Trong nhiều năm trở lại đây việc áp dụng Trách Nhiệm Xã Hội của các Doanh Nghiệp ngành Điện tử đã trở thành một chủ đề khá nóng với nhiều thách thức. Việc tuân thủ này giúp cải thiện hình ảnh của Doanh Nghiệp với khách hàng của mình và phát triển bền vững. Bộ tiêu chuẩn RBA tiền thân là tiêu chuẩn EICC – Trách nhiệm Xã hội cho ngành Linh kiện điện tử đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty, tập đoàn lớn. Bài viết này Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn RBA là gì ? Ý nghĩa của việc áp dụng BRA trong các doanh nghiệp điện tử
RBA LÀ GÌ?
RBA là cụm từ được viết tắt bởi Liên minh Doanh Nghiệp có Trách Nhiệm – Responsible Business Alliance. Đây là Hiệp hội liên minh ngành Điện tử lớn nhất Thế giới có hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN RBA
Như đã nói ở trên thì bộ tiêu chuẩn RBA ban đầu được biết đến với tên gọi là EICC – Electronic Industry Citizenship Coalition – Liên minh Công dân Công nghiệp Điện tử
EICC được thành lập vào năm 2004 với tư cách là liên minh giữa các công ty hàng đầu trong ngành Điện tử. Tổ chức này hoạt động nhằm thúc đẩy các Tiêu chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội và môi trường trên Toàn cầu.
Dần dần theo thời gian thì với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện tử và sự phức tạp ngày càng tăng của chuỗi cung ứng thì cần có một bộ tiêu chuẩn chung có phạm vi rộng hơn. Do đó EICC đã chuyển thành RBA nhằm thể hiện rõ hơn phạm vi và sứ mệnh hoạt động Trách Nhiệm Xã Hội không chỉ giới hạn trong ngành Điện tử mà còn mở rộng sang cả các ngành có liên quan như đồ chơi, ô tô vv
Cho đến nay thì bộ tiêu chuẩn RBA đã trở thành một tổ chức hàng đầu thế giới về Trách Nhiệm Xã Hội và môi trường, với sự tham gia của nhiều thành viên lớn trong ngành công nghiệp điện tử và các ngành liên quan. Mục tiêu chính của RBA không chỉ là đặt ra các tiêu chuẩn cho ngành, mà còn là thúc đẩy sự thay đổi tích cực và bền vững trên Toàn cầu.
TẦM NHÌN VÀ XỨ MỆNH CỦA TỔ CHỨC RBA
Với việc phát triển một cách nhanh chóng của ngành Công nghiệp Điện tử cũng như các ngành có liên quan cả về quy mô lẫn độ phức tạp. Việc giữ vững giá trị trong toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên vô cùng quan trọng. RBA đưa ra một tầm nhì và sứ mệnh khá rõ ràng nhằm định hình cũng như hướng dẫn hành động cho toàn bộ ngành Điện tử.
1. Tầm nhìn của Liên minh RBA
Tầm nhìn của RBA thúc đẩy giá trị bền vững cho người lao động cũng như bảo vệ môi trường và hoạt động kinh doanh có đạo đức trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín và lòng tin từ phía khách hàng, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Điện tử và xã hội nói chung.
2. Sứ mệnh của Liên minh RBA
Tổ chức RBA mang đến sứ mệnh hợp tác với các thành viên, nhà cung cấp cũng như các bên có liên quan để cùng nhau cải thiện nơi làm việc, môi trường một cách hiệu quả kinh doanh thông qua việc thiết kế cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn và thông lệ hàng đầu.
TIÊU CHUẨN RBA LÀ GÌ?
Bộ tiêu chuẩn RBA do Liên minh Doanh Nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành. RBA có đưa ra các Quy tắc Ứng xử RBA đặt ra các yêu cầu về xã hội, môi trường và đạo đức.
Trong bộ tiêu chuẩn RBA này có tham khảo các chuẩn mực và tiêu chuẩn Quốc tế bao gồm có:
- Tuyên bố chung về Nhân quyền
- Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO
- Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia
- Tiêu chuẩn ISO
- …
ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN RBA
Với việc thay đổi và mở rộng phạm vi không chỉ áp dụng trong ngành điện tử. Tiêu chuẩn RBA có thể được áp dụng và sử dụng trong nhiều ngành Công Nghiệp ngoài điện tử như ngành sản xuất ô tô, đồ chơi vv. Và những ngành nghề có liên quan đến điện tử. Bộ tiêu chuẩn RBA này không phân biệt quy mô cũng như tổ chức hay vị trí địa lý của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi trên đều có thể được áp dụng bộ tiêu chuẩn này.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN RBA
Từ khi ra đời cho đến nay bộ tiêu chuẩn RBA-EICC đã trải qua những phiên bản như sau:
- Quy tắc ứng xử EICC 1.0 (Tháng 10/2004)
- Quy tắc ứng xử EICC 1.1 (Tháng 5/2005)
- Quy tắc ứng xử EICC 2.0 (Tháng 10/2005)
- Quy tắc ứng xử EICC 3.0 (Tháng 6/2009)
- Quy tắc ứng xử EICC 4.0 (Tháng 4/2012)
- Quy tắc ứng xử EICC 5.0 (Tháng 11/2014)
- Quy tắc ứng xử EICC 5.1 (Tháng 1/2016)
- Quy tắc ứng xử RBA 6.0 (Tháng 1/2018)
- Quy tắc ứng xử RBA 7.0 (Ngày 1/1/2021)
→ Theo đó thì bộ tiêu chuẩn RBA version 7.0 là phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội trong ngành Điện tử.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN RBA 7.0
Theo phiên bản mới nhất của bộ Quy tắc ứng xử RBA 7.0 thì nội dung của bộ tiêu chuẩn này có bao gồm:
1. Lao động
- Việc làm được tự do lựa chọn
- Lao động trẻ
- Tiền lương và phúc lợi
- Đối xử nhân đạo
- Không phân biệt đối xử/Không quấy rối
- Tự do hiệp hội
2. Sức khỏe và an toàn
- An toàn lao động
- Chuẩn bị khẩn cấp
- Chấn thương và bệnh nghề nghiệp
- Vệ sinh công nghiệp
- Công việc đòi hỏi thể chất
- Bảo vệ máy móc
- Vệ sinh, thực phẩm và nhà ở
- Truyền thông về sức khỏe và an toàn
3. Môi trường
- Giấy phép và Báo cáo Môi trường
- Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu tài nguyên
- Các chất độc hại
- Chất thải rắn
- Khí thải
- Hạn chế về vật liệu
- Quản lý nước
- Tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính
4. Đạo đức
- Tính chính trực trong kinh doanh
- Không có lợi thế không phù hợp
- Tiết lộ thông tin
- Sở hữu trí tuệ
- Kinh doanh công bằng, quảng cáo và cạnh tranh
- Bảo vệ danh tính và không trả thù
- Tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm
- Quyền riêng tư
5. Hệ thống quản lý
- Cam kết của Công ty
- Trách nhiệm và trách nhiệm quản lý
- Quy trình hành động khắc phục
- Tài liệu và hồ sơ
- Yêu cầu pháp lý và khách hàng
- Đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro
- Kiểm toán và đánh giá
- Trách nhiệm của nhà cung cấp
- Mục tiêu cải tiến
- Đào tạo
- Truyền thông
- Phản hồi, sự tham gia và khiếu nại của người lao động
LỢI ÍCH KHI TUÂN THỦ QUY TẮC ỨNG XỬ RBA
Việc tổ chức, doanh nghiệp có áp dụng tiêu chuẩn RBA vào hệ thống kinh doanh của mình có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực như sau:
1. Tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
Các tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử RBA có thể được nhìn nhận là tổ chức có trách nhiệm. Từ đó gia tăng được uy tín cũng như hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và đối tác.
2. Mở rộng cơ hội kinh doanh
Việc doanh nghiệp có áp dụng RBA có thể mỏ rộng cơ hội kinh doanh của mình bằng việc được sự chấp thuận của các đối tác và khách hàng lớn.
3. Cải thiện môi trường làm việc
Việc áp dụng tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn RBA có thể giúp tổ chức tạo ra được một môi trường làm việc an toàn, công bằng và lành mạnh hơn cho nhân viên. Từ đó giúp gia tăng được hiệu suất làm việc của người lao động.
4. Tuân thủ quy định pháp luật
Bộ tiêu chuẩn RBA được xây dựng dựa trên các quy định về lao động, môi trường và xã hội được công nhận toàn cầu. Từ đó giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn đáp ứng tốt nhất về mặt pháp lý cũng như các rủi ro có liên quan đến người lao động và môi trường.
5. Tăng cường quan hệ đối tác
Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng cũng như tuân thủ bộ tiêu chuẩn RBA có thể giúp thu hút được sự quan tâm của các đối tác có cùng mục tiêu và theo đuổi được các giá trị bền vững. Đây có thể tạo ra được một mạng lưới hợp tác vững chắc nhằm phát triển doanh nghiệp bền vững hơn.
6. Tiết kiệm chi phí
Bộ tiêu chuẩn RBA có liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả nhất. Từ đó có thể giúp tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan
7. Góp phần bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp tuân thủ RBA thường có những chính sách và hành động thân thiện với môi trường, góp phần vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và bảo vệ hành tinh.
CÁC BƯỚC ÁP DỤNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ RBA
Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn các bước áp dụng bộ Quy tắc ứng xử RBA:
Bước 1: Tìm hiểu Tiêu chuẩn RBA
Bước đầu tiên tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần thiết phải hiểu một cách rõ ràng về bộ tiêu chuẩn RBA. Đồng thời tổ chức các buổi đào tạo RBA cho cán bộ nhân viên của mình từ các chuyên gia giỏi.
Bước 2: Xác định các đối tượng liên quan
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành xác định các bên có liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp mà phạm vi RBA ảnh hưởng đến. Trong này sẽ có bao gồm các cấp cao đến các cấp quản lý và nhân viên cấp cơ sở.
Bước 3: Triển khai đánh giá ban đầu
Qúa trình đánh giá nội bộ về việc áp dụng Hệ thống RBA một cách hiệu quả là rất quan trọng. Đây là việc giúp tổ chức, doanh nghiệp có thể cải thiện cũng như tuân thủ tốt các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn RBA.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động
Có thể thấy việc dựa vào kết quả của việc đánh giá này tổ chức, doanh nghiệp có thể xây dựng được một kế hoạch hành động khá chi tiết và có thể xác định được các bước cụ thể và nguồn lực cần thiết để thực hiện áp dụng RBA.
Bước 5: Triển khai và giám sát
Doanh nghiệp thực hiện các bước trong kế hoạch hành động, đồng thời thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang thực hiện đúng hướng và đạt được kết quả mong muốn.
Bước 6: Đánh giá và cải tiến liên tục
Khi toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần thiết phải đánh giá định kỳ được để xác định mức áp dụng RBA trong tổ chức đó để có thể tìm kiếm được cơ hội cải tiến thêm.
Bước 7: Đánh giá xác minh
Một khi tổ chức, doanh nghiệp của bạn đã có thể cảm thấy tự tin về hệ thống RBA của mình thì có thể đăng kí chứng nhận RBA với tổ chức chứng nhận có thẩm quền (CBs) để xác minh được việc tuân thủ. Qúa trình này các đánh giá viên cũng sẽ xem xét các hồ sơ cũng như quy trình rà soát việc thực hiện đáp ứng được tốt các điều kiện của bộ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ RBA (Bạch kim, Vàng hoặc Bạc) nếu chứng minh được sự phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 8: Cải tiến liên tục
Dựa trên kết quả đánh giá và phản hồi từ các bên liên quan, doanh nghiệp có thể xem xét lại quy trình áp dụng để đảm bảo rằng các hoạt động của mình vẫn phù hợp và hiệu quả trong môi trường kinh doanh đang thay đổi.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng ISO 27001. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.