MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là một tài liệu mang tính chất tham khảo, giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp của mình. Vậy mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là gì? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Sự cố khẩn cấp là gì? 

Sự cố khẩn cấp là bất kỳ sự kiện nào xảy ra bất ngờ, có thể dự đoán trước hoặc không, có khả năng gây ra các tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường. Đây có thể là các tình huống đột ngột, không mong muốn, đe dọa đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các loại sự cố khẩn cấp:

  • Rò rỉ hóa chất: Chất lỏng độc hại hoặc dễ cháy rò rỉ ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
  • Tràn dầu: Dầu từ các thiết bị sản xuất tràn ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến động thực vật.
  • Cháy nổ: Hỏa hoạn xảy ra trong quá trình sản xuất, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người và môi trường.
  • Sự cố xử lý chất thải: Chất thải nguy hại không được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm môi trường.
  • Tai nạn giao thông vận tải hàng hóa nguy hiểm: Xe chở hóa chất độc hại gặp tai nạn, gây rò rỉ hóa chất ra môi trường.
  • Lũ lụt: Mưa lớn gây ngập lụt, gây xói mòn đất, phá hoại mùa màng,..
  • Bão: Gió bão mạnh làm đổ, hư hại các công trình,….
  • Hỏa hoạn rừng: Khói bụi, cháy lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng.
  • Núi lửa phun trào: Dung nham, tro bụi gây ô nhiễm không khí, phá hủy nhà cửa và đất đai.

Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là gì? 

Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là một bản kế hoạch mô tả các bước cần thực hiện để đối phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Kế hoạch này nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và môi trường khi sự cố xảy ra, đồng thời đảm bảo việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và an toàn.

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là gì?

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là một tài liệu tham khảo, cung cấp một cấu trúc chung cho các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cụ thể cho mình. Mẫu này không phải là một tài liệu bắt buộc mà có thể được điều chỉnh và bổ sung tùy thuộc vào quy mô, loại hình hoạt động và các yếu tố đặc thù của từng doanh nghiệp.

Ví dụ về mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp

  1. Mục đích của kế hoạch ứng phó sự cố 
  • Ngăn ngừa và ứng phó với bất kỳ trường hợp khẩn cấp bào có khả năng xảy ra.
  • Ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tổn hại vật chất khi có sự cố xảy ra.
  • Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức được liên tục, an toàn và hiệu quả.
  • Thường xuyên cập nhập, bổ sung hoặc thay đổi kế hoạch ứng phó sự cố cho phù hợp với tình hình thực tế.
  1. Phạm vi áp dụng

Kế hoạch này áp dụng cho tất cả các bộ phận, cá nhân, nhà thầu trong phạm vi quản lý của công ty.

III. Tài liệu tham khảo

  • QT.06.HSSE – Quy trình xử lý tai nạn lao động
  • QT.05.HSSE – Quy trình đánh giá rủi ro
  • Luật bảo vệ môi trường
  • Luật phòng cháy và chữa cháy
  1. Định nghĩa và từ viết tắt phân loại tình huống khẩn cấp
  2. Định nghĩa

Các định nghĩa về: 

  • Tình huống khẩn cấp là tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, chết người, mất mát, hư hỏng nặng tài sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
  • Rủi ro là những yếu tố tiềm tàng của một mối nguy có khả năng trở thành hiện thực và hậu quả của chúng.
  • Sự cố là một sự việc không an toàn xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Thương tật là sự tổn thương của con người tại nơi làm việc mà yêu cầu sơ cứu hay xử lý y tế
  1. Từ viết tắt 
  • CBNV: Cán bộ nhân viên
  • BVMT: Bảo vệ môi trường
  • PCCC: Phòng cháy chữa cháy
  1. Nội dung
  2. Phân loại các tình huống khẩn cấp

Căn cứ vào phạm vi, mức độ nguy hiểm của các trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn xảy ra trong các hoạt động, dựa vào cách thức và quy mô xử lý các sự cố, các tình huống khẩn cấp được chia thành 3 mức độ khác nhau: 

  1. Liệt kê các dạng sự cố có thể xảy ra
  • Bệnh tật, thương tích, tai nạn của nhân viên
  • Người bị mất tích
  • Sự cố tràn dầu
  • Sự cố tràn đổ hóa chất độc hại
  • Sự cố cháy nổ
  • Thiên tai, lũ lụt
  • Khủng bố phá hoại
  • Các tình huống khác có thể gây thiệt hại lớn về người, tài sản và môi trường
  1. Trình tự ưu tiên trong công tác ứng cứu
  1. An toàn cho tính mạng
  2. An toàn cho môi trường
  3. An toàn cho tài sản
  1. Kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp
  • Tổ chức ban chỉ huy ứng cứu sự cố khẩn cấp Công ty
  • Tổ chức Đội ứng cứu khẩn cấp tại Bộ phận trực thuộc Công ty
  • Tổ chức Đội ứng cứu khẩn cấp tại trụ sở văn phòng Công ty
  • Thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp
  • Trách nhiệm của các bộ phận trong tình trạng khẩn cấp

VII. Thủ tục ứng cứu sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào tại văn phòng làm việc, tại kho, tại xưởng gia công, các công trình,.. Việc phòng chống, phát hiện kịp thời và xử lý tình huống cháy nổ xảy ra là bổn phận của mọi cán bộ, công nhân viên chức của công ty.

Phương án PCCC tối thiểu tại các bộ phận phải bao gồm các yêu cầu sau: 

  • Các địa điểm khu vực có khả năng phát sinh cháy nổ.
  • Các loại hàng hóa vật tư thiết bị dễ cháy nổ trong khu vực quản lý 
  • Những nguyên nhân có thể phát sinh cháy nổ 
  • Những phương tiện báo cháy chữa cháy trong khu vực quản lý 
  • Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở 
  • Phương án phòng cháy chữa cháy phải được Công an PCCC tỉnh phê duyệt 

Khi phát hiện sự cố cháy nổ:

  • Bấm chuông báo động đánh kẻng thông báo cho phụ trách bộ phận vị trí đám cháy.
  • Chọn lối thoát hiểm có mặt tại điểm tập trung kiểm tra số người 
  • Thông báo cho ban giám đốc công ty hoặc người phụ trách bộ phận các thông tin liên quan đến sự cố để xin ý kiến chỉ đạo 
  • Đồng thời tiến hành sử dụng các phương tiện sẵn có để dập tắt đám cháy hoặc hạn chế lây lan di dời tài sản cứu chữa người bị nạn 
  • Gọi trợ giúp của lực lượng chuyên nghiệp 114 nếu cần thiết 

Phụ trách bộ phận có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu khách hàng các cơ quan chức năng một cách thích hợp đồng thời phải báo cáo chi tiết mọi sự cố cháy nổ bằng văn bản về công ty.

VIII. Công tác xử lý hậu quả sự cố

Công ty tiến hành thực hiện công tác xử lý hậu quả của sự cố gây ra như: thiệt hại về tài sản, người…

  1. Chế độ báo cáo, thông báo khẩn cấp

Công ty sử dụng hệ thống thông tin liên lạc bao gồm: loa, điện thoại, máy bộ đàm,..để có thể cung cấp thông tin kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

  1. Huấn luyện và thực tập ứng cứu sự cố khẩn cấp

Đội ứng cứu sự cố cần phải được huấn luyện các kỹ năng và xử lý tình huống giả định sự cố khẩn cấp một cách định kỳ và thành thạo để kịp thời ứng cứu khi sự cố xảy ra.

Tiến hành huấn luyện cách ứng phó sự cố khẩn cấp cho tất cả mọi người trong tổ chức. Bên cạnh đó, tất cả các tài liệu liên quan đến các khóa huấn luyện phải được lưu lại.

  1. Khen thưởng và kỷ luật

Tiến hành khen thưởng những bộ phận, các nhân có thành tích tốt trong công tác ứng cứu sự cố.

Quyết định các hình thức xử lý, kỷ luật thích đáng đối với những trường hợp sai phạm, gây hậu quả xấu.

XII. Phụ lục

  • Phụ lục 1: Danh mục số điện thoại các thành viên ban ứng cứu
  • Phụ lục 2: Danh mục số điện thoại và địa chỉ các tổ chức cần liên lạc bên ngoài trong các trường hợp khẩn cấp
  • Phụ lục 3: Báo cáo tình huống khẩn cấp
  • Phụ lục 4: Báo cáo công tác xử lý hậu quả sự cố

Tại sao cần sử dụng mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp

  • Đảm bảo tính thống nhất và toàn diện: Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố sẽ cung cấp một khuôn mẫu, đảm bảo rằng tất cả các kế hoạch ứng phó được xây dựng dựa trên cùng một cấu trúc. Nhờ đó, các bộ phận liên quan sẽ dễ dàng đối chiếu và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào.
  • Nâng cao hiệu quả của việc ứng phó sự cố: Việc xây dựng kế hoạch trên cơ sở một mẫu có sẵn sẽ giúp tiết kiệm thời gian so với việc bắt đầu từ đầu cũng như giúp các bộ phận liên quan hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó tăng cường sự phối hợp trong quá trình ứng phó.
  • Dễ dàng đánh giá và cải tiến: Việc sử dụng mẫu kế hoạch ứng phó sự cố giúp dễ dàng so sánh và đánh giá hiệu quả của các kế hoạch khác nhau nhằm nâng cao chất lượng của kế hoạch trong tương lai.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật: Nhiều quy định pháp luật yêu cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch ứng phó sự cố. Mẫu kế hoạch giúp đảm bảo rằng kế hoạch của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định này.
  • Truyền đạt thông tin: Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin về các quy trình ứng phó đến toàn bộ nhân viên. Nhờ đó, nhân viên sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn và phản ứng nhanh hơn trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trên đây là những thông tin về Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến lợi ích cũng như cách áp dụng Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn ISO 14001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Toà nhà  Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

CÁC CÔNG TY ÁP DỤNG ISO 14001 THÀNH CÔNG

ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường hàng đầu thế...

QUY TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN THEO ISO 14001 LÀ GÌ?

Quy trình trao đổi thông tin theo ISO là một trong những quy trình  quan...

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG – INTERCERT VIỆT NAM 

Đánh giá rủi ro môi trường là hoạt động rất cần thiết với mọi tổ...

Điều khoản 5 của ISO 22000 – Phân tích chi tiết

Điều khoản 5 “Sự lãnh đạo” của tiêu chuẩn ISO 22000 tập trung vào sự...

Chi tiết về lịch sử hình thành ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Nhân viên HACCP là gì? Kiến thức và kỹ năng cần có của một nhân viên chuyên trách HACCP

Để đảm bảo hệ thống HACCP được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá