QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG – INTERCERT VIỆT NAM 

Đánh giá rủi ro môi trường là hoạt động rất cần thiết với mọi tổ chức/doanh nghiệp. Vì quy trình này giúp tổ chức xác định, đánh giá và xử lý các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu môi trường của mình. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về quy trình đánh giá rủi ro môi trường.

Rủi ro môi trường là gì? 

Rủi ro môi trường là những mối đe dọa, sự cố hoặc các tình huống có khả năng gây ra tác động tiêu cực đến môi trường sống, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, từ hoạt động của con người cho đến các hiện tượng tự nhiên.

Các loại rủi ro môi trường thường gặp:

  • Ô nhiễm môi trường: Bao gồm ô nhiễm không khí, nước, đất do các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp… gây ra.
  • Biến đổi khí hậu: Gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão lũ, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người.
  • Suy giảm tài nguyên thiên nhiên: Cạn kiệt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học, mất rừng…
  • Tai nạn môi trường: Các sự cố tràn dầu, rò rỉ hóa chất, nổ nhà máy… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Các hiện tượng tự nhiên: Động đất, núi lửa phun trào, sóng thần… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường và con người.
  • ..

Mục tiêu của việc đánh giá rủi ro môi trường

Đánh giá rủi ro môi trường là quá trình xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố, hoạt động có khả năng gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Nói một cách đơn giản, đây là cách tổ chức/doanh nghiệp tìm hiểu xem hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả gì cho môi trường xung quanh.

Mục đích chính của đánh giá rủi ro môi trường là phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro môi trường. Khi thực hiện đánh giá rủi ro môi trường, tổ chức có thể dự đoán trước những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường cũng như xác định được các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường. Từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục, quản lý để giảm thiểu rủi ro môi trường.

Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam có quy định bắt buộc các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đánh giá rủi ro môi trường. Vì vậy, đánh giá rủi ro môi trường nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Tại sao đánh giá rủi ro môi trường lại quan trọng?

  • Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro: Bằng cách xác định sớm các rủi ro môi trường tiềm ẩn, tổ chức có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, môi trường và xã hội.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật: Đánh giá rủi ro môi trường giúp tổ chức đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, tránh vi phạm pháp luật và các hình phạt liên quan.
  • Cải thiện hình ảnh: Tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro môi trường thường được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội và môi trường, từ đó thu hút khách hàng, đối tác và đầu tư.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Bằng cách xác định các yếu tố gây lãng phí và không hiệu quả, đánh giá rủi ro môi trường giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí sản xuất cho tổ chức.
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Đánh giá rủi ro môi trường giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Các bước trong quy trình đánh giá rủi ro môi trường

Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá rủi ro môi trường

Tổ chức nên phát triển một kế hoạch chi tiết để xác định, đánh giá và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa liên quan đến tổ chức. Khi lập kế hoạch tổ chức cần xác định rõ ràng phạm vi, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong quy trình đánh giá rủi ro môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức cần đảm bảo rằng quy trình đánh giá rủi ro môi trường phù hợp với các chính sách và mục tiêu chung của mình.

Bước 2: Xác định các rủi ro môi trường tiềm ẩn 

Tổ chức cần xác định một cách có hệ thống những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các khía cạnh môi trường có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến việc đạt được các mục tiêu và chính sách môi trường của tổ chức.

Việc xác định các rủi ro tiềm ẩn cần được thực hiện cùng với sự tham gia của tất cả những người có liên quan đến tổ chức để đảm bảo các quan điểm và kiến ​​thức chuyên môn liên quan phải được thể hiện.

Tổ chức có thể nhận diện các rủi ro môi trường qua: 

  • Đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất, dịch vụ, từ khâu đầu vào đến đầu ra, xác định các giai đoạn có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra như: Nguyên vật liệu, năng lượng, nước, không khí, chất thải,… để đánh giá tác động của chúng đến môi trường.
  • Phân tích các sự cố môi trường đã xảy ra trước đó.
  • Kiểm tra xem các hoạt động của tổ chức có tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật hay không.
  • Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường như ISO 14001 để đánh giá rủi ro môi trường.
  • Xác định các bên liên quan chính và phân tích mối quan hệ của họ với tổ chức.

Bước 3: Tiến hành đánh giá rủi ro môi trường

Đánh giá rủi ro môi trường giúp xác định khả năng xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng của hậu quả tiềm ẩn mà rủi ro đó đem lại. Để đánh giá rủi ro hiệu quả tổ chức phải cân nhắc khía cạnh, mức độ nghiêm trọng của rủi ro môi trường. Quá trình đánh giá này giúp xác định các biện pháp kiểm soát nhằm mục đích giảm rủi ro môi trường xuống các mức được cho là có thể chấp nhận được hoặc đáp ứng các quy định pháp luật.

Các phương pháp tổ chức có thể sử dụng khi đánh giá rủi ro môi trường:

  • Ma trận rủi ro: Ma trận rủi ro là một công cụ trực quan và đơn giản giúp chúng ta đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rủi ro. Trong đánh giá rủi ro môi trường, ma trận rủi ro được sử dụng để so sánh khả năng xảy ra của một sự kiện với mức độ nghiêm trọng của hậu quả nếu sự kiện đó xảy ra.
  • Phân tích FMEA (Failure Mode and Effects Analysis): Đây là một phương pháp hệ thống để xác định các lỗi tiềm ẩn trong một quá trình, sản phẩm/dịch vụ, đánh giá các tác động của những lỗi đó và đưa ra các biện pháp giảm thiểu.
  • Phân tích HAZOP (Hazard and Operability Study): Đây là một phương pháp hệ thống để xác định các mối nguy hiểm và các vấn đề về khả năng vận hành có thể đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các cơ sở, nhân viên hoặc gây ra các vấn đề vận hành.
  • ..

Bước 4: Xử lý rủi ro môi trường

Sau khi xác định mức độ rủi ro gây ảnh hưởng đến môi trường, tổ chức cần đưa ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả để giảm thiểu rủi ro môi trường đó. Tổ chức có thể thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp, chẳng hạn như:

  • Cải tiến công nghệ: Tổ chức có thể đầu tư vào các công nghệ sạch, hiệu quả năng lượng để giảm thiểu lượng khí thải và chất thải.
  • Xử lý chất thải: Tổ chức nên xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiệu quả, tuân thủ quy định cũng như tái chế và tái sử dụng tối đa các nguồn lực.
  • Xây dựng hệ thống quản lý môi trường: Tổ chức nên áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
  • Đào tạo nâng cao nhận thức: Tổ chức các khóa đào tạo về môi trường cho toàn bộ nhân viên để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.
  • ..

Bước 5: Báo cáo 

Các báo cáo thường xuyên là cần thiết để cung cấp sự đảm bảo cho Ban lãnh đạo cao nhất và các bên liên quan, rằng các rủi ro về môi trường của tổ chức đang được quản lý một cách thích hợp. Báo cáo phải dựa trên dữ liệu quy trình hiện tại, dữ liệu này phải được cập nhật và xem xét trong thời gian thích hợp.

Bên cạnh đó, tổ chức phải lưu giữ hồ sơ chính thức về đánh giá rủi ro môi trường. Tài liệu có thể bao gồm mô tả chi tiết về quy trình đánh giá rủi ro môi trường, phác thảo đánh giá và giải thích chi tiết về cách đưa ra kết luận.

Bước 6: Theo dõi và xem xét lại các rủi ro môi trường

Tổ chức cần theo dõi xem các biện pháp xử lý rủi ro môi trường đã đem lại hiệu quả tốt cũng như tuân thủ quy định pháp luật về môi trường hay chưa. Nếu chưa thì tổ chức cần có kế hoạch đưa ra các biện pháp cải thiện mới. Ngoài ra, tổ chức nên xem xét lại quy trình đánh giá rủi ro môi trường định kỳ hoặc khi có thay đổi trong bối cảnh tổ chức.

Bảng đánh giá rủi ro môi trường tham khảo

Dưới đây là bảng mẫu đánh giá rủi ro môi trường tổ chức có thể tham khảo:

 

Vấn đề Khía cạnh môi trường Rủi ro môi trường  Khả năng xảy ra  Xếp loại rủi ro môi trường Lập kế hoạch và kiểm soát
Nhiên liệu hoặc nguyên liệu  Tiêu hao năng lượng điện  Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường 4 3 Sử dụng năng lượng mặt trời thay thế 
Rác thải từ quá trình sản xuất Phát sinh rác thải nguy hại, lẫn lộn rác thải thông thường và rác thải nguy hại Ô nhiễm môi trường, nhiễm độc kim loại nặng 3 1 Xây dựng quy trình phân loại, xử lý rác thải
Sự cố tràn dầu Dầu bị tràn ra biển, đường trong quá trình vận chuyển Ôi nhiễm môi trường, tai nạn giao thông  5 4 Kiểm tra kĩ nắp thùng dầu trước khi vận chuyển

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin về đánh giá rủi ro môi trường cũng như quy trình đánh giá rủi ro môi trường.  Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đánh giá rủi ro môi trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới đánh giá rủi ro môi trường, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp .

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Toà nhà  Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

CÁC CÔNG TY ÁP DỤNG ISO 14001 THÀNH CÔNG

ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường hàng đầu thế...

MẪU KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP

Mẫu kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp là một tài liệu mang tính...

QUY TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN THEO ISO 14001 LÀ GÌ?

Quy trình trao đổi thông tin theo ISO là một trong những quy trình  quan...

Điều khoản 5 của ISO 22000 – Phân tích chi tiết

Điều khoản 5 “Sự lãnh đạo” của tiêu chuẩn ISO 22000 tập trung vào sự...

Chi tiết về lịch sử hình thành ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Nhân viên HACCP là gì? Kiến thức và kỹ năng cần có của một nhân viên chuyên trách HACCP

Để đảm bảo hệ thống HACCP được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá