HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một tiêu chuẩn quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đặt câu hỏi: “Có văn bản pháp quy nào bắt buộc chứng nhận HACCP hay không?” và “Luật pháp có quy định nào liên quan đến HACCP không?”. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về thông tin chi tiết về các quy định pháp luật hiện hành và lợi ích của việc áp dụng HACCP.
HACCP có bắt buộc đối với doanh nghiệp thực phẩm không?
Câu trả lời là: “Không bắt buộc”. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định rằng doanh nghiệp thực phẩm phải áp dụng bắt buộc chứng nhận HACCP.
Theo Khoản 1 – Điều 11 – Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”. Và theo Điểm K – Khoản 1 – Điều 12 – Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có nêu ra rằng các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Vậy, doanh nghiệp thực phẩm đã áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP sẽ được miễn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc HACCP không bắt buộc nhưng được khuyến khích áp dụng, bởi nó giúp giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Những quy định pháp luật liên quan đến HACCP
Mặc dù không bắt buộc, HACCP vẫn được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là một số quy định quan trọng:
1. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Một trong những điểm nổi bật của nghị định này là việc khuyến khích áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như tiêu chuẩn HACCP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điểm K – Khoản 1 – Điều 12 quy định rõ ràng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như HACCP hoặc các hệ thống tương đương sẽ được miễn thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính, đồng thời thúc đẩy việc triển khai các tiêu chuẩn quản lý chất lượng cao trong ngành thực phẩm.
Ngoài ra, nghị định còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của HACCP trong việc đảm bảo kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn trong chuỗi sản xuất thực phẩm, từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc áp dụng HACCP không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2. Luật An toàn thực phẩm 2010
Luật An toàn thực phẩm không quy định cụ thể về HACCP, nhưng nhấn mạnh vai trò của các biện pháp quản lý chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Như Khoản 4 – Điều 4 về Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm có nêu các doanh nghiệp thực phẩm nên thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều này gián tiếp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện HACCP cũng như các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khác.
Tại sao doanh nghiệp nên chứng nhận HACCP?
1. Thay thế Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (VSATTP)
Việc xây dụng chứng nhận HACCP giúp doanh nghiệp được miễn thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một lợi ích lớn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép VSATTP thường phức tạp, đòi hỏi nhiều giấy tờ liên quan. HACCP không chỉ loại bỏ những trở ngài này mà còn giúp đơn giản hóa quá trình quản lý. Ngoài ra, HACCP còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo ra niềm tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, giúp doanh nghiệp dễ dàng hợp tác và phát triển hơn trong tương lai.
2. Nâng cao uy tín doanh nghiệp
HACCP là tiêu chuẩn quốc tế được nhiều quốc gia chấp nhận. Việc doanh nghiệp sở hữu chứng nhận HACCP sẽ tăng cường uy tín với khách hàng, đặc biệt trong các giao dịch quốc tế. Chỉ trong nước, HACCP giúp khẳng định rõ ràng rằng sản phẩm đã qua kiểm duyệt nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn thực phẩm.
- Đối với thị trường trong nước: HACCP là một minh chứng cho thành tựu an toàn và chất lượng, góp phần xây dựng niềm tin từ phía người tiêu dùng. Việc đảm bảo rằng sản phẩm đạt chuẩn HACCP tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong mắt người tiêu dùng.
- Đối với thị trường quốc tế: HACCP là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang các quốc gia như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việc tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt ở những thị trường này góp phần khẳng định uy tín doanh nghiệp, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
3. Đảm bảo an toàn thực phẩm
HACCP cung cấp một khung kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, sản xuất cho đến lúc sản phẩm đến tay khách hàng. Việc tuân thủ HACCP giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, hóa chất độc hại, và những yếu tố nguy hiểm khác trong thực phẩm. Đây không chỉ là mục tiêu quan trọng đối với ngành thực phẩm mà còn đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
4. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp sở hữu chứng nhận HACCP sẽ có lợi thế vượt trội. Tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm mà còn mở rộng cơ hội kinh doanh.
- Thu hút đối tác chiến lược: Đối với các nhà phân phối, đối tác và nhà đầu tư, chứng nhận HACCP là một dấu hiệu đáng tin cậy chứng minh năng lực và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm.
- Chinh phục khách hàng tiềm năng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh. Chứng nhận HACCP giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, từ đó mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
- Cạnh tranh trong xuất khẩu: Tại thị trường quốc tế, chứng nhận HACCP không chỉ là yếu tố bắt buộc đối với một số thị trường lớn mà còn nâng cao khả năng thương lượng, giá trị hợp đồng của doanh nghiệp.
Việc sở hữu chứng nhận này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn toàn cầu, tạo nền tảng vững chắc để phát triển dài hạn trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế.
Mặc dù không có văn bản pháp quy bắt buộc chứng nhận HACCP, nhưng việc áp dụng tiêu chuẩn này mang lại nhiều lợi ích to lớn. Doanh nghiệp thực phẩm nên xem HACCP như một giải pháp toàn diện để cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và tăng cường năng lực cạnh tranh. Nếu các Quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc tiến hành chứng nhận HACCP, vui lòng liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin công ty Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com