Trên thế giới hiện nay có nhiều tiêu chuẩn về Hữu cơ, một trong những chương trình chứng nhận hữu cơ rất nói tiếng là tiêu chuẩn ORGANIC.
ORGANIC LÀ GÌ ?
Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy tình chế biến thực phẩm hữu cơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng.
Organic là sản phẩm hữu cơ là những sản phẩm được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion. Động vật cho thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa không dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng. Sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ những nông trại chú trọng việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất và nước để nâng cao chất lượng môi trường, môi sinh cho thế hệ tương lai.
CHỨNG NHẬN HỮU CƠ ORGANIC LÀ GÌ ?
Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.
Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ, …
Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ người sản xuất hữu cơ, nông dân phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất nào nó trong nông nghiệp hữu cơ. Quan trọng là tất cả các tiêu chuẩn sẽ cho biết những gì sẽ được làm và không được làm trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hóa chất.
PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ORGANIC
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển sản phẩm hữu cơ.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các quá trình trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản hữu cơ và các sản phẩm từ các quá trình nêu trên được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.
Ý NGHĨA CỦA TIÊU CHUẨN ORGANIC
Dán nhãn:
Việc dán nhãn Organic bao gồm:
- Chỉ công bố sản phẩm là “100 % hữu cơ” khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ [tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng ), không tính nước và muối (natri clorua)].
- Chỉ công bố sản phẩm là “hữu cơ” khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không được nêu trong Bảng A.2, Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
- Chỉ công bố sản phẩm “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu cơ (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối).
- Không được ghi nhãn là “hữu cơ” hoặc “được sản xuất từ các thành phần hữu cơ”, “được chế biến từ các thành phần hữu cơ”, “có chứa các thành phần hữu cơ” hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 % (tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối). Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ “hữu cơ” đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê.
NOTE: Các chất làm sạch và khử trùng thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng trong chế biến sản phẩm hữu cơ (Theo TCVN 11041)
Các tinh chất tự nhiên từ thực vật | Etanol | Vôi clorua (canxi oxy clorua, canxi clorua và canxi hydroxit) |
Các chất chiết từ thực vật | Isopropanol | Natri cacbonat |
Axit axetic | Ozon | Natri hydroxit |
Axit citric | Hydro peroxit | Xà phòng kali |
Axit formic | Clo dioxit | Xà phòng natri |
Axit lactic | Canxi hypoclorit | Cyclohexylamin |
Axit oxalic | Natri hypoclorit | Dietylaminoetanol |
Axit peraxetic | Canxi hydroxit (vôi tôi) | Octadecylamin |
Axit phosphoric | Canxi oxit (vôi sống) |
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN ORGANIC
-
Nguyên tắc sức khỏe
Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn và không tách rời.
-
Nguyên tắc sinh thái
Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng.
-
Nguyên tắc công bằng
Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.
-
Nguyên tắc cẩn trọng
Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.
CÁC YÊU CẦU CỦA CHỨNG NHẬN ORGANIC
- Về đa dạng sinh học: Là yêu cầu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
- Về vùng đệm: Được hiểu là Vùng bao quanh và tiếp giáp khu vực sản xuất hữu cơ, nhằm hạn chế ô nhiễm chất cấm từ bên ngoài vào khu vực sản xuất hữu cơ. Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.
- Về sản xuất song song: Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm
- Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, tuy nhiên hiện đã được xác nhận rằng ở nước ta hiện chưa có hạt giống và cây con hữu cơ để đáp ứng cho người sản xuất hữu cơ.
- Về các vật liệu biến đổi gen: Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ sinh vật biến đổi gen không được sử dụng và được hiểu là những sinh vật trong đó vật liệu di truyền đã được thay đổi theo cách không xảy ra tự nhiên mà thông qua công nghệ sinh học hiện đại (nhân và/hoặc tái tổ hợp tự nhiên). Các sinh vật biến đổi gen không bao gồm các sinh vật được tạo ra từ kỹ thuật tiếp hợp, chuyển nạp và lai giống. Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.
- Về các đầu vào hữu cơ: Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.
Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ
- Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ:
- Các chất này phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ;
- Việc dùng các chất này thực sự cần thiết và quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến;
- Việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào các tác động có hại đối với môi trường;
- Các chất này ít gây tác động bất lợi nhất đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật;
- Các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng và/hoặc chất lượng.
- Yêu cầu chi tiết và danh mục các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỨNG NHẬN ORGANIC
Mỗi tổ chức chứng nhận hữu cơ tạo nên một hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Những quy định này nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Yêu cầu mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ có trong sản phẩm.
- Tỉ lệ các thành phần tổng hợp được cho phép, nếu có (chất bảo quản, chất hóa học, hương liệu…)
- Các thành phần mà sản phẩm có thể hoặc không có thể bao gồm.
- Các quá trình có thể sử dụng để tạo ra hoặc quá trình sản xuất.
- Thành phần nước được tính.
Sản phẩm Organic được chứng nhận quốc tế nên các thành phần và quá trình sản xuất của nhà sản xuất phải được kiểm tra đều đặn bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ thứ 3 để đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn cần thiết
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI
- Tiêu chuẩn hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia USDA (Mĩ – ban hành năm 2005)
Đây tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngăt nhất bởi vì là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được cấp chứng nhận và sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.
- Tiêu chuẩn BDIH (Đức – ban hành năm 1995)
Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. BDIH định nghĩa “nơi có thể” tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới
- Tiêu chuẩn Soil Association (Anh – ban hành năm 2002)
Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ . Phương pháp này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.
- Cosmebio (Pháp – ban hành năm 2002)
Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
- Tiêu chuẩn Eco-cert (Pháp – ban hành năm 2002)
Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp
- Tiêu chuẩn Biogaranite (Bỉ – ban hành năm 2004)
Tương tự Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp
- Tiêu chuẩn Biocosc (Thụy Điển – ban hành năm 2006)
Yêu cầu 95% các thành phần nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng sản phẩm (bao gổm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp
LỢI ÍCH CỦA TRANG TRẠI/ DOANH NGHIỆP KHI ĐẠT CHỨNG NHẬN ORGANIC
Những tổ chức, doanh nghiệp áp dụng thành công chứng nhận hữu cơ Organic sẽ tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ khi được bán ra thị trường nếu được gắn nhãn Organic hoặc thực phẩm hữu cơ đây được xem là bằng chứng để chứng nhận sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Sẽ tạo ra một thương hiệu sản phẩm hữu cơ và tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.
Chính bản thân doanh nghiệp cũng tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế khoa học và Công nghệ thừa nhận. Hiện tại có rất nhiều trang trại/ doanh nghiệp đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áp dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041: 2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.
Đối với nhà sản xuất, chứng nhận mang lại giá trị cao cho sản phẩm từ trang trại. Giúp sản phẩm dễ dàng đến được các thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về thực phẩm an toàn và sạch. Việc thực hiện và chứng nhận còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi tại đó. Ngoài ra, áp dụng và được chứng nhận hữu cơ cũng là một cam kết của nhà sản xuất về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tối đa rác thải, bảo vệ nguồn đất, nước, vi sinh vật và hệ sinh thái. Giúp con người phát triển hài hòa và bền vững với thiên nhiên.
Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn> từ những việc đó sẽ tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ.
Để được Tư Vấn ORGANIC xin liên hệ thuvientieuchuan.org theo số Hotline: 0948.690.698