyde để tạo ra chất kết dính hay nằm trong keo Urea Formaldehyde (UF). Đây cũng là loại keo được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất ván công nghiệp nhờ những ưu điểm:

  • Giá thành rẻ
  • Giảm thời gian ép ván
  • Sẵn có trên thị trường
  • Độ kết dính cao
  • Tăng cường độ cứng cho tấm ván
  • Chống được côn trùng và mối mọt

bộ tiêu chuẩn carb p2

Với nhiều ưu điểm to lớn như vậy thì hàm lượng Formaldehyde còn có tồn dư trong các loại keo Urea Formaldehyde là một mối nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người. Với những hàm lượng khác nhau tồn dư trong đó người ta thường chia keo UF thành các loại là: SE0, E0, E1, E2. Trong đó thì SE0 và E0 là ngưỡng phát thải thấp nhất, gần như bằng 0 và an toàn cho sức khỏe.

E1 có hàm lượng trong ván khoảng 3.0 – 9.0 mg/100 g, vẫn rất an toàn. Trong khi đó thì keo E2 có mức từ 9.0 – 30 mg/100 g, đây là ngưỡng cảnh báo có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng.

TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CARB

Tổ chức CARB – California Air Resources Board hay ủy ban Tài nguyên Không khí California. Đây chính là cơ quan thực hiện nhiệm vụ đo lường cũng như hạn chế lượng chất độc hại thải vào không khí. Tổ chức Carb hiện đang quản lý chất Formaldehyde với mục tiêu giảm thiểu khí thải và chất độc hại không bão hòa không khí.

Chính vì vậy với mục tiêu giảm thiểu này thì Ủy ban CARB đã ban hành một số tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn CARB P2 mà Intercert Việt Nam sẽ giới thiệu dưới đây.

TIÊU CHUẨN CARB P2 LÀ GÌ?

Vào năm 2007 thì Tổ chức Carb này đã phê duyệt cũng như có đưa ra những hướng dẫn về việc giảm thiểu khí thải Formaldehyde từ các sản phẩm gỗ công nghiệp như ván FMC, MDF HDF, ván ép,. Những quy định có trong ATCM đã đặt ra được một vai trò cũng như ý nghĩa khá quan trọng khác nhu đối với các nhà sản xuát công nghiệp cũng như các bên liên quan khác như nhà nhập khảu, nhà cung cấp, nhà bán lẻ.

bộ tiêu chuẩn carb p2

Cụ thể thì theo quy chuẩn ATCM này có đưa ra 2 giai đoạn khác nhau:

  • CARB Phase 1 (CARB P1, CARB1): Có hiệu lực vào năm 2009, lượng khí thải Formaldehyde được giới hạn ở mức 0,08 phần triệu (ppm)
  • CARB Phase 2 (CARB P2, CARB2): Có hiệu lực vào năm 2010, lượng khí thải Formaldehyde được giới hạn ở mức 0,05 phần triệu (ppm)

Bộ tiêu chuẩn Carb P2 thì hiện nay được công nhận cao hơn và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Theo bộ tiêu chuẩn Carb P2 này thì các sản phẩm gỗ công nghiệp cần phải được đáp ứng một cách tiêu chuẩn khí thải cũng như các yêu cầu kiểm soát tốt với các thông số về quản lý chất lượng.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CARB P2

Bộ tiêu chuẩn Carb P2 được áp dụng cho hầu hết tất cả các dòng sản phẩm gỗ tổng hợp hay gỗ Composite. Các sản phẩm gỗ tổng hợp cũng được tạo ra bằng các cách liên kết với các sợi, hạt và ván lang hoặc các loại ván gỗ bằng loại keo dính hay chất kết dính.

Hiện nay có 3 loại sản phẩm gỗ tổng hợp được quy định theo quy tắc cuối cùng là: ván ép gỗ cứng, ván sợi mật độ trung bình (MDF, bao gồm MDF mỏng) và ván dăm. Hầu hết những loại sản phẩm gỗ bằng chất liệu composite này được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất, tủ bếp, ván sàn, khung tranh và đồ chơi trẻ em bằng gỗ cùng các sản phẩm khác.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP CẦN ĐẠT CARB-P2

Hiện nay có khá nhiều công ty có tiến hành sản xuất các loại ván ép Công nghiệp trên thế giới trong đó có cả các nhà sản xuất ván ép ở Việt Nam cũng đều được chứng nhận Carb-P2. Hiện nay đây cũng là một trong những điều kiện mà những thị trường lớn đang áp dụng bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp ra thị trường phải áp dụng.

Việc kiểm soát các mặt hàng gỗ ván ép này trên thị trường đạt đúng chuẩn Carb-P2 là điều quan trọng khi nhiều đơn vị sản xuất sản phẩm không đạt chất lượng. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Chính vì thế hiện nay nhiều người đang cân nhắc kỹ hơn khi lựa chọn nhà sản xuất đồ nội thất. Việc này không những đảm bảo an toàn cũng như ảnh hưởng lớn đến danh tiếng cũng như uy tín của doanh nghiệp về lau về dài. Đó là lý do vì sao những chứng nhận như CARB-P2 ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng.

bộ tiêu chuẩn carb p2

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TUÂN THỦ CARB P2 (WHAT IS CARB P2 COMPLIANT?)

Để giúp sản phẩm của bạn đạt được sự tuân thủ của tiêu chuẩn Carb-p2 thì đòi hỏi các nhà sản xuất cần phải được chứng nhận bởi cơ quan được Ủy ban CARB phê duyệt. Đây là điều có liên quan đến việc kiểm tra khí thải độc lập của các bo mạch cũng như việc đánh giá nhà máy trong các quy trình sản xuất của các nhà máy lớn ở California, MỸ..vv.

Ngày nay bộ tiêu chuẩn Carb-P2 cũng được áp dụng khá rộng rãi cho các quốc gia có sản xuất nhiều mặt hàng gỗ ván ép. Đặc biệt với thị trường Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm gỗ ván ép công nghiệp cũng cần có được chứng chỉ này để mở rộng thị trường tiền năng

bộ tiêu chuẩn carb p2

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN CARB P2

Để đạt được giấy chứng nhận Carb-P2 cần các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành

  • Bước 1: doanh nghiệp của bạn cần lựa chọn được tổ chức chứng nhận được công nhận bởi CARB. Bước 2: Hoàn thành form đăng ký và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng chứng nhận CARB2
  • Bước 4: Lấy mẫu và thử nghiệm sản phẩm cần chứng nhận
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, quy trình sản xuất sản phẩm
  • Bước 6: Cấp chứng chỉ CARB2 có hiệu lực trong vòng 1 năm
  • Bước 7: Việc tiến hành tái đánh giá chứng nhận Carb P2 sau đó 1 năm.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CARB P2

Với việc các tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng và đạt được giấy chứng nhận Carb P2 có thể giúp mang lại được những lợi ích khá cụ thể như sau:

  • Nâng cao hơn nữa giá trị của sản phẩm, cũng như năng lực cạnh tranh về sản phẩm cũng như chất lượng của dòng sản phẩm trên thị trường của bạn.
  • Giáy chứng nhận Carb P2 được coi như là một tấm vé thông hành của các đơn vị chuyên sản xuất các loại gỗ công nghiệp muốn xuất khẩu sang Mỹ và các thị tường khác nhau trên thế giới.
  • Nhờ giấy chứng nhận Carb-P2 có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đối thủ.
  • Với các loại doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận Carb p2 giúp thể hiện hệ thống sản xuất cũng như cung ứng đạt được bộ tiêu chuẩn cao. Nhờ đó các sản phẩm gỗ công nghiệp có chất lượng an toàn hơn đồng thời bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn Carb p2 kiểm soát lượng forrmaldehyde cho sản phẩm gỗ. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng bộ tiêu chuẩn thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Bao Bì Vật Liệu Mới Mộc Dương

Là Doanh Nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Sản xuất sản phẩm từ...

So sánh tiêu chuẩn ISO 14001 và LEED – Những thông tin cần biết

Trong thời đại công nghệ số 4.0, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm...

Hệ thống cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho hệ thống quản lý...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá