Tư vấn FSC

Tiêu chuẩn FSC hiện rất phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt nếu cần xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Việc đạt được chứng nhận FSC sẽ giúp doanh nghiệp có hình ảnh tốt, tăng cường uy tín, đồng thời giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi nhuận bằng cách mở rộng thị trường quốc tế. 

Chứng nhận FSC là gì? 

FSC hay The Forest Stewardship là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng. Mục đích của tổ chức là thúc đẩy ngành lâm nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường, từ đó mang đến lợi ích bền vững cho kinh tế, xã hội. FSC điều hành một hệ thống chứng chỉ toàn cầu gồm 2 thành phần chính là: Quản lý rừng và chuỗi. 

Tiêu chuẩn FSC cấp phép cho cho các nhà bán lẻ, người dùng cuối quảng bá các sản phẩm được dán nhãn FSC mà không cần chứng nhận FSC. Tiêu chuẩn cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng xác định, mua và dùng gỗ, các lâm sản khác được làm bằng nguyên liệu lấy từ rừng được quản lý tốt. 

 FSC là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc của gỗ cho các nhà khai thác
FSC là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc của gỗ cho các nhà khai thác

Hiện nay có 3 loại chứng nhận SC được áp dụng, tương ứng với 3 tiêu chuẩn: 

  • FSC-CoC: Đây là chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm, thường được cấp cho các tổ chức còn lại của chuỗi cung ứng, tính từ thời điểm cây đã ra khỏi rừng. Khi sở hữu chứng chỉ này, tổ chức có quyền dán nhãn FSC cho sản phẩm đủ điều kiện của mình. 
  • FSC – FM: Đây là chứng nhận về quản lý rừng dành cho các đơn vị thực hiện trồng, khai thác rừng hoặc các đơn vị đại diện quản lý. 
  • FSC – CW: Đây là chứng nhận gỗ có kiểm soát FSC, dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng, đơn vị quản lý rừng, sản xuất/chế biến và thương mại dùng nguyên liệu rừng mà chưa được chứng nhận FSC-FM. 

Lợi ích khi áp dụng FSC 

Chứng nhận FSC mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, đặc biệt là giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng cơ hội kinh doanh, cụ thể như sau: 

  • Tăng lợi ích kinh doanh: Việc doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn FSC sẽ giúp các chủ rừng, doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm từ rừng có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài. Qua đó tiếp cận đến nhiều đối tác khác nhau và mang lại doanh thu, lợi nhuận cao. 
  • Tăng gắn kết giữ người tiêu dùng và doanh nghiệp: Sở hữu chứng nhận FSC sẽ tạo sự tin cậy cho thương hiệu công ty, người tiêu dùng có niềm tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với kinh tế, môi trường, xã hội. 
  • Bảo vệ rừng, ngăn biến đổi khí hậu: Chứng nhận FSC nêu rõ về việc cấm khai thác gỗ trái phép, làm giảm giá trị bền vững của rừng, nỗ lực giảm tình trạng phá rừng thông qua việc cấp chứng chỉ rừng, kiểm soát hoạt động liên quan đến rừng của các tổ chức sở hữu chứng nhận. Qua đó giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, hạn chế biến đổi khí hậu cũng như các ảnh hưởng khác đến môi trường. 
  • Đảm bảo nguồn gốc sản phẩm: Doanh nghiệp có thể không biết về các khu vực bị cấm khai thác ở các quốc gia, vùng lãnh thổ, nên dễ gặp rủi ro về nguồn cung cấp bất hợp pháp. Chứng chỉ FSC sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho tiếp cận nguồn cung cấp gỗ bất hợp pháp. 

Các loại nhãn của chứng nhận FSC hiện nay  

Chứng nhận FSC sử dụng logo là cây đánh dấu để chỉ ra rằng các sản phẩm được chứng nhận theo hệ thống FSC. Nếu thấy biểu tượng này trên nhãn bạn có yên tâm vì sản phẩm bạn mua đều chú trọng đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. 

Các nhãn FSC gồm: 

  • FSC 100%: Tất cả gỗ hoặc sợi có nguồn gốc từ rừng trong một sản phẩm FSC 100% đến từ rừng được chứng nhận FSC. Với nhãn này, sản phẩm được xử lý bằng hệ thống chuyển giao của FSC. 
Chứng nhận FSC 100%
Chứng nhận FSC 100%
  • Hỗn hợp FSC: Gỗ hoặc sợi trong sản phẩm FSC mix là hỗn hợp của: Gỗ/sợi nguyên sinh từ rừng, gỗ/sợi thu hồi/tái chế, gỗ được kiểm soát FSC. 
Chứng nhận FSC mix (hỗn hợp)
Chứng nhận FSC mix (hỗn hợp)
  • FSC tái chế: Gỗ hoặc sợi trong tái chế FSC phải được thu hồi trước khi tiêu dùng hoặc sau khi tiêu dùng. Sản phẩm có thể được sản xuất theo hệ thống tín dụng hoặc chuyển giao của FSC. 
Tiêu chuẩn FSC tái chế
Tiêu chuẩn FSC tái chế

Doanh nghiệp nào nên áp dụng FSC? 

Chứng nhận FSC có thể được áp dụng cho toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt địa điểm, loại hình dịch vụ, quy mô nhân sự… 

Trong đó, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau đây đặc biệt nên áp dụng FSC: 

  • Các nông trường, lâm trường. 
  • Đơn vị trồng rừng, khai thác rừng, chế biến, đơn vị vận chuyển. 
  • Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ gỗ. 
  • Nhà bán lẻ sản phẩm được làm từ gỗ. 
  • ….. 

Nguyên tắc áp dụng chứng nhận FSC 

Tiêu chuẩn FSC tập trung vào 10 nguyên tắc sau đây: 

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ các luật, quy định hiện hành, các hiệp ước, công ước và thỏa thuận quốc tế đã được phê chuẩn. 
  • Nguyên tắc 2: Duy trì, nâng cao phúc lợi xã hội cũng như kinh tế của người lao động. 
  • Nguyên tắc 3: Xác định, duy trì các quyền hợp pháp và tập quán của người bản địa về sở hữu, sử dụng, quản lý đất đai, lãnh thổ cũng như tài nguyên bị ảnh hưởng bởi hoạt động quản lý. 
  • Nguyên tắc 4: Duy trì và nâng cao phúc lợi xã hội, kinh tế của cộng đồng ở địa phương. 
  • Nguyên tắc 5: Quản lý hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của đơn vị quản lý để duy trì và nâng cao khả năng kinh tế, phạm vi lợi ích về môi trường, xã hội. 
  • Nguyên tắc 6: Duy trì, bảo tồn, phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị môi trường của đơn vị quản lý, cần tránh, sửa chữa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. 
  • Nguyên tắc 7: Có kế hoạch quản lý phù hợp với chính sách, mục tiêu của nó, tương ứng với quy mô, cường độ, rủi ro hoạt động. Kế hoạch quản lý cần được thực hiện và cập nhật dựa trên thông tin giám sát để thúc đẩy quản lý thích ứng. 
  • Nguyên tắc 8: Tiến trình đạt được mục tiêu quản lý, tác động của hoạt động quản lý và điều kiện của đơn vị được theo dõi, đánh giá tương ứng với quy mô, cường độ, rủi ro để quản lý thích ứng. 
  • Nguyên tắc 9: Duy trì, nâng cao các giá trị bảo tồn cao trong đơn vị quản lý qua việc áp dụng phương pháp phòng ngừa. 
  • Nguyên tắc 10: Các hoạt động quản lý thực hiện phải được lựa chọn và thực hiện phù hợp với mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường, tuân thủ nguyên tắc và tiêu chí chung. 
Chứng nhận có 10 nguyên tắc chính cần áp dụng
Chứng nhận có 10 nguyên tắc chính cần áp dụng

Quy trình cấp giấy chứng nhận FSC 

Để đạt được giấy chứng nhận FSC, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy trình như sau: 

  • Doanh nghiệp và đơn vị cấp chứng nhận sẽ gặp gỡ, trao đổi, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan. 
  • Đơn vị cấp chứng nhận khảo sát doanh nghiệp nếu cần và lên các chi phí chứng nhận. 
  • Hai bên soạn thảo hợp đồng hợp tác. 
  • Đơn vị cấp chứng nhận đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. 
  • Sau khi đánh giá xong thì sẽ thẩm xét hồ sơ xem có đạt yêu cầu hay không. 
  • Nếu đạt yêu cầu thì sẽ đăng ký và cấp chứng nhận, nếu không thì sẽ khắc phục và đánh giá lại. 
  • Đơn vị cấp chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hàng năm tại doanh nghiệp. 

Nhận tư vấn chứng nhận FSC ở đâu uy tín? 

Trên thị trường hiện tại có nhiều đơn tư vấn chứng nhận FSC, trong đó Intercert Việt Nam được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi chi phí hợp lý, tư vấn chuyên nghiệp và đạt được chứng nhận nhanh chóng. 

Intercert đã có trên 10 năm tư vấn các chứng chỉ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, giúp các doanh nghiệp đạt được chứng nhận và thành công hơn trong kinh doanh. Với chứng nhận FSC, Intercert Việt Nam đã có cơ hội tư vấn cho các doanh nghiệp về sản xuất, chế biến gỗ và nhận nhiều đánh giá tích cực từ các khách hàng. 

Để được tư vấn cụ thể hơn về chứng chỉ cũng nhận hướng dẫn từ chuyên gia, doanh nghiệp có thể liên hệ qua thông tin sau đây:  

  • Công ty Intercert Việt Nam 
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Hotline: 0969.555.610 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận IFS Food – Chứng nhận Quốc tế

Ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay làm trong lĩnh vực thực...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Tư vấn ISO 26000 – Chuyên nghiệp, chứng chỉ quốc tế 

ISO 26000 là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội không bắt buộc các doanh...

Chứng nhận BSCI

Tiêu chuẩn BSCI hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và...

IATF 16949

IATF 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá