Thúc đẩy năng lượng ‘sạch’: Phát thải CO2 chỉ còn 27-31 triệu tấn vào năm 2050 

Theo thông tin, lộ trình cắt giảm CO2 trong Quy hoạch điện VII hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030. Đến năm 2025, lượng phát thải CO2 sẽ chỉ còn 27-31 triệu tấn. Đây là thông tin được nêu tại tờ trình đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. 

Lộ trình cắt giảm CO2 

Theo tờ trình, Quyết định số 500/QĐ-TTg đã đưa ra các mục tiêu về giảm phát thải khí CO2. Theo đó, mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 – 254 triệu tấn vào năm 2030 và còn 27 – 31 triệu tấn vào năm 2050. Mục tiêu là đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được đối tác quốc tế thực hiện thực chất, đầy đủ. 

Trong các kịch bản phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VIII, để đạt được mục tiêu cam kết là Net zero, lộ trình chuyển dịch năng lượng của nhà máy nhiệt điện than được lựa chọn sẽ là kết hợp đóng cửa các nhà máy hiệu suất thấp đã vận hành lâu năm, chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối hoặc amoniac cho nhà máy mới xây dựng sau 20 năm. 

Các nguồn nhiệt điện than cũng sẽ dừng hoạt động sau 40 năm vận hành nếu như không chuyển đổi nhiên liệu. Đối với nguồn tuabin khí hỗn hợp sử dụng LNG sẽ chuyển sang dùng hydrogen để giảm dần phát thải khí CO2. 

Với lộ trình chuyển đổi năng lượng của nhà máy nhiệt điện than, nhiệt khí LNG trên tại Quy hoạch điện VIII, phát thải CO2 của hệ thống toàn quốc sẽ đạt khoảng 204-254 triệu tấn vào năm 2030, đạt đỉnh vào năm 2035 với khoảng 226-254 triệu tấn và giảm xuống 26-31 triệu tấn vào năm 2050. Lượng phát thải CO2 trong sản xuất điện ứng với cơ cấu nguồn tại Quyết định số 500/QĐ-TTg đã đạt mục tiêu chiến lược biến đổi khí hậu, đạt cam kết Net zero tại COP26. 

Bộ Công Thương cho biết kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện tuyên bố JETP đã cụ thể hóa dự án, nhiệm vụ ưu tiên bằng các nguồn hỗ trợ về tài chính của đối tác quốc tế. Với các mục tiêu và kế hoạch nêu trên, việc cố gắng để giảm phát thải CO2 ngành điện theo tuyên bố JETP sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, thực chất và hiệu quả ở nhiều công đoạn, lĩnh vực, ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. 

Mục tiêu nguồn cung điện theo Bộ Công Thương
Mục tiêu nguồn cung điện theo Bộ Công Thương

Đảm bảo năng lượng quốc gia, hướng tới xuất khẩu 

Trong các mục tiêu Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương nêu rõ về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, mức tăng trưởng GDP bình quân là 7% từ 2021 – 2030, khoảng 6,5 – 7,5% trong giai đoạn 2031 – 2050. Bộ cũng nêu rõ cần phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. 

Về chuyển đổi năng lượng công bằng, mục tiêu là phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 31-39,2% vào năm 2030. Chúng ta cần hướng tới tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện cam kết theo Tuyên bố chính trị JETP với Việt Nam được thực hiện đầy đủ. Đến những năm 2050 thì tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt khoảng 67,5 – 71,5%. Tờ trình cũng nêu rõ về mục tiêu kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện, xây dựng điện lưới thông minh. 

Bộ Công Thương dự kiến đến năm 2030 sẽ hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng gồm: Sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện, xây dựng lắp đặt dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại một số khu vực như: Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ…. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện sẽ đạt 5000-10000MW. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Phân biệt Global Gap và HACCP – Hai tiêu chuẩn quan trọng trong An toàn Thực phẩm

Trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an...

GMP & HACCP – So sánh HACCP và GMP

GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm...

 ISO 9001 & HACCP – Khái quát và So sánh

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng...

Tìm hiểu về ISO 22000 phiên ban 2018 – Tầm quan trọng đối với Doanh Nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong chuỗi...

Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho Doanh Nhiệp khi áp dụng là gì ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận...

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá