Google thúc đẩy xu hướng sử dụng nguồn năng lượng sạch tại châu Âu 

Google – Gã khổng lồ công nghệ vừa ký kết một số thỏa thuận về việc dùng năng lượng sạch ở châu Âu. Qua đó tham vọng sử dụng 100% năng lượng phi carbon cho văn phòng cũng như cơ sở sản xuất vào năm 2030. 

Google đã ký kết các thỏa thuận và mua 700MW điện tái tạo từ các nhà cung cấp như: Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Italia… Theo dự báo, nhờ các thỏa thuận được ký kết nên trong vài năm tới, Google sẽ dùng năng lượng phi carbon để đáp ứng từ 85-90% nhu cầu tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu, các văn phòng ở các quốc gia kể trên. 

Tại Hà Lan, Google tham gia vào dự án gió lớn ngoài khơi. Theo đó, nhờ thỏa thuận mua bán điện đã ký với Crosswind & Ecowende nên Google sẽ nhận được khoảng 478MW điện gió từ trang trại mới ngoài khơi là HKN V và HKW VI. Cùng thỏa thuận mua năng lượng tái tạo đã ký trước đó ở Hà Lan, thỏa thuận mới dự báo sẽ đáp ứng hơn 80% nhu cầu năng lượng của các trung tâm dữ liệu, văn phòng Google tại Hà Lan trong năm 2024. 

Tại Ba Lan, Google ký thêm hai thỏa thuận mua 106MW năng lượng mặt trời với GoldenPeaks Capital. Bên cạnh đó, Google ký thỏa thuận với Polsat Plus để mua 50MW năng lượng từ trang trại gió Przybow. Các thỏa thuận mới giúp Google đạt mục tiêu dùng năng lượng phi carbon cho hơn 90% nhu cầu tại Ba Lan năm 2025. 

Google thúc đẩy xu hướng sử dụng nguồn năng lượng sạch tại châu Âu
Google thúc đẩy xu hướng sử dụng nguồn năng lượng sạch tại châu Âu

Tại Bỉ, Google ký kết 2 thỏa thuận về việc mua, sử dụng năng lượng sạch. Theo đó công ty sẽ mua năng lượng từ một trang trại gió mới trên bờ, tổng công suất là 84MW do Aspiravi và Luminus phát triển. Vậy nên đến 2024 khoảng 85% nhu cầu của văn phòng, trung tâm dữ liệu Google tại đây sẽ được đáp ứng bằng năng lượng phi carbon. 

Theo đại diện từ Google, các thỏa thuận này là một phần trong cam kết của công ty để đẩy nhanh quá trình khử carbon trong hệ thống sản xuất năng lượng thế giới. Mục tiêu của Google là sử dụng năng lượng phi carbon để đáp ứng 100% nhu cầu cho trung tâm dữ liệu và văn phòng trong năm 2030.  

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Khám phá quy trình xin cấp chứng chỉ GRS 

Trong bối cảnh toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững...

Tài liệu huấn luyện GRS: Cẩm nang đào tạo toàn diện doanh nghiệp 

Để tiêu chuẩn GRS (Global Recycled Standard) thực sự đi vào thực tiễn và mang...

Hướng dẫn quy trình thực hiện GRS 6 bước 

Việc đạt được chứng nhận Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (Global Recycled Standard –...

GRS Implementation Manual: Tìm hiểu về Sổ tay hướng dẫn GRS

Để triển khai Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) một cách hiệu quả và...

Recycled Claim Standard Audit Checklist – Quy trình tài liệu RCS 

Trong quá trình chuẩn bị cho chứng nhận RCS, việc có một Recycled Claim Standard...

Chứng chỉ RCS có mấy loại & Quy trình xin cấp như thế nào? 

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính bền vững, chứng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá