Bộ Công An đề xuất 2 tiêu chuẩn mới trong phòng cháy chữa cháy

Trong tháng 1/2024 vừa qua, Bộ Công An vừa hoàn thành 2 dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến Hệ thống báo cháy, Chất chữa cháy và Chất tạo bọt để lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. 

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến Hệ thống báo cháy 

Nhận báo phí

Dự thảo Tiêu chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Hệ thống báo cháy – Phần 1: Quy định chung và định nghĩa đã đưa ra các hướng dẫn, định nghĩa chung được sử dụng để mô tả thiết bị của hệ thống báo cháy (FDAS). Ngoài ra dự thảo cũng đưa ra các thử nghiệm, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy trong các phần khác của TCVN 7568. 

Bộ Công An cho biết, tiêu chuẩn này không áp dụng cho đầu báo cháy khói loại độc lập được quy định trong ISO 12239. Đó là các thiết bị chứa tất cả thành phần bên trong vỏ bọc, có thể trừ nguồn năng lượng và cần thiết để phát hiện cháy, phát ra tín hiệu báo động nghe được. 

Dự thảo có nêu ra, đầu báo khói độc lập không nối với các thiết bị kiểm tra và thiết bị báo cháy không nằm trong hệ thống phát hiện báo cháy như đã định nghĩa trong tiêu chuẩn. 

Mục đích của hệ thống báo cháy đó là phát hiện cháy ở thời điểm sớm và ra tín hiệu báo động để có biện pháp thích hợp như: Sơ tán người, điều khiển thang máy, báo cho tổ chức chữa cháy… Hệ thống có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay đều được. 

Bộ Công an đề xuất 2 tiêu chuẩn mới trong phòng cháy chữa cháy
Bộ Công an đề xuất 2 tiêu chuẩn mới trong phòng cháy chữa cháy

Theo Bộ Công an, hệ thống báo cháy không được bị ảnh hưởng bởi hệ thống khác liên kết/không liên kết với nó, không được bị ngừng làm việc một phần hoặc toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện trước khi cháy, hiện tượng đã phát hiện…. 

Chất chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy 

Phần 1 – Yêu cầu kỹ thuật với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Phần này quy định tính chất, hiệu quả cần thiết của chất tạo bọt chữa cháy dạng lỏng dùng để tạo ra bọt chữa cháy có độ nở thấp, qua đó kiểm soát, dập tắt cũng như ngăn chặn việc cháy lại của các đám chất lỏng cháy không thể hòa tan được với nước. 

Bộ Công An cho biết các chất tạo bọt thích hợp cho việc sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước. Chúng cần tuân thủ theo TCVN 7278-3:2003 hay ISO 7202-3. Chất tạo bọt chữa cháy có thể thích hợp với việc dùng vòi phun không hút hoặc phun từ phía dưới lên bề mặt đám cháy của chất lỏng chát. Tuy nhiên tiêu chuẩn này sẽ không có quy định, yêu cầu riêng cho các cách sử dụng này. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Cẩm nang đăng ký ISO 9001 từ A-Z cho doanh nghiệp 

Khám phá quy trình đăng ký ISO 9001 toàn diện với hướng dẫn chi tiết...

Các phiên bản ISO 9001: Hành trình tiến hóa từ năm 1987 đến nay 

CácKhám phá lịch sử phát triển đầy đủ của 5 phiên bản ISO 9001 từ...

KINH NGHIỆM KHI ÁP DỤNG ISO 9001:2015

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đóng...

DANH MỤC TÀI LIỆU ISO 22000 ĐẦY ĐỦ VÀ CHI TIẾT NHẤT

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn...

MỤC TIÊU CỦA ISO 22000 LÀ GÌ?

Trong bối cảnh thị trường thực phẩm ngày càng đa dạng, phức tạp thì vấn...

Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân viên ISO 22000 Hiệu quả

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá