Chứng Nhận IATF 16949:2016 Yêu Cầu Chất Lượng Ngành ÔTÔ

IATF 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô. Bộ Tiêu chuẩn IATF 16949 được phát triển bởi ISO và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc tế IATF để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dành riêng cho ngành ô tô. Cùng Intercert Việt Nam đi tìm hiểu về giấy chứng nhận IATF 16949 và quy trình chứng nhận IATF 16949. 

NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG 

  • Hơn 80% tổ chức, Doanh Nghiệp thấy hiệu quả rõ rệt khi áp dụng IATF 16949.
  • Doanh Nghiệp có IATF 16949 mang lại hiệu quả hơn 40% những Doanh Nghiệp không áp dụng.
  • 9/10 nhà Lãnh Đạo được hỏi mong muốn áp dụng IATF 16949 cho Doanh Nghiệp của mình
  • Tăng doanh thu và lợi nhuận từ 30% đến 50% nhờ áp dụng IATF 16949:2016

Đăng Kí Nhận Tư Vấn

HIỆP HỘI IATF VÀ TIÊU CHUẨN IATF 16949

IATF là viết tắt của cụm International Automotive Task Force hay Hiệp hội Ô tô quốc tế. Đây là một tổ chức chuyên tập hợp các nhà sản xuất ô tô cùng các hiệp hội thương mại liên quan đến ngành công nghiệp tô. Tổ chức được thành lập để cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng về ô tô trên toàn thế giới.

Bộ tiêu chuẩn IATF 16949 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên ISO và  những yêu cầu cụ thể, riêng biệt đối với ngành ô tô. Có thể nói, IATF 16949 được phát triển bởi cả Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô IATF.

chứng nhận iatf 16949

IATF 16949 ban đầu có tên gọi QS 9000 và được phát triển bởi những công ty hàng đầu trong lĩnh vực ô tô như Chrysler, Ford, General Motors… phát triển. Sau này tiêu chuẩn được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và được thay thế với tên IATF 16949 vào năm 2016.

CHỨNG NHẬN IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng nhận IATF 16949 là hoạt động doanh nghiệp được đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận IATF 16949 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận IATF 16949:2016 nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô của doanh nghiệp.

chứng nhận iatf 16949

Chứng chỉ IATF 16949 hay giấy chứng nhận IATF 16949 (IATF 16949 Certificate) là bằng chứng chứng minh các doanh nghiệp làm trong ngành này đã hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN IATF 16949

Giấy chứng nhận IATF 16949 có thể được áp dụng tốt cho các đơn vị tổ chức trong chuỗi cung ứng ô tô như sau:

  • Cơ sở diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị
  • Các tổ chức, doanh nghiệp chuyên sản xuất các chi tiết, sản phẩm lắp ráp bán thành phẩm và dịch vụ tham gia vào chuỗi cung cấp cho các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM.
  • Những đơn vị chuyên sản xuất tạo ra các nguyên vật liệ sản xuất, các chi tiết: các sản phẩm lắp ráp hoặc có cng cấp các dịch vụ gia tăng giá trị để hoàn thiện sản phẩm hơn.

Hỏi đáp với Chuyên Gia

LỢI ÍCH KHI TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP CÓ CHỨNG NHẬN IATF 16949

Một khi tổ chức tiến hành áp dụng IATF 16949 sẽ giúp cho tổ chức của bạn đạt được nhiều lợi ích như sau:

Hệ thống quản trị chất lượng và sản phẩm dịch vụ này được ổn định hơn đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về an toàn của các đối tác, khách hàng của bạn.

Phương pháp tiếp cận hệ thống này và áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng được thuận lợi hơn cho việc tiếp cận cũng như áp dụng tốt các phương pháp thực hành.

Hệ thống IATF 16949 có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường và đồng thời nâng cao hơn được thương hiệu của doanh nghiệp.

Việc áp dụng IATF có thể giúp giảm thiểu tốt rủi ro và tiết kiệm tốt chi phí cũng như nâng cao năng suất lao động cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Các quy trình được cải tiến liên tục, giảm thiểu những sai sót và lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như chi phí làm lại sản phẩm, vận chuyển, bảo quản sản phẩm….

chứng nhận iatf 16949

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN IATF 16949:2016

Bước 1: Đăng ký chứng nhận IATF 16949

Đầu tiên tổ chức, Doanh nghiệp cần nộp khai báo đăng kí thông tin chứng nhận IATF 16949 cho tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện. Thông tin khai báo cần đầy đủ các thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận IATF 16949

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá IATF 16949

Đơn vị chứng nhận sẽ tiến hành gửi lại cho doanh nghiệp hợp đồng đánh giá chứng nhận bao gồm kế hoạch cũng như chi phí chứng nhận cần thiết phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp. Tổ chức, doanh nghiệp nên xem xét kỹ các hợp đồng và tiến hành ký kết cũng như chuẩn bị cho việc đánh giá chính thức.

chứng nhận iatf 16949
chứng nhận iatf 16949

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Đoàn đánh giá sẽ đến tiến hành rà soát hồ sơ hệ thống tài liệu IATF 16949 của doanh nghiệp. Lúc này tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành cung cấp bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

Chuyên gia của đoàn đánh giá sẽ đánh giá trực tiếp tại Nhà máy để xét xem sự phù hợp của doanh nghiệp với hệ thống IATF 16949. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá thì một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp và sau đó trình bày những điểm chưa tuân thủ bộ tiêu chuẩn đó. Tổ chức của bạn sẽ có nhiệm vụ tiến hành khắc phục những điểm không phù hợp trong thời gian quy định của bên tổ chức chứng nhận.

Bước 5: Cấp chứng chỉ IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian quy định của chứng nhận IATF 16949. Trong thời gian 3 năm đó, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 và luôn có hiệu lực.

Bước 7: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực chứng nhận thì doanh nghiệp có nhu cầu duy trì chứng nhận thì phải tiến hành đăng ký đánh giá lại. Với cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ sẽ được cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

Đăng Kí Chứng Nhận

CHI PHÍ CHỨNG NHẬN IATF 16949?

Tùy theo từng tổ chức chứng nhận khác nhau sẽ có những mức phí khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản chi phí chứng nhận IATF 16949 sẽ có những phí cơ bản trong 3 năm như sau:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí năm giám sát thứ hai

Lưu ý: Với những doanh nghiệp khác nhau sẽ có mức phí chứng nhận IATF 16949 sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng quy mô và phạm vi cũng như địa điểm và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp.

  • Quy mô: Tổng số nhân viên tại các bộ phận khác nhau. Thông thường sẽ có khối văn phòng và khối nhà xưởng.
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

CHỨNG NHẬN IATF 16949 Ở ĐÂU UY TÍN ?

Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty chứng nhận IATF 16949, trong đó Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chứng nhận cho doanh nghiệp các chứng chỉ quản lý, trong đó có chứng nhận IATF 16949 ở trên 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo, đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về chứng chỉ, từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống chứng nhận IATF 16949. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng IATF 16949 thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Phân biệt Global Gap và HACCP – Hai tiêu chuẩn quan trọng trong An toàn Thực phẩm

Trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an...

GMP & HACCP – So sánh HACCP và GMP

GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm...

 ISO 9001 & HACCP – Khái quát và So sánh

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng...

Tìm hiểu về ISO 22000 phiên ban 2018 – Tầm quan trọng đối với Doanh Nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong chuỗi...

Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho Doanh Nhiệp khi áp dụng là gì ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận...

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá