Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đề thi ISO 22000 giúp tổ chức có thể đánh giá nhận thức cũng như sự hiểu biết của học viên sau mỗi khóa đào tạo ISO 22000. Trong bài viết dưới đây, Intercert Việt Nam sẽ chia sẻ bộ đề thi ISO 22000 hay gặp nhất.
ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS – Food Safety Management System) được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization), lần đầu vào năm 2005. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này, được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (High-Level Structure – HLS). Cấu trúc này cho phép doanh nghiệp dễ dàng kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý quốc tế khác như ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,…
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có cấu trúc theo HLS bao gồm 10 điều khoản dưới đây:
- Điều khoản 1: Phạm vi
- Điều khoản 2: Tài liệu tham khảo
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Lãnh đạo
- Điều khoản 6: Lập kế hoạch
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Hoạt động
- Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
- Điều khoản 10: Cải tiến
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 kết hợp và bổ sung các yếu tố chính của ISO 9001, tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý chất lượng, cũng như phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), một phương pháp tiếp cận phòng ngừa đối với an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để tổ chức áp dụng, triển khai, và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất, chế biến và phân phối đáp ứng các yêu cầu an toàn cho người tiêu dùng.
ISO 22000 có thể được áp dụng cho mọi tổ chức liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm:
- Các nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống.
- Các công ty cung cấp nguyên liệu thực phẩm, gia vị, bao bì…
- Các đơn vị phân phối thực phẩm và vận chuyển thực phẩm.
- Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.
- …
Việc áp dụng ISO 22000 không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà còn tối ưu hóa hoạt động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và gia tăng niềm tin của khách hàng.
Đề thi ISO 22000 là gì?
Đề thi ISO 22000 là một tập hợp các câu hỏi, bài tập hoặc yêu cầu được đưa ra nhằm đánh giá kiến thức, hiểu biết và khả năng áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 của người học. Đây là một phần không thể thiếu để đánh giá xem học viên đã nhận thức và hiểu được những gì sau mỗi khoá đào tạo ISO 22000. Điểm của bài thi ISO 22000 là kết quả rõ nhất để đánh giá điều đó.
Đề thi ISO 22000 thường bao gồm các dạng câu hỏi như sau:
- Trắc nghiệm: Là các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, các thuật ngữ định nghĩa liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Bài tập tình huống: Là các tình huống thực tế trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Yêu cầu người học sử dụng kỹ năng phân tích, đánh giá, đưa ra quyết định và đề xuất giải pháp liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm..
- Dạng vấn đáp: Người học đưa ra ý kiến và giải thích các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm khi được chuyên gia đào tạo hỏi đến, nhằm đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tiễn của học viên.
Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất
1.Câu hỏi dạng trắc nghiệm
Câu 1: ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn về:
- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Hệ thống quản lý môi trường
- Hệ thống quản lý an toàn lao động
Câu 2: Hệ thống ISO 22000:2018 có bao nhiêu Điều khoản ?
- Bốn
- Bảy
- Mười tám
- Mười
Câu 3: Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?
- 1 năm
- 3 năm
- 5 năm
- 7 năm
Câu 4: ISO 22000:2018 áp dụng cho ai?
- Chỉ các nhà sản xuất thực phẩm
- Các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nông trại đến người tiêu dùng cuối cùng
- Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị sản xuất thực phẩm
- Chỉ các nhà phân phối thực phẩm
Câu 5: Một trong các yêu cầu quan trọng trong ISO 22000:2018 là gì?
- Phải có chương trình tiên quyết (PRPs)
- Phải có đội ngũ kiểm tra viên chất lượng
- Phải có chứng nhận từ các tổ chức quốc tế
- Phải duy trì báo cáo tài chính hàng năm
Câu 6: Chương trình tiên quyết (PRPs) trong ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp:
- Vệ sinh và kiểm soát nguồn nước trong môi trường sản xuất thực phẩm
- Quy trình đóng gói sản phẩm
- Quản lý nhân viên và đào tạo họ
- Đảm bảo giá thành sản phẩm cạnh tranh
Câu 7: Lợi ích của Phân tích mối nguy trong ISO 22000:2018 là gì?
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng
- Xác định và kiểm soát các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Giảm thiểu chi phí sản xuất
Câu 8: Trong ISO 22000:2018, ai là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại tổ chức?
- Giám đốc sản xuất
- Giám đốc điều hành hoặc người quản lý cao nhất
- Người quản lý bộ phận nhân sự
- Các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm
Câu hỏi 9: Theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, các mối nguy có thể bao gồm tất cả các yếu tố sau, ngoại trừ:
- Mối nguy sinh học (vi khuẩn, virus)
- Mối nguy hóa học (chất độc, hóa chất)
- Mối nguy vật lý (vật lạ, mảnh vụn)
- Mối nguy tài chính (lợi nhuận thấp)
Câu hỏi 10: Theo ISO 22000:2018, việc đánh giá hiệu quả của hệ thống FSMS có thể giúp tổ chức:
- Cải thiện các quy trình quản lý chất lượng
- Cải thiện chất lượng sản phẩm mà không cần thay đổi quy trình sản xuất
- Đảm bảo rằng mối nguy đã được kiểm soát một cách hiệu quả và hệ thống không ngừng cải tiến
- Giảm chi phí sản xuất và gia tăng doanh thu
- Bài tập tình huống
Tình huống 1: Một công ty chuyên sản xuất thực phẩm chế biến sẵn, đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 từ một năm trước. Mới đây, trong một cuộc kiểm tra đột xuất đối với nguồn nguyên liệu đầu vào, đội ngũ kiểm tra phát hiện một lô nguyên liệu (rau quả tươi) từ một nhà cung cấp không có chứng nhận ISO 22000, bị nhiễm khuẩn E. coli. Lô nguyên liệu này đã được giao cho công ty từ hai ngày trước và đã được đưa vào quá trình chế biến. Điều này khiến công ty lo ngại về việc liệu các sản phẩm đã được sản xuất từ nguyên liệu này có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không. Trong khi đó, công ty chưa thực hiện các kiểm tra vi sinh học đối với nguồn nguyên liệu từ nhà cung cấp này, và cũng không có biện pháp kiểm tra mối nguy kịp thời trong chuỗi cung ứng. Hãy xác định và đánh giá mối nguy có thể có trong quy trình trên. Sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục.
Tình huống 2: Một nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn, đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 được hơn hai năm. Tuy nhiên, gần đây trong quá trình kiểm tra định kỳ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, công ty phát hiện rằng một số tài liệu quan trọng không được duy trì đầy đủ hoặc không được cập nhật đúng hạn. Điều này bao gồm các tài liệu về quy trình bảo trì thiết bị, biên bản kiểm tra vệ sinh nhà xưởng và các hồ sơ đào tạo nhân viên. Mặc dù công ty đã thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra an toàn thực phẩm, nhưng sự thiếu sót trong việc quản lý tài liệu đã gây khó khăn trong việc chứng minh sự tuân thủ hệ thống ISO 22000, đặc biệt là trong việc chuẩn bị cho đợt đánh giá chứng nhận lại. Hãy xác định những yếu tố cần cải thiện trong quản lý tài liệu. Sau đó đề xuất kế hoạch cải tiến hệ thống tài liệu cho công ty.
- Các câu hỏi vấn đáp
Câu 1: Tại sao ISO 22000 là quan trọng?
Câu 2: Mối nguy chính trong thực phẩm là gì? Lấy ví dụ về một mối nguy trong thực phẩm mà bạn biết ?
Câu 3: Chương trình vận hành tiên quyết (PRP) là gì?
Câu 4: Hệ thống ISO 22000:2018 có bao nhiêu Điều khoản? Hãy kể tên các Điều khoản đó.
Câu 5: Chương trình kiểm soát mối nguy (HACCP) có sự liên quan như thế nào đến tiêu chuẩn ISO 22000?
Câu 6: Theo bạn, tại sao việc đào tạo nhân viên lại quan trọng đối với sự thành công của hệ thống ISO 22000?
Khoá đào tạo ISO 22000 tại Intercert Việt Nam
Intercert Việt Nam tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các khóa đào tạo ISO 22000 uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã và đang đào tạo thành công cho nhiều doanh nghiệp và đối tác trên toàn quốc, Intercert Việt Nam cam kết mang đến cho học viên những chương trình học sâu sắc và thực tiễn, giúp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Điều đặc biệt khiến học viên luôn đánh giá cao khóa học tại Intercert Việt Nam chính là sự tận tâm và nhiệt tình của các chuyên gia. Không chỉ truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học, đội ngũ giảng viên còn duy trì kết nối với học viên sau khi khóa học kết thúc, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, giúp học viên áp dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào công việc thực tế.
Khóa đào tạo ISO 22000 tại Intercert Việt Nam được thiết kế khoa học, kết hợp lý thuyết với thực hành thông qua các ví dụ cụ thể và tình huống thực tế, giúp học viên dễ dàng hiểu và vận dụng các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 22000 trong môi trường doanh nghiệp. Học viên cũng sẽ tham gia vào các hoạt động tương tác nhóm, trao đổi và giải quyết các vấn đề thực tế, mang lại một không gian học tập năng động, không nhàm chán.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt, Intercert Việt Nam cung cấp các hình thức đào tạo Online và Offline, giúp học viên dễ dàng lựa chọn phương thức học phù hợp với thời gian và lịch trình công việc của mình. Chúng tôi luôn nỗ lực mang lại trải nghiệm học tập tối ưu, giúp học viên không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn tự tin áp dụng hệ thống ISO 22000 vào công việc thực tiễn, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến bộ đề thi ISO 22000. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000, hãy liên hệ ngay với Intercert để được giải đáp thắc mắc.
Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com