HACCP và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn quan trọng trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm. Chúng không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu mối liên kết của hai tiêu chuẩn này, trả lời cho câu hỏi “HACCP là cơ bản của ISO 22000 đúng không?
Khái quát về HACCP và ISO 22000
1. HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong chuỗi sản xuất thực phẩm. Hệ thống này được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1960 bởi NASA và công ty Pillsbury để đảm bảo thực phẩm sử dụng trong không gian hoàn toàn an toàn. HACCP chính thức được giới thiệu rộng rãi vào năm 1993 bởi Ủy ban Codex Alimentarius, một tổ chức liên chính phủ do FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.
HACCP bao gồm 7 nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1- Nhận dạng và phân tích mối nguy
- Nguyên tắc 2 – Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
- Nguyên tắc 3 – Thiết lập điểm giới hạn cho các CCP
- Nguyên tắc 4 – Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP
- Nguyên tắc 5 – Thiết lập hành động khắc phục
- Nguyên tắc 6 – Thiết lập các thủ tục xác minh
- Nguyên tắc 7 – Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu
2. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS – Food Safety Management System) được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vào năm 2005. Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của HACCP cùng các yêu cầu về hệ thống quản lý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, sửa đổi từ phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên phát hành năm 2005. Đây là phiên bản hiện đang được các doanh nghiệp áp dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2018.
ISO 22000 được thiết kế để thay thế các tiêu chuẩn riêng lẻ trong ngành thực phẩm, cung cấp một khung quản lý thống nhất và toàn diện hơn. ISO 22000 tuân theo cấu trúc High-Level Structure (HLS), dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng). Tiêu chuẩn này phù hợp với mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm, từ nông nghiệp, chế biến, vận chuyển, đến nhà hàng và bán lẻ.
HACCP là cơ bản của ISO 22000 đúng không?
Câu hỏi “HACCP là cơ bản của ISO 22000 đúng không?” thực chất là tìm hiểu mối liên hệ giữa hai tiêu chuẩn này. Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai ISO 22000, bởi họ muốn hiểu liệu việc áp dụng HACCP trước có hỗ trợ gì cho quá trình xây dựng hệ thống ISO 22000 hay không. Câu trả lời cho câu hỏi trên là hoàn toàn đúng.
HACCP là nền tảng cơ bản cho ISO 22000 bởi chính ISO 22000 đã tích hợp toàn bộ 7 nguyên tắc của HACCP vào các yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm. Mối liên kết chặt chẽ này giúp HACCP trở thành một bước khởi đầu quan trọng và hỗ trợ đắc lực khi doanh nghiệp tiến lên áp dụng ISO 22000.
Mối quan hệ giữa HACCP và ISO 22000 được thể hiện qua các điều sau:
- Nguyên tắc HACCP trong ISO 22000: ISO 22000 yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các bước tương tự như HACCP, bao gồm xác định, đánh giá các nguy cơ sinh học, hóa học và vật lý trong chuỗi cung ứng, đặt ra các điểm cần kiểm soát để ngăn chặn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ISO 22000 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát và thực hiện các hành động khi có sự cố tại CCP.
- HACCP là bước khởi đầu: Việc đã triển khai HACCP trước sẽ giúp doanh nghiệp làm quen với các quy trình quản lý an toàn thực phẩm, từ phân tích mối nguy đến giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Những tài liệu, biểu mẫu và hệ thống được xây dựng khi thực hiện HACCP có thể tái sử dụng hoặc cải tiến để đáp ứng yêu cầu ISO 22000, giúp giảm khối lượng công việc cần thiết.
- Sự mở rộng của ISO 22000: HACCP tập trung vào kiểm soát các mối nguy trong sản xuất và chế biến thực phẩm, nhưng ISO 22000 mở rộng phạm vi quản lý lên toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài việc kiểm soát mối nguy, ISO 22000 còn tích hợp các yêu cầu về quản lý tổ chức, như đánh giá rủi ro, lập kế hoạch quản lý khủng hoảng, và thúc đẩy cải tiến liên tục.
Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng HACCP trước ISO 22000 gồm:
- Dễ dàng đáp ứng yêu cầu ISO 22000: Các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP thường đã quen thuộc với việc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Do đó, việc triển khai ISO 22000 chỉ là mở rộng và bổ sung các yếu tố quản lý tổ chức thay vì xây dựng lại từ đầu.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: HACCP cung cấp một nền móng vững chắc, từ quy trình đến tài liệu. Doanh nghiệp sẽ không cần dành quá nhiều nguồn lực để thiết lập hệ thống ISO 22000 mà chỉ cần cải tiến trên cơ sở có sẵn.
- Nâng cao uy tín: Việc tuân thủ HACCP chứng minh doanh nghiệp đã đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất. Khi bổ sung chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp sẽ càng được khách hàng và đối tác tin tưởng, đặc biệt là khi tham gia thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp có ISO 22000 có cần áp dụng HACCP không?
Khi thực hiện chứng nhận ISO 22000, nhiều doanh nghiệp thường băn khoăn liệu có cần bổ sung thêm chứng nhận HACCP hay không. HACCP là cơ bản của ISO 22000 – một phần bắt buộc giúp Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện hơn. Vì vậy, khi doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000, điều đó đồng nghĩa rằng các yêu cầu của HACCP đã được đáp ứng, nhưng doanh nghiệp nên hiểu đây là hai tiêu chuẩn độc lập.
Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp cần làm cả hai chứng nhận. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu từ khách hàng, đối tác hoặc thị trường mục tiêu. Ví dụ, một số thị trường quốc tế hoặc các khách hàng lớn trong ngành thực phẩm vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận HACCP như một điều kiện để hợp tác. Khi đó, mặc dù ISO 22000 đã bao gồm nguyên tắc HACCP, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện một quy trình đánh giá riêng để có chứng nhận HACCP độc lập. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn khẳng định uy tín hoặc đáp ứng các tiêu chuẩn ngành khắt khe hơn, việc có cả hai chứng nhận sẽ là một lựa chọn chiến lược.
Mặc dù ISO 22000 và HACCP là hai chứng nhận độc lập, việc lựa chọn làm chứng nhận HACCP không phải là điều bắt buộc nếu doanh nghiệp đã đạt ISO 22000, trừ khi có yêu cầu cụ thể từ khách hàng hoặc đối tác. Tuy nhiên, việc có cả hai chứng nhận có thể mang lại nhiều lợi ích về uy tín, tăng cường lòng tin từ thị trường, và đáp ứng các yêu cầu thương mại đa dạng. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ nhu cầu và mục tiêu chiến lược trước khi quyết định làm chứng nhận nào.
Bài viết trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “HACCP là cơ bản của ISO 22000 đúng không?”. Việc tuân thủ 7 nguyên tắc của HACCP không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn tạo nền tảng vững chắc để xây dựng và duy trì hệ thống ISO 22000. Bằng cách nắm rõ mối quan hệ giữa hai tiêu chuẩn này và thực hiện đúng các bước triển khai, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường uy tín và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về tiêu chuẩn ISO 22000, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin công ty Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com