Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS (Organic Content Standard)

Xu hướng sản xuất bền vững đang được nhiều quốc gia chọn lựa để giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường. Trong số đó có việc sử dụng các sản phẩm hàng ngày có nguồn gốc hữu cơ đang được đẩy mạnh và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Bộ tiêu chuẩn OCS – Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ được coi như là một bộ tiêu chuẩn Quốc tế bài bản giúp các quốc gia bắt kịp xu hướng sản xuất bền vững và mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

OCS LÀ GÌ ? TIÊU CHUẨN OCS LÀ GÌ ? 

Hầu như các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành dệt may sẽ đều từng nghe tới OCS. Đây là cụm từ viết tắt bởi Organic Content Standard” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ”. Bộ tiêu chuẩn này được tổ chức Textile Exchange ban hành và quản lý vào năm 2013. Cho đến nay bộ tiêu chuẩn OCS vẫn là một tiêu chuẩn Quốc tế khá đầy đủ đưa ra các yêu cầu đối với việc chứng nhận của bên thứ 3 đối với đầu vào hữu cơ được chứng nhận cũng như chuỗi hành trình sản phẩm.

Với mục tiêu chính của bộ tiêu chuẩn OCS này có thể giúp tăng cường việc sản xuất nông nghiệp cũng như hữu cơ từ trang trại được chứng nhận theo cho đến tay người sử dụng chính. Bộ tiêu chuẩn được sử dụng để xác minh các nguyên liệu thô được trồng hữu cơ từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.

tiêu chuẩn ocs

Theo đó các cơ sở sản xuất riêng lẻ khi được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ 3 và đánh giá độc lập hàng năm. Các nguồn nguyên và nhiên liệu cũng đã được theo dõi từ trang trại này đến sản phẩm cuối cùng tuân theo các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần CCS của Textile Exchange.

CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN THÀNH PHẦN HỮU CƠ OCS LÀ GÌ?

  • OE 100 (2004) và OE Blended (2007)
  • Organic Content Standard – Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (Tháng 3 năm 2013)
  • Organic Content Standard0 – Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ 2.0 (Tháng 1 năm 2016)
  • Organic Content Standard0 – Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ 3.0 (Tháng 3 năm 2020)

Bộ tiêu chuẩn OCS 3.0 chính là phiên bản mới nhất của bộ Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS. Với phiên bản này có được hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2020. Điều đó có nghĩa là các cuộc kiểm tra thực hiện sau ngày 28 tháng 2 năm 2021 đều sẽ được thực hiện bằng OCS 3.0.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN OCS 

Bộ tiêu chuẩn OCS có tiền thân là bộ tiêu chuẩn OE 100 (2004) và OE Blended (2007) được phát triển bởi Textile Exchange vào năm 2013 và thuộc quyền sở hữu của Textile Exchange. Được biết đây là một trong những tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành sợ vào năm 2011.

Bộ tiêu chuẩn này đã được chuyển đổi vào đầu năm 2016 thành OCS với mục tiêu làm cho tiêu chuẩn này được phù hợp hơn. Cho đến nay thì bộ tiêu chuẩn OCS này có tất cả 4 phiên bản và phiên bản mới nhất là vào năm 2020 OCS 3.0

SẢN PHẨM NÀO CÓ THỂ CHỨNG NHẬN OCS

Theo như các quy định của bộ tiêu chuẩn OCS này thì những sản phẩm có thể được chứng nhận bao gồm việc chế biến, sản xuất cũng như đóng gói và ghi nhãn phân phối trên thị trường có ít nhất 5% vật liệu hữu cơ trở lên.

Phạm vi của tiêu chuẩn OCS này có thể bao gồm các sản phẩm dệt may như sau:

  • Bất kỳ sản phẩm phi thực phẩm hữu cơ nào
  • Hàng may mặc hữu cơ, quần áo và các sản phẩm dệt thành phẩm
  • Hàng dệt gia dụng hữu cơ
  • Vải hữu cơ
  • Sợi hữu cơ
  • Nguyên liệu hữu cơ
  • Thành phần hữu cơ

tiêu chuẩn ocs

Chứng nhận OCS không áp dụng cho các sản phẩm sau:

  • Sản phẩm thực phẩm
  • Phụ kiện
  • Đồ trang trí

ĐỐI TƯỢNG CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OCS LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS (Organic Content Standard) được áp dụng cho hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có được sử dụng các vật liệu hữu cơ. Ngoài ra đến từ các tổ chức muốn xác minh thành phần hữu cơ của các sản phẩm.

Chứng nhận OCS áp dụng cho các địa điểm trong chuỗi cung ứng sau:

  • Xử lý nguyên liệu đầu vào
  • Chế tạo
  • Đóng gói và dán nhãn
  • Kho
  • Vận chuyển
  • Giao hàng

tiêu chuẩn ocs

PHÂN LOẠI CHỨNG NHẬN OCS

Bộ tiêu chuẩn OCS sẽ được chia ra làm 2 cấp độ chứng nhận tương ứng với 2 loại nhãn dán khác nhau:

Cấp 1: OCS 100

  • Tối thiểu 95% chất xơ hữu cơ được chứng nhận
  • Tối đa 5% sợi bổ sung không phải sợi hữu cơ

Cấp độ 2: OCS Blended

Quan tâm đến các sản phẩm được trộn với tối thiểu 5% chất xơ hữu cơ được chứng nhận

MỤC TIÊU CỦA TIÊU CHUẨN THÀNH PHẦN HỮU CƠ OCS

Mục đích của Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (OCS) là tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ. OCS nhằm hiện thực hóa mục đích này thông qua ba mục tiêu chính:

  • Tiêu chuẩn OCS nhằm giúp cho tổ chức tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ một cách hiệu quả nhất. Chúng có thể cung cấp được một công cụ nhằm thực hiện việc xác thực cũng thông tin về tính bền vững của sản phẩm cả họ.
  • Giấy chứng hận OCS có thể giúp xác minh được các thực hành hữu cơ ở giai đoạn đầu của một chuỗi cung ứng cũng như việc theo dõi nguồn nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng. Việc này giúp bảo vệ được thương hiệu của bạn một cách bền vững nhất.
  • Bộ tiêu chuẩn OCS cũng có thể giúp cho nông dân sản xuất được sợi hữu cơ một cách rộng rãi trên toàn cầu. Chúng có thể được cung cấp việc đánh giá và xác minh độc lập một cách minh bạch và nhất quán và toàn diện về những tuyên bố về hàm lượng vật liệu hữu cơ có trên sản phẩm đó.

tiêu chuẩn ocs

  • Nhờ tiêu chuẩn OCS có thể giúp thúc đẩy tốt hơn đến các mục tiêu về bền vững. Chúng có thể xác định được các yêu cầu đã được công nhận trên toàn cầu.
  • Nó thúc đẩy sản xuất hữu cơ, một hệ thống canh tác duy trì và bổ sung độ phì nhiêu của đất mà không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón độc hại, dai dẳng.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN OCS LÀ GÌ?

Giới thiệu

Giới thiệu về Tiêu chuẩn Nội dung Hữu cơ

Giới thiệu Textile Exchange

Sự nhìn nhận

Cách sử dụng tài liệu này

Phần A – Thông tin chung

A1. Người giới thiệu

tiêu chuẩn ocs

Phần B – Nguyên tắc Chứng nhận OCS

B1. Phạm vi

B2. Khiếu nại

B3. Chứng nhận bộ xử lý đầu tiên

B 4. Chứng nhận chuỗi cung ứng

Phần C – Xác minh Nguyên liệu được trồng theo phương pháp Hữu cơ

C1. Xác minh nguyên liệu đầu vào

C2. Yêu cầu cụ thể về vật liệu

Phần D – Chuỗi hành trình sản phẩm

D1. Tiêu chí chuỗi hành trình sản phẩm

D2. Thông số kỹ thuật của nguyên liệu đầu vào

Phụ lục A – Định nghĩa

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ tiêu chuẩn Kosher cho thực phẩm của người Do Thái. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng hệ thống An toàn Thực phẩm  thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tải xuống ISO 45001 pdf miễn phí

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến hệ thống...

Bộ tài liệu ISO 45001 mới nhất doanh nghiệp nên có

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và...

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá