Xác định rủi ro và Cơ hội trong ISO 14001 – Intercert Việt Nam

Việc triển khai ISO 14001 giúp tổ chức cải thiện hiệu suất môi trường cũng như nâng cao hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên quá trình triển khai ISO 14001 không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Bài viết dưới đây của Intercert Việt Nam sẽ cung cấp thông tin về cách xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001. 

Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 là gì? 

Rủi ro và cơ hội của ISO 14001 đề cập đến những rủi ro và cơ hội phát sinh mà một tổ chức phải đối mặt khi triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS).  

Các rủi ro có thể bao gồm việc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, không quản lý hiệu quả các rủi ro liên quan đến môi trường hoặc không có hệ thống hiệu quả để quản lý tác động môi trường.  

 Trong khi đó, các cơ hội tiềm năng có thể giúp lợi nhuận được cải thiện thông qua việc tăng hiệu quả quản lý tài nguyên hoặc đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001. 

Hướng dẫn xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001:2015 

Bước 1: Hiểu rõ bối cảnh tổ chức 

Tổ chức cần xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động môi trường của tổ chức. 

Các yếu tố bên trong có thể bao gồm:  

  • Cấu trúc tổ chức: Cách thức tổ chức được quản lý, các bộ phận, phòng ban và mối quan hệ giữa chúng. 
  • Văn hóa tổ chức: Giá trị, niềm tin, thái độ của nhân viên đối với vấn đề môi trường,.. 
  • Nguồn lực: Tài chính, nhân lực, công nghệ, cơ sở vật chất,.. 
  • Hoạt động: Các quá trình sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ,.. 
  • Sản phẩm và dịch vụ: Các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp. 
  •  

Các yếu tố bên ngoài có thể bao gồm:  

  • Các quy định pháp luật về môi trường áp dụng cho tổ chức 
  • Điều kiện kinh tế: Tình hình kinh tế chung, biến động giá cả, cạnh tranh,, 
  • Điều kiện xã hội: Ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, các vấn đề xã hội,.. 
  • Điều kiện công nghệ: Các công nghệ mới, xu hướng phát triển công nghệ,.. 
  • Điều kiện môi trường: Khí hậu, địa chất, sinh thái,.. 
  •  

Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan. Các bên liên quan có thể bao gồm: khách hàng, cộng đồng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư, nhân viên và công đoàn,.. 

Bước 2: Xác định các quá trình 

Tổ chức cần liệt kê toàn bộ các hoạt động, từ khâu đầu vào đến đầu ra, có khả năng tác động đến môi trường. Việc xác định chi tiết và chính xác các quá trình này sẽ giúp tổ chức xác định được các rủi ro và cơ hội một cách toàn diện. 

Các quá trình này có thể bao gồm:  

  • Quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ 
  • Quá trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào 
  • Quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ 
  • Quá trình đào tạo nhân viên 
  • Quá trình kiểm soát tài liệu 
  •  

Bước 3: Xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 

Tổ chức có thể sử dụng một số phương pháp để xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001. Các phương pháp có thể bao gồm:  

  • Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 
  • Phân tích FMEA: Đánh giá các lỗi tiềm ẩn và tác động của chúng. 
  • Sơ đồ nguyên nhân-hậu quả (Fishbone): Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố. 
  • Brainstorming: Thu thập ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau. 
  • Đánh giá chuyên gia 
  • Kiểm tra hồ sơ sự cố 
  • Phỏng vấn nhân viên 
  • .. 

Các loại rủi ro về môi trường mà hệ thống EMS có thể phải đối  mặt bao gồm:  

  • Không tuân thủ quy định: Không tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường có thể dẫn đến các khoản tiền phạt, đối mặt với rủi ro pháp lý , gây tổn hại đến danh tiếng của tổ chức. 
  • Thiếu hụt tài nguyên: Rủi ro liên quan đến tình trạng thiếu hụt tài nguyên, chẳng hạn như khan hiếm nước, thiếu năng lượng hoặc gián đoạn nguồn cung cấp nguyên liệu thô, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chi phí hoạt động của tổ chức. 
  • Phát sinh chất thải: Rủi ro liên quan đến việc phát sinh chất thải quá mức, dẫn đến chi phí xử lý chất thải tăng cao và tác động xấu đến môi trường. 
  • Khí thải và ô nhiễm: Rủi ro liên quan đến việc phát thải chất ô nhiễm vào không khí, nước hoặc đất, có khả năng gây hại cho hệ sinh thái và sức khỏe con người. 
  • Thiên tai: Rủi ro từ thiên tai như lũ lụt, bão và cháy rừng có thể gây hư hại cho cơ sở vật chất, .. 
  •  

Ngoài nhận diện những loại rủi ro về môi trường có thể gặp phải thì tổ chức cũng cần tìm kiếm các cơ hội để cải thiện EMS nhằm giảm chi phí, hoặc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới. 

Các cơ hội về môi trường có thể bao gồm:  

  • Hiệu quả sử dụng tài nguyên: Cơ hội giảm mức tiêu thụ tài nguyên, chẳng hạn như các biện pháp tiết kiệm năng lượng và nước, giúp tiết kiệm chi phí và giảm tác động đến môi trường. 
  • Năng lượng tái tạo: Cơ hội chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy tính bền vững. 
  • Đổi mới sản phẩm: Cơ hội phát triển và tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về tính bền vững và đạt được lợi thế cạnh tranh. 
  • Sự tham gia của các bên liên quan: Cơ hội tham gia với các bên liên quan và giải quyết những mối quan ngại về môi trường của họ, từ đó nâng cao danh tiếng của tổ chức và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. 
  • .. 

Bước 4: Đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 

Tổ chức cần đánh giá các rủi ro để xác định mức độ nghiêm trọng cũng như xác suất xảy ra của từng rủi ro. Sau đó, tổ chức có thể sử dụng ma trận đánh giá tổng thể để xem xét rủi ro nào cần xử lý trước. Bên cạnh đó, tổ chức cần tiến hành đánh giá mức độ khả thi cũng như lợi ích của từng cơ hội. 

Bước 5: Lập kế hoạch xử lý rủi ro và nắm bắt cơ hội 

Tổ chức cần lập kế hoạch xây dựng các biện pháp giảm thiểu rủi ro bao gồm: 

  • Tránh: Loại bỏ hoàn toàn hoạt động gây rủi ro. 
  • Giảm nhẹ: Giảm khả năng xảy ra hoặc mức độ tác động của rủi ro. 
  • Chấp nhận: Chấp nhận rủi ro và lên kế hoạch ứng phó. 
  • Chuyển giao: Chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba. 

Ngoài ra, tổ chức cần lập kế hoạch cho các hành động cần thiết để tận dụng cơ hội. Tổ chức phải nêu rõ ràng vai trò và trách nhiệm của việc lập kế hoạch cũng như phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên. 

Bước 6: Theo dõi và đánh giá 

Tổ chức cần theo dõi hiệu quả của các biện pháp xử lý rủi ro và cơ hội đã được triển khai thông qua việc thu thập dữ liệu liên quan, chẳng hạn như số lần xảy ra sự cố môi trường, chi phí xử lý chất thải, mức độ hài lòng của khách hàng về các sản phẩm thân thiện với môi trường… 

Tổ chức cũng cần đánh giá định kỳ xem các biện pháp xử lý rủi ro và cơ hội có phù hợp với tình hình thực tế hay không. Kiểm tra xem có lỗ hổng nào trong việc triển khai các biện pháp xử lý cần khắc phục hay không. 

Dựa trên kết quả theo dõi và đánh giá, tổ chức có thể thực hiện hành động cải tiến để nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý rủi ro và cơ hội cũng như cập nhật các biện pháp xử lý nếu cần thiết. 

Tầm quan trọng của việc xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 

  • Hiểu rõ hơn về hoạt động: Bằng cách xác định các rủi ro và cơ hội trong tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động của mình. Từ đó, tổ chức có thể xác định những điểm yếu cần cải thiện cũng như các cơ hội để phát triển hệ thống quản lý môi trường. 
  • Giảm thiểu lỗi sai: Nhờ vào việc xác định trước các rủi ro, tổ chức có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Qua đó, tổ chức có thể giảm thiểu những lỗi sai gây ảnh hưởng đến môi trường. 
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Việc xác định các cơ hội giúp tổ chức tìm ra những điểm mạnh và tận dụng chúng để cải thiện hiệu suất môi trường, giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi thế cạnh tranh. 
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Bằng cách xác định các rủi ro pháp lý, tổ chức có thể đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, tránh những hình phạt và rắc rối do bị khiếu nại. 
  • Nâng cao hình ảnh: Một tổ chức có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả sẽ được khách hàng, đối tác và cộng đồng đánh giá cao, góp phần xây dựng hình ảnh tích cực. 
  • Đạt được sự phát triển bền vững: Việc xác định rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 giúp tổ chức tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế. 

Hy vọng rằng bài viết này của Intercert Việt Nam đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách để xác định được rủi ro và cơ hội trong ISO 14001. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp .

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá