Một số yêu cầu trong áp dụng tiêu chuẩn GMP dành cho thực phẩm chức năng

Khi doanh nghiệp bắt tay vào tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn GMP HS cần thiết phải đảm bảo những yêu cầu một cách cụ thể như về vấn đề nhà xưởng, vệ sinh môi trường, sản xuất cũng như chế biến. 

Trước nhu cầu lớn của xã hội, ngành thực phẩm chức năng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo đó, tiêu chuẩn GMP-HS (Good Manufacturing Practice for Health Supplement) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng của nhà sản xuất thực phẩm chức năng tại Việt Nam.

Những yêu cầu thường được đưa ra như sau: 

  • 1: nhân sự: Tiêu chuẩn GMP HS đưa ra chuẩn mực khắt khe về các vị trí làm việc của đội ngũ công nhân viên các cơ sở. Yêu cầu đặt ra với những vị trí này không chỉ đảm bảo được về trình độ, năng lực, sức khỏe… mà còn phải được đào tạo, huấn luyện bài bản. Nhất là đối với các công nhân tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp.
  • 2: nhà xưởng GMP: Nhà xưởng cần được thiết kế và xây dựng theo đúng dây chuyền công nghệ sản xuất. Phải được phân thành các khu chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu bảo quản… Những quy định này nhằm không gây lẫn lộn giữa sản phẩm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu; giữa bao bì, phế liệu, hóa chất với sản phẩm.
  • 3: Vệ sinh môi trường: Nhà xưởng cần đảm bảo các quy định về xử lý nước thải, rác thải, sản phẩm phụ, quy cách bảo vệ hóa chất nguy hiểm… cũng như đảm bảo được về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng.

4: Sản xuất và chế biến: Các đơn vị sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần kiểm soát sát sao nhiều yêu cầu khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn GMP. Cụ thể như về: chất lượng nguyên liệu, quá trình chế biến; vệ sinh trong quá trình sản xuất; thực hiện phòng ngừa sản phẩm có thể nhiễm bẩn; thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ lây nhiễm… Đảm bảo các sản phẩm khi đưa ra thị trường phải là sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng.

5: Bảo quản và phân phối: Cần chú ý đến các tác nhân hóa lý (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ánh sáng…), các tác nhân vi sinh, hóa sinh có thể làm thay đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng cần được kiểm soát chặt chẽ.

Các chuyên gia đánh giá, việc áp dụng tiêu chuẩn GMP HS giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong toàn bộ quá trình chế biến sản xuất, chất lượng sản phẩm. Mang tới những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Áp dụng tiêu chuẩn GMP HS còn giúp sàng lọc, loại bỏ cơ sở sản xuất thực phẩm không đủ điều kiện. Đồng thời giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng, hướng tới sản phẩm thực sự tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo: VietQ.vn

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Ý nghĩa của ISO 22000 đối với Doanh nghiệp – Người tiêu dùng – Xã Hội

ISO 22000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi về hệ thống quản lý...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá