IATF 16949

IATF 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi ISO và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô quốc tế IATF để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dành riêng cho ngành ô tô. Cùng tham khảo bài viết sau đây của Intercert Việt Nam để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này. 

IATF là gì? 

IATF là một nhóm nhà sản xuất ô tô cùng các hiệp hội thương mại liên quan đến ngành công nghiệp tô. Tổ chức được thành lập để cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng về ô tô trên toàn thế giới. 

IATF là viết tắt của cụm International Automotive Task Force hay Hiệp hội Ô tô quốc tế. 

Tiêu chuẩn IATF 16949 là gì? 

IATF 16949 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên ISO và  những yêu cầu cụ thể, riêng biệt đối với ngành ô tô. Có thể nói, IATF 16949 được phát triển bởi cả Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô IATF. 

IATF 16949 ban đầu có tên gọi QS 9000 và được phát triển bởi những công ty hàng đầu trong lĩnh vực ô tô như Chrysler, Ford, General Motors… phát triển. Sau này tiêu chuẩn được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và được thay thế với tên IATF 16949 vào năm 2016. 

IATF 16949 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô
IATF 16949 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô

Mục tiêu của IATF 16949 

Mục tiêu khi ban hành tiêu chuẩn IATF 16949 đó là: 

  • Phát triển một hệ thống quản lý chất lượng mà ở đây hướng tới sự cải tiến liên tục, ngăn ngừa sai lỗi, giảm sự biến động cũng như lãng phí trong chuỗi cung ứng. 
  • Tiêu chuẩn có những tiêu chí cụ thể tạo thành yêu cầu cơ bản của một hệ thống quản lý chất lượng, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô có thể dễ dàng áp dụng để cải tiến hoạt động sản xuất tốt hơn. 
  • Tiêu chuẩn loại bỏ sự đánh giá chồng chéo, đưa ra cách tiếp cận chung trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho ngành sản xuất công nghiệp ô tô. 

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn IATF 16949 

Khi áp dụng bộ tiêu chuẩn IATF 16949, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi ích như: 

  • Chất lượng sản phẩm dịch vụ ổn định, đáp ứng yêu cầu về an toàn của các đối tác, khách hàng. 
  • Tạo ra phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng chung, áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, thuận lợi cho việc tiếp cận cũng như áp dụng các phương pháp thực hành. 
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường, đồng thời nâng cao thương hiệu doanh nghiệp. 
  • Giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động cho nhân viên trong doanh nghiệp. 
  • Các quy trình được cải tiến liên tục, giảm thiểu những sai sót và lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như chi phí làm lại sản phẩm, vận chuyển, bảo quản sản phẩm…. 
  • Hạn chế xảy ra lỗi, làm đúng ngay từ đầu dựa theo mục tiêu, kế hoạch, chi phí đã hoạch định trước đó. 
  • Dễ dàng trúng thầu, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước, đạt nhiều doanh thu và lợi nhuận. 

Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn IATF 16949? 

Những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất về mảng ô tô đều có thể đăng ký chứng nhận IATF 16949. Cụ thể như sau: 

  • Những doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ kiện, lắp ráp ô tô, xe tải loại nhỏ, loại lớn, xe buýt công cộng, xe mô tô, xe gắn máy, xe điện…. 
  • Phạm vi hoạt động bao sẽ bao gồm các khâu như thiết kế, sản xuất, lắp ráp, phát triển sản phẩm, cung ứng dịch vụ liên quan đến ô tô…. 
  • Địa điểm và cơ sở sản xuất sẽ là nơi sản xuất ra được nguyên liệu cho sản phẩm, các linh kiện, chi tiết, sản phẩm về lắp ráp hoặc xử lý nhiệt, hàn, mạ điện….  
Những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất về mảng ô tô đều có thể đăng ký chứng nhận IATF 16949
Những doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất về mảng ô tô đều có thể đăng ký chứng nhận IATF 16949

Các yêu cầu chung của IATF 16949 

Các yêu cầu của IATF 16949 trong ngành công nghiệp ô tô mà các doanh nghiệp cần áp dụng như sau: 

Quản lý tổ chức 

Các tổ chức cần có kế hoạch quản lý, đảm bảo sự hợp tác giữa các bộ phận quy định rõ ràng về trách nhiệm của nhân viên trong công ty. Ngoài ra các kế hoạch về hiệu quả hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ cũng cần được quản lý chi tiết. 

Quản lý chất lượng 

Doanh nghiệp thiết lập các quy trình để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu khách hàng cùng quy định theo pháp luật hiện hành (ngành ô tô). Điều này sẽ bao gồm các quy trình liên quan đến việc quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm tra, xem xét và giải quyết các sự cố liên quan. 

Quản lý tài sản 

Các doanh nghiệp, tổ chức phải có quy trình quản lý tài sản và thiết bị quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Cần chú trọng đến quản lý vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm, linh kiện, dụng cụ cũng như các tài khoản khác liên quan đến sản xuất sản phẩm. 

Quản lý nhân sự 

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 có nói về việc tổ chức phải có quy trình quản lý nhân sự, đảm bảo tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và cải tiến hiệu quả làm việc của nhân viên. 

Cụ thể, điều này bao gồm các quy trình về việc đào tạo kỹ năng, tay nghề, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và cải tiến quy trình sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ. 

Quản lý quy trình 

Doanh nghiệp phải thiết lập quy trình, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như quy định pháp luật trong ngành ô tô. Nó bao gồm các quy trình liên quan đến quản lý sản xuất, kiểm soát quy trình tổ chức sản xuất, kiểm soát vật liệu, sản phẩm, giá trị sản phẩm cũng như các yếu tố liên quan đến môi trường. 

Đánh giá nhà cung cấp 

Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình để đánh giá nhà cung cấp, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng cũng như hiệu quả của khách hàng.  Điều này đòi hỏi tổ chức cần kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp, giám sát quy trình và đảm bảo tính liên tục của việc đánh giá, kiểm tra. 

Quản lý rủi ro 

Doanh nghiệp thiết lập quy trình để quản lý, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Đơn vị cần có quy trình liên quan đến đánh giá rủi ro, giảm thiểu rủi ro, kiểm soát rủi ro liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. 

Điều tra, giải quyết sự cố 

Tổ chức phải tiến hành thiết lập quy trình để điều tra, giải quyết các sự cố về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Các biện pháp cải tiến phải được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ lặp lại sự cố tương tự trong tương lai. 

Quản lý hệ thống thông tin 

Quy trình quản lý hệ thống thông liên quan đến quản lý chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ là rất quan trọng và cần thiết. Doanh nghiệp cần quản lý thông tin sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý thông tin khách hàng, chất lượng của khách hàng cũng như nhà cung cấp. 

Doanh nghiệp cần quản lý thông tin sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý thông tin khách hàng,....
Doanh nghiệp cần quản lý thông tin sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý thông tin khách hàng,….

Các bước triển khai IATF 16949 trong doanh nghiệp 

Thông thường, để triển khai IATF 16949 doanh nghiệp cần trải qua những bước sau đây: 

Bước 1: Chuẩn bị 

Ở bước này doanh nghiệp cần xác định được mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và lập ban chỉ đạo triển khai tiêu chuẩn IATF 16949. Khi hoàn thành thì doanh nghiệp cần thực hiện: 

Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu, gồm đại diện lãnh đạo về chất lượng, đại diện khách hàng và phân công trách nhiệm thư ký thường trực nếu cần. 

  • Đào tạo nhận thức chung về IATF 16949. 
  • Đánh giá thực trạng theo yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949. 
  • Lập kế hoạch thực hiện gồm kế hoạch tổng thể và chi tiết. 
  • Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực để triển khai thực hiện. 

Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ được chuyên gia đào tạo và thực hiện một số công việc như: 

  • Đào tạo nhận thức, diễn giải các yêu cầu theo tiêu chuẩn IATF 16949. 
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thiết lập tài liệu. 
  • Đào tạo hiểu và áp dụng 5 công cụ chính gồm: APQP, PPAP, MSA, FMEA, SPC… 

Bước 3: Triển khai và áp dụng 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin và đã được đào tạo về tiêu chuẩn thì doanh nghiệp sẽ ban hành và hướng dẫn áp dụng các quá trình của hệ thống quản lý. Sau đó sẽ đưa vào triển khai, giám sát áp dụng tại các bộ phận trong công ty. 

Trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét, cải tiến các quy trình, tài liệu để đảm bảo kiểm soát công việc hiệu quả, thuận tiện. 

Bước 4: Đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo 

Doanh nghiệp cần đào tạo, đánh giá nhân viên trong công ty theo tiêu chuẩn IATF 16949. Việc này cần được lên kế hoạch rõ ràng và tiến hành đánh giá nội bộ về hệ thống QMS, quá trình sản xuất và đánh giá sản phẩm… 

Sau đánh giá thì tổ chức cần khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá để đảm bảo áp dụng tốt hơn. 

Bước 5: Đăng ký và đánh giá chứng nhận 

Doanh nghiệp tìm đơn vị thực hiện đánh giá chứng nhận và tiến hành đánh giá. Nếu đáp ứng yêu cầu thì sẽ được cấp chứng chỉ, nếu chưa đạt thì cần khắc phục sau đó đánh giá lại. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn IATF 16949 – Hệ thống quản lý chất lượng ngành ô tô. Nếu doanh nghiệp đang cần tìm đơn vị tư vấn về tiêu chuẩn này thì có thể liên hệ đến Intercert Việt Nam theo thông tin sau: 

  • Công ty Intercert Việt Nam 
  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Hotline: 0969.555.610 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận IFS Food – Chứng nhận Quốc tế

Ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay làm trong lĩnh vực thực...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Tư vấn ISO 26000 – Chuyên nghiệp, chứng chỉ quốc tế 

ISO 26000 là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội không bắt buộc các doanh...

Chứng nhận BSCI

Tiêu chuẩn BSCI hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và...

Tư vấn FSC

Tiêu chuẩn FSC hiện rất phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam,...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá