ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 – Doanh Nghiệp cần biết

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 45001 gồm các yêu cầu đa phần giống với OHSAS 18001 tuy nhiên vẫn tồn tại điểm khác biệt. Vậy doanh nghiệp phải làm gì khi tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001? Thời hạn chuyển đổi ISO 45001 sang OHSAS 18001 là bao lâu? Trong bài viết dưới đây, Intercert Việt Nam sẽ làm rõ vấn đề của câu hỏi đó. 

THỜI HẠN ISO 45001 THAY THẾ OHSAS 18001 

OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI – British Standards Institution). OHSAS là viết tắt của Occupational Health and Safety Assessment Series, dịch sang tiếng Việt là Hệ thống đánh giá sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. OHSAS 18001 được ban hành lần đầu từ năm 1999 và phiên bản cuối cùng là OHSAS 18001:2007. 

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization). Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (OHS – Occupational Health and Safety), cung cấp một khung khổ giúp các tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp. ISO 45001 đã được công bố chính thức vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. 

ISO 45001 sẽ thay thế hoàn toàn OHSAS 18001. Thời gian chuyển đổi là sau 3 năm kể từ ngày công bố tiêu chuẩn ISO 45001. Thời hạn cuối cùng ban đầu được quy định là tháng 3/2021 nhưng do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID – 19, thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 dành cho các doanh nghiệp được chứng nhận OHSAS 18001 bởi các tổ chức chứng nhận thuộc diễn đàn công nhận quốc tế IAF sẽ được kéo dài thêm 6 tháng nữa, cụ thể là hết ngày 30/09/2021. 

LÝ DO TIÊU CHUẨN ISO 45001 THAY THẾ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 

Tiêu chuẩn ISO 45001 được xác nhận là sẽ thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 vì nó cung cấp một khung khổ toàn diện hơn, linh hoạt hơn và tập trung hơn vào việc quản lý rủi ro. Việc áp dụng ISO 45001 giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của các bên liên quan. 

Thống nhất cấu trúc và ngôn ngữ 

Cấu trúc bậc cao của ISO 45001 mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với OHSAS 18001. Bằng cách sử dụng cấu trúc cấp cao (HLS) chung với các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 45001 không chỉ dễ dàng tích hợp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến liên tục. Trong khi đó, OHSAS 18001 với cấu trúc tĩnh khó có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của các tổ chức. 

Tập trung vào rủi ro    

ISO 45001 mang đến một cách tiếp cận chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro. Bằng cách xác định, đánh giá và kiểm soát các yếu tố rủi ro tiềm ẩn, các tổ chức có thể chủ động phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp một cách hiệu quả. Không giống như OHSAS 18001 chỉ tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro. ISO 45001 còn khuyến khích các tổ chức tận dụng cơ hội để cải thiện liên tục, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Sự tham gia của người lao động 

ISO 45001 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia của người lao động vào hệ thống quản lý. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của người lao động về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn. Sự tham gia của người lao động giúp phát hiện sớm các nguy hiểm tiềm ẩn và đưa ra những giải pháp hiệu quả. 

Cải tiến liên tục 

ISO 45001 khuyến khích các tổ chức coi việc cải tiến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe là một quá trình liên tục. Bằng cách áp dụng vòng lặp PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động), các tổ chức có thể xác định điểm yếu, tìm kiếm cơ hội cải thiện và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lao động. Tuân thủ chu trình PDCA giúp tổ chức luôn sẵn sàng thích ứng với những thay đổi và thách thức mới. 

Tích hợp với các hệ thống quản lý khác 

Cấu trúc cấp cao (HLS – High Level Structure) của ISO 45001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO 14001… Nhờ sự thống nhất về mặt cấu trúc điều khoản, các tổ chức có thể xây dựng một hệ thống quản lý tích hợp, giảm thiểu sự trùng lặp trong các quy trình, tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, OHSAS 18001 lại không thể tích hợp với các tiêu chuẩn khác, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Đây có thể là một trong những lý do khiến OHSAS 18001 bị thay thế bởi ISO 45001. 

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001 SANG ISO 45001 

Khi chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện một số bước để làm tiền đề thiết lập hệ thống mới hiệu quả hơn. Dưới đây là một số công việc cần làm để chuyển đổi từ OHSAS sang ISO 45001 mà các bạn có thể tham khảo: 

  • Thực hiện phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những nhân tích đó, doanh nghiệp sẽ xác nhận được các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, từ đó lên kế hoạch để kiểm soát rủi ro thông qua hệ thống quản lý của bạn. 

  • Thiết lập phạm vi của hệ thống 
  • Thiết lập các quá trình đánh giá rủi ro và thiết lập các chỉ số hoạt động chính (KPIs) cho các quy trình. 
  • Doanh nghiệp có thể tái sử dụng hầu hết những gì đã có từ OHSAS 18001 sang hệ thống quản lý mới. Vì vậy, dù phương pháp tiếp cận của 2 tiêu chuẩn này là khá khác nhau, nó vẫn hoàn toàn có thể chuyển đổi được sang nhau một cách dễ dàng. 

Trên đây là những thông tin về việc ISO 45001 thay thế OHSAS 18001. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về những thay đổi giữa ISO 45001 và OHSAS 18001, vui lòng liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn.   

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Ladeco Building, 266 Đội Cấn,Ba Đình, Hà Nội. 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực

Với một nhà xưởng được xây dựng khoa học và bố trí hợp lý có...

Kế hoạch Thẩm Tra Haccp – Hướng dẫn Tuân Thủ

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis and...

Điều kiện nhà xưởng theo Tiêu chuẩn HACCP – Intercert Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng HACCP, doanh nghiệp cần phải tuân thủ...

Biện pháp kiểm soát của Hệ thống HACCP – Intercert Việt Nam

Một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện...

Phân tích chi tiết 12 bước áp dụng HACCP

Hệ thống HACCP – một hệ thống được sử dụng rộng rãi, đã không còn...

Kế hoạch HACCP là gì? Tại sao cần xây dựng kế hoạch HACCP?

Kế hoạch HACCP là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá