Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 được Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế ISO ban hành làm nền tảng cho hầu hết các bộ tiêu chuẩn ISO hiện nay. ISO 9001 có quy định các yêu cầu đối với một hệ thống Quản lý Chất lượng được các Doanh Nghiệp áp dụng để thỏa mãn khách hàng và những lợi ích cho chính doanh nghiệp áp dụng.
Bài viết này Intercert Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết về bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và những điểm lưu ý để tổ chức, doanh nghiệp của bạn xây dựng và áp dụng cho hiệu quả nhất.
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001 LÀ GÌ ?
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong những bộ tiêu chuẩn cơ bản nhất của tổ chức ISO làm nền tảng cho ra đời những bộ tiêu chuẩn sau này. ISO 9001 nằm trong một phần của ISO 9000 có đưa ra những yêu cầu về việc tổ chức, doanh nghiệp xây dựng một hệ thống Quản lý Chất lượng đảm bảo nhất.
Tính đến năm 2018, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là phiên bản ISO 9001:2015. Đây là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức ISO phát triển và ban hành vào 24/9/2015 (phiên bản ban đầu được ban hành năm 1987).
NGUỒN GỐC CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001
Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 gắn liền với sự ra đời của hệ thống ISO 9000 về một hệ thống Quản lý Chất lượng hiệu quả và có hiệu lực. Bộ tiêu chuẩn này ra đời trong một bối cảnh các doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức của thị trường cũng như các nhu cầu về việc đảm bảo chất lượng ngày càng gia tăng của các đối tác thương mại và người tiêu dùng có nhu cầu đảm bảo chất lượng ngày một tăng.
Trong những năm 1970 nhiều doanh nghiệp lớn đã công bố tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng của riêng họ. Những tiêu chuẩn này có đưa ra những ý tưởng về một niềm tin vào việc sản xuất sản phẩm đạt được từ hệ thống Quản lý chất lượng và sổ tay chất lượng được doanh nghiệp phê duyệt áp dụng.
Vào cuối những năm 70, lần đầu tiên một tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống chất lượng đã được Viện Tiêu chuẩn Anh (British Standard Institute- BSI ) xây dựng và ban hành năm 1979 (BS5750:1979) dựa trên tài liệu Hướng dẫn BS5179 và các tài liệu về yêu cầu và thuật ngữ về hệ thống chất lượng của Bộ Quốc phòng. Sự gia tăng của thương mại quốc tế trong những năm 1980 đã làm dấy lên nhu cầu về một hệ thống chất lượng được quốc tế công nhận. Từ đầu những năm 1980, theo đề nghị của Viện Tiêu chuẩn Anh với sự tham gia của nhiều thành viên ISO khác ở châu Âu, ISO đã quyết định thành lập Ban ký thuật ISO/TC176 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất về quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành bao gồm các tiêu chuẩn cốt lõi sau đây:
- ISO 9001:2015 “Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng”.
- ISO 9001:2015 “ Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu”.
- ISO/TS 9001:2016 “Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng ISO 9001: 2015”.
- ISO 9004:2009 “Quản trị cho sự thành công bền vững của tổ chức – Cách tiếp cận quản lý chất lượng”.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001
- 1987: Ban hành lần đầu tiên bộ tiêu chuẩn ISO 9001.
- 1994: Bộ tiêu chuẩn này được chỉnh sửa và soát xét bổ sung ban hành vào năm đó thành phiên bản ISO 9001:1994
- 2000: Phiên bản mới hơn được ban hành có những thay đổi lấy tên là ISO 9001:2000
- 2008: Chuyển đổi lên phiên bản mới ISO 9001:2008
- 2015: Phiên bản mới nhất và hiện nay cũng đang có hiệu lực ISO 9001:2015.
NhỮNG ĐIỂM MỚI MÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 CÓ
- Đưa ra được những yêu cầu cụ thể và rõ rang về tư duy dựa trên rủi ro nhằm hỗ trợ thiết lập cũng như vận hành một hệ thống quản lý chất lượng.
- Có tư duy kết hợp với các phương pháp tiếp cận theo chu trình P-D-C-A (Plan – Do – Check – Act) trong Hệ thống Quản lý Chất lượng.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 này ít nhấn mạnh vào phần tài liệu cũng như các yêu cầu quy định.
- Việc này có thể giúp xác định được các ranh rới của một Hệ thống Quản lý chất lượng, cải tiến khả năng áp dụng đối với dịch vụ.
- Bộ tiêu chuẩn này có nhấn mạnh vào nhiều hơn nữa các kết quả mong muốn nhằm cải tiến sự hài long của khách hàng.
- Cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc quản trị chất lượng trong vòng 10 năm tiếp theo.
- Có được những phản ánh môi trường khá phức tạp đang gia tăng đối với hành động của doanh nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Các yêu cầu của ISO 9001:2015 được nêu trong 7 Điều khoản, từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Chi tiết như sau:
1. Phạm vi áp dụng.
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tổ chức
5. Sự lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Điều hành
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến.
Nội dung các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo iso. Qua đó, Doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình để đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO này.
Các Điều khoản 4 đến 10 được minh hoạ bằng mô hình Tiếp cận theo quá trình và chu trình PDCA. Như sau:
NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH CỦA ISO 9001:2015
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất hiện nay của ISO 9001. Với việc thay đổi có nhiều cập nhật so với phiên ban trước đó là ISO 9001:2008 được thể hiện thông qua các điểm mói như sau:
A: Cấu trúc và thuật ngữ
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được viết dựa trên cấu trúc cấp cao (High Level Structure) đưa ra khuôn khổ chung cho tất cả các hệ thống quản lý sẽ vận hành kể từ năm 2015. Đây là điều cải tiến lớn nhất của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cho các bộ tiêu chuẩn khác ban hành sau này. Với việc áp dụng tiêu chuẩn mới thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kết hợp hệ thống quản lý chất lượng vào các quá trình kinh doanh cốt lõi và có sự tham gia nhiều hơn của lãnh đạo cao nhất.
TCVN ISO 9001: 2015 | TCVN ISO 9001: 2008 |
1.Phạm vi (Scope) | 1.Phạm vi (Scope) |
2.Tài liệu viện dẫn (Normative reference) | 2. Tài liệu viện dẫn (Normative reference) |
3.Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and definition) | 3. Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and definition) |
4.Bối cảnh của doanh nghiệp (Context of the Organization) | 4.Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system) |
5.Lãnh đạo (Leadership) | 5.Trách nhiệm của lãnh đạo (Resource management) |
6.Hoạch định (Planning) | 6.Quản lý nguồn lực (Resource management) |
7.Hỗ trợ (Support) | 7.Tạo sản phẩm (Product realization) |
8.Thực hiện (Operation) | 8.Đo lường, phân tích và cải tiến (Measurement, analysis and improvement) |
9.Đánh giá (Performance Evaluation) | Không quy định |
10. Cải tiến (Improvement) | Không quy định |
Hình sau đây thể hiện cách thức các điều khoản của cấu trúc cấp cao mới có thể áp dụng cho chu trình P-D-C-A (Hoạch định- thực hiện- kiểm tra- hành động). Chu trình P-D-A-C có thể áp dụng đối với toàn bộ quá trình và hệ thống quản lý chất lượng.
B: Sản phẩm và dịch vụ
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có sư dụng thuật ngữ “sản phẩm” bao gồm tất cả các loại đầu ra. Bước sang phiên bản mới nhất này có sử dụng sản phẩm và dịch vụ bao gồm tất cả các loại đầu ra (phần cứng, dịch vụ, phần mềm và vật liệu đã được xử lý).
Với phiên bản mới này có đưa thêm từ “dịch vụ” vào nhằm giúp nhận mạnh hơn nữa những khác biệt giữa các sản phẩm và dịch vụ trong việc áp dụng một số các yêu cầu. Đặc trưng của dịch vụ là ít nhất phần đầu ra được thực hiện tại nơi tương giao với khách hàng. Điều này có nghĩa là, sự phù hợp với các yêu cầu không nhất thiết được xác nhận trước khi chuyển giao dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ có tiến hành bổ sung thêm các khái niệm và nội dung yêu cầu đối với các bên quan tâm. Với những bên quan tâm được hiểu chính là các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể ảnh hưởng cũng như chịu ảnh hưởng của các quyết định hay hoạt động của doanh nghiệp. Những bên có quan tâm đó có thể là: khách hàng, chủ sở hữu, nhân sự của doanh nghiệp hay nhà cung cấp ngân hàng. Và cơ quan quản lý.
D: Tư duy dựa trên rủi ro, cơ hội
Khái niệm về quan điểm tiếp cận rủi ro đã được hàm ý trong những phiên bản trước của tiêu chuẩn (ISO 9001: 2008), ví dụ như thông qua các yêu cầu đối với việc hoạch định, xem xét và cải tiến. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 quy định hoạch định rủi ro và cơ hội (Điều 6.1) đối với:
-Bối cảnh của doanh nghiệp.
– Nhu cầu và mong đợi của
– Các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
Điều này thể hiện việc áp dụng quan điểm tiếp cận rủi ro, cơ hội cho việc hoạch định và thực hiện các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (xem 4.4) và sẽ hỗ trợ cho việc xác định mức độ duy trì các thông tin dạng văn bản.
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Tổ chức và các Doanh Nghiệp của bạn một khi tiến hành áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và đạt được giấy chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ có thể đạt được những lợi ích to lớn như sau:
ISO 9001:2015 giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh quản lý
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp có thể xác định cũng như quản lý các vấn đề về mặt chất lượng một cách toàn diện nhất.
- Bộ tiêu chuẩn này giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp chủ động kiểm soát được những rủi ro để có thể đáp ứng được khả năng cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
Đáp ứng tổ hơn với những yêu cầu khách hàng/ đối tác
- Với việc tổ chức, doanh nghiệp của bạn tuân thủ đúng các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 có thể đáp ứng tốt được các yêu cầu của khách hàng và đối tác.
- Giúp cho tổ chức, doanh nghiệp của bạn tạo dựng được uy tín trên thị trường và có thể có được cơ hội có được nhiều khách hàng hơn
- Nâng cao hơn nữa uy tín và hình ảnh thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Gia tăng lợi nhuận cho khách hàng một cách bền vững
- Nhờ bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể giúp cho hệ thống Quản lý Chất lượng được tốt hơn giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
- Hệ thống ISO 9001 giúp cải tiến được các kết quả của hoạt động và cải tiến quá trình sẽ cắt giảm các lỗi và gia tăng được lợi nhuận.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có sự tập trung cao hơn về tư duy dựa trên rủi ro trong việc kiểm soát các quá trình của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 góp phần hỗ trợ tích cực cho việc đáp ứng được các thách thức của thời kỳ công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi động trên thế giới, sự đa dạng kinh doanh và thương mại toàn cầu.
>>> Để được tư vấn làm giấy chứng nhận ISO 9001:2015 quý công ty vui lòng liên hệ đến Intercert Việt Nam để có thể được tư vấn một cách chuyên nghiệp nhất. 0969 555 610