Việc hối lộ trong một tổ chức, doanh nghiệp gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cũng như tổn hại cho nền kinh tế thế giới. Để chống tham nhũng, hối lộ, tổ chức ISO đã ban hành Tiêu chuẩn quốc tế ISO 37001:2016 nhằm cung cấp cho doanh nghiệp khuôn khổ thực hành tốt để ngăn chặn, báo cáo các vấn đề hối lộ.
Tiêu chuẩn ISO 37001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 37001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chống hối lộ được ISO ban hành. Tiêu chuẩn được thiết kế để giúp doanh nghiệp triển khai, duy trì hệ thống chống hối lộ chủ động, áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô, tính chất hoạt động.
ISO 37001:2016 đưa ra các quy định yêu cầu, cung cấp hướng dẫn cho việc thiết lập, triển khai, duy trì cũng như xem xét và cải tiến hệ thống quản lý chống hối lộ. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hối lộ và chưa đề cập đến việc gian lận hay các tội chống độc quyền/cạnh tranh, rửa tiền khác. Tuy nhiên tổ chức có thể chọn mở rộng phạm vi của hệ thống quản lý để bao gồm các hoạt động này.
ISO 37001 do đơn vị nào xuất bản?
ISO 37001 do Viện Tiêu chuẩn Anh BSI khởi xướng, sau đó vào năm 2012 ISO đã quyết định tự theo đuổi sáng kiến về bộ tiêu chuẩn này. Hầu hết các thành viên của ISO đều ủng hộ về việc phát triển một tiêu chuẩn mới về chống hối lộ nên ủy ban dự án ISO/PC 278 đã thành lập để tiếp tục vấn đề này.
Các chuyên gia đến từ 28 quốc gia đã làm việc để xây dựng bộ tiêu chuẩn này và có 19 quốc gia với tư cách quan sát viên cũng tham gia. 7 tổ chức liên lạc như OECD và Tổ chức minh bạch quốc tế đã thực hiện các đóng góp chuyên môn bên ngoài.
Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 37001
Tiêu chuẩn ISO 37001 mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích quan trọng như:
- Có giải pháp với những hành động hối lộ, kinh doanh có đạo đức hơn.
- Xác định và quản lý được các hối lộ bằng cách thiết lập hệ thống chống hối lộ dựa theo các rủi ro có thể xảy ra.
- Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của tổ chức trong việc quản lý các rủi ro liên quan đến hối lộ.
- Nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng của hối lộ đối với ban lãnh đạo, nhân viên trong tổ chức.
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu của công ty bằng việc tuân thủ các việc làm đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Thể hiện được cam kết của công ty với hoạt động chống hối lộ, nâng cao uy tín trong mắt khách hàng.
- Giúp phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân viên có thể phát triển và yên tâm làm việc.
- Doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao vị thế, cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 37001?
Tiêu chuẩn ISO 37001 áp dụng cho việc phòng ngừa và loại bỏ các hành vi hối lộ, được áp dụng cho toàn bộ tổ chức hoặc các bộ phận của một tổ chức. Các doanh nghiệp không phân biệt loại hình, quy mô, tính chất hoạt động… đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.
ISO 37001 cung cấp yêu cầu và các hướng dẫn cho mọi tổ chức để thiết lập, thực hiện, xem xét cũng như cải thiện hệ thống quản lý chống hối lộ. Tiêu chuẩn này rất linh hoạt nên áp dụng được ở tất cả các quốc gia. Các doanh nghiệp nhỏ, lớn, các quỹ, hiệp hội, công ty tư nhân, công ty đa quốc gia… đều có thể tham khảo và áp dụng.
Các yêu cầu chính của hệ thống ISO 37001:2016
Hệ thống quản lý phòng chống tham nhũng, hối lộ phải đảm bảo thực hiện các biện pháp và kiểm soát giúp ngăn ngừa, đối phó với hành vi hối lộ.
Các yêu cầu gồm có:
- Chính sách về chống hối lộ.
- Lãnh đạo cam kết trách nhiệm.
- Kiểm soát và đào tạo nhân sự.
- Đánh giá các rủi ro.
- Thẩm định dự án, đối tác kinh doanh.
- Kiểm soát tài chính, hợp đồng, thương mại.
- Báo cáo, giám sát, điều tra, xem xét.
- Sửa chữa và cải tiến liên tục.
Hướng dẫn áp dụng ISO 37001 hiệu quả
Thực hiện
Doanh nghiệp thực hiện một chính sách tuân thủ toàn diện là điều kiện tất yếu. Một tổ chức tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý sẽ chứng minh được tổ chức đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn vi phạm. Qua đây công ty sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng cũng như nhà cung cấp và các bên liên quan.
Hành động của lãnh đạo
Sự tuân thủ theo hướng dẫn chỉ thực sự có hiệu quả nếu được lãnh đạo, quản lý thực hiện. Lãnh đạo tuân thủ để cho thấy việc thành lập này là nhiệm vụ đầy thách thức và quan trọng. ISO đã đề cập chi tiết về vấn đề này trong Điều 5 của ISO 37001.
ISO yêu cầu tổ chức phải có một người quản lý tuân thủ độc lập, chịu trách nhiệm về hệ thống chống quản lý hối lộ. Điều này cho phép nhân viên được giao chức năng này sẽ làm việc độc lập, tránh xung đột lợi ích.
Theo Tổ chức ISO, nhà quản lý của doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo chính sách chống hối lộ được thông qua. Chính sách cần nêu rõ hối lộ bị nghiêm cấm và vi phạm của nhân viên sẽ được báo cáo cùng những giải pháp hành động thích hợp.
Chính sách này cần được thông báo cho toàn thể nhân viên trong công ty cùng các đối tác ở bên ngoài nếu có liên quan.
Phát triển
Trong hệ thống chống quản lý hối lộ, các biện pháp kiểm soát hiệu quả dành riêng cho tổ chức cần được phát triển. Biện pháp này bao gồm các rủi ro tham nhũng, đảm bảo giám sát hiệu quả các vi phạm có thể xảy ra.
Theo tiêu chuẩn ISO 37001, nhân viên cần tham gia khóa đào tạo thường xuyên để hiểu về chính sách chống hối lộ, đồng thời tuân thủ các yêu cầu trong chính sách đó. Tốt nhất, doanh nghiệp nên cử những người có tiềm năng rủi ro cao để tham gia đào tạo.
Đánh giá
Có nhiều cách khác nhau để thiết lập, đánh giá hệ thống quản lý chống hối lộ. Ví dụ như nhân sự phải luôn nâng cao trách nhiệm giải trình với các dự án, giao dịch, đối tác kinh doanh… để rủi ro luôn ở mức thấp.
ISO cũng yêu cầu đối tác kinh doanh phải được đưa vào các kiểm soát tài chính và phi tài chính. Nếu có rủi ro cao, ISO 37001 cũng kêu gọi đối tác kinh doanh của công ty liên kết được kiểm tra. Nếu rủi ro xếp vào loại thấp thì sẽ không yêu cầu đối tác kinh doanh thực hiện kiểm tra.
Trong các giao dịch với đối tác bên ngoài, tham nhũng thường liên quan đến hoạt động thanh toán, mua bán. Hãy tạo một thủ tục mua bán minh bạch cho các giao dịch quan trọng để ngăn ngừa hối lộ, tham nhũng. Quá trình xem xét sẽ gồm việc xác định, phân loại rủi ro trong tổ chức và bên thứ ba để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Thực thi
Rủi ro tham nhũng nếu được xác định trong nội bộ, giữa đối tác và nhà cung cấp và đối tác kinh doanh thì việc thẩm định phải được thực hiện nghiêm ngặt, thành lập bằng văn bản.
Duy trì
Kể cả khi đã đạt được chứng nhận thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục tuân thủ theo ISO 37001. Ngoài ra, quản lý cần duy trì quá trình thẩm định liên tục với các công việc như báo cáo, giám sát, kiểm tra, điều tra. Tất cả phải được lưu giữ một cách tự động khi quản lý.
Cải tiến
Việc áp dụng ISO 37001 phải được xem xét và cải tiến liên tục, ngăn chặn một cách có hệ thống và giải quyết các vấn đề không tuân thủ. Đôi khi cần phải điều chỉnh do các yếu tố tác động cũng như thay đổi trong luật thương mại, hệ thống ngân hàng thương mại hoặc bản thân của ISO 37001.
Tiêu chuẩn ISO 37001 mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp tổ chức phát triển bền vững, hạn chế những rủi ro. Nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến tiêu chuẩn này có thể liên hệ với Intercert Việt Nam để được chuyên gia tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
- Công ty TNHH Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh HCM: Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0969 555 610