Thế giới ngày nay phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết chuyển sang mô hình kinh tế bền vững hơn. Bộ tiêu chuẩn ISO 59000 được cho là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi này. Với những hướng dẫn toàn diện cho các công ty trên toàn thế giới, ISO 59000 không chỉ cung cấp lộ trình để áp dụng nên kinh tế tuần hoàn mà còn giúp thúc đẩy quản lý tài nguyên có trách nhiệm trên quy mô toàn cầu. Bài viết này Intercert Việt Nam chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn ISO 59000.
TIÊU CHUẨN ISO 59000
Bộ tiêu chuẩn ISO 59000 bao gồm nhóm các tiêu chuẩn được phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 323. Hệ thống những tiêu chuẩn ISO 59000 này về Kinh tế tuần hoàn bao gồm có 7 tiêu chuẩn khác nhau. Các tiêu chuẩn này có đưa ra được những thuật ngữ, nguyên tắc và cung cấp những hướng dẫn để thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế tuần hoàn. Hiện tại, các bản dự thảo đầu tiên đã được công bố và đang trong giai đoạn bỏ phiếu.
MỤC TIÊU CỦA NHÓM TIÊU CHUẨN ISO 59000
Bộ tiêu chuẩn ISO-59000 mới: Một khuôn khổ toàn cầu hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO 59000 bao gồm việc:
- Đưa ra được các hướng dẫn và yêu cầu tổ chức tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
- Đưa ra những đề xuất về các công cụ hỗ trợ nhằm giảm thiểu tối đa lãng phí đồng thời gia tăng được các hiệu quả tuần hoàn tài nguyên.
- ISO 59000 ban hành giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
7 TIÊU CHUẨN CHÍNH THUỘC CHUỖI ISO 59000
Được ban hành với một nhóm gồm 7 tiêu chuẩn con khác nhau. Những thông tin chi tiết về 7 tiêu chuẩn này được thể hiện như sau:
- Tiêu chuẩn ISO 59004: Kinh tế tuần hoàn thuật ngữ, nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện
Tiêu chuẩn ISO 59004 – Kinh tế tuần hoàn – Thuật ngữ, nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện. Bộ tiêu chuẩn này có đưa ra những thuật ngữ cùng hướng dẫn cho các Doanh nghiệp áp dụng vào tổ chức của mình. ISO 59004 áp dụng cho mọi tổ chức (công hoặc tư), bất kể quy mô, lĩnh vực hay vị trí trong chuỗi giá trị. Phiên bản duy nhất của tiêu chuẩn này là ISO 59004:2024 được công bố vào ngày 22/05/2024.
- Tiêu chuẩn ISO 59010: Kinh tế tuần hoàn – Hướng dẫn chuyển đổi mô hình kinh doanh và mạng lưới giá trị
Tiêu chuẩn ISO 59010: Kinh tế tuần hoàn – Hướng dẫn chuyển đổi mô hình kinh doanh và mạng lưới giá trị. Tiêu chuẩn ISO 59010 này hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai mô hình kinh doanh tuần hoàn, áp dụng linh hoạt cho mọi ngành nghề. Tiêu chuẩn ISO 59010:2024 được công bố vào ngày 22/05/2024.
- Tiêu chuẩn ISO 59020: Kinh tế tuần hoàn – Đo lường và đánh giá tính tuần hoàn
Tiêu chuẩn ISO 59020: Kinh tế tuần hoàn – Đo lường và đánh giá tính tuần hoàn. Bộ tiêu chuẩn ISO 59020 này có đưa ra những khung đánh giá hiệu quả của các hoạt động tuần hoàn, giảm sử dụng tài nguyên và khuyến khích dòng tuần hoàn tài nguyên. Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn này là ISO 59020:2024, ban hành ngày 22/05/2024.
- Tiêu chuẩn ISO 59014: Quản lý môi trường và kinh tế tuần hoàn – Tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc của việc thu hồi vật liệu thứ cấp – Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn
Tiêu chuẩn ISO 59014: Quản lý môi trường và kinh tế tuần hoàn – Tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc của việc thu hồi vật liệu thứ cấp – Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn. ISO 59014 đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong việc sử dụng vật liệu thứ cấp. Phiên bản có hiệu lực hiện nay là ISO 59014:2024
- Tiêu chuẩn ISO/FDIS 59040: Kinh tế tuần hoàn – Bảng dữ liệu về tính tuần hoàn của sản phẩm
Tiêu chuẩn ISO/FDIS 59040: Kinh tế tuần hoàn – Bảng dữ liệu về tính tuần hoàn của sản phẩm. Tiêu chuẩn ISO/FDIS 59040 hỗ trợ cung cấp thông tin rõ ràng về mức độ tuần hoàn của các sản phẩm. Hiện ISO/FDIS 59040 đã phát hành bản dự thảo cuối cùng và đang trong giai đoạn phê duyệt.
- Tiêu chuẩn ISO/CD TR 59031: Kinh tế tuần hoàn – Phương pháp tiếp cận dựa trên hiệu suất – Phân tích các nghiên cứu điển hình
Tiêu chuẩn ISO/CD TR 59031: Kinh tế tuần hoàn – Phương pháp tiếp cận dựa trên hiệu suất – Phân tích các nghiên cứu điển hình. Tiêu chuẩn ISO/CD TR 59031 tập trung vào việc triển khai hiệu quả các hoạt động dựa trên hiệu suất trong kinh tế tuần hoàn. Ủy ban Kỹ thuật ISO/TC 323 đang xem xét bản dự thảo của tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn ISO TR 59032: Kinh tế tuần hoàn – Đánh giá việc triển khai mô hình kinh doanh
Tiêu chuẩn ISO TR 59032: Kinh tế tuần hoàn – Đánh giá việc triển khai mô hình kinh doanh. Tiêu chuẩn ISO TR 59032 hướng dẫn đánh giá tính hiệu quả và thực tế khi áp dụng các mô hình kinh doanh tuần hoàn. Phiên bản hiện tại của tiêu chuẩn này là ISO TR 59032 được ban hành vào 22/05/2024.
6 NGUYÊN TẮC CỐT LÕI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 59000
Bộ tiêu chuẩn ISO 59000 xây dựng nền kinh tế tuần hoàn thông qua sáu nguyên tắc quan trọng tạo điều kiện giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bền vững.
-
Tư duy hệ thống
Theo ISO 59000 định hướng hoạt động của tổ chức trên tư duy tổng thể. Điều này có bao gồm việc tác động với môi trường, kinh tế và xã hội.
-
Tạo giá trị thông qua hiệu quả tài nguyên
Tổ chức sử dụng hiểu quả nguồn tài nguyên không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và giúp giảm thiểu tối đa lãng phí và tối ưu hóa sản xuất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sống bền vững.
-
Chia sẻ giá trị
Mô hình nền kinh tế tuần hoàn giúp khuyến khích được sự hợp tác cũng như chia sẻ tốt các giá trị giữa các bên liên quan tạo ra hệ sinh thái bền vững hơn.
-
Đảm bảo tính khả dụng của tài nguyên
Nguyên tắc 4 này hướng vào việc đảm bảo quản lý tốt nguồn tài nguyên và sẵn sàng tái chế sử dụng giảm thiểu sụ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo.
-
Truy xuất nguồn gốc tài nguyên
Khả năng theo dõi tài nguyên dọc theo toàn bộ chuỗi giá trị giúp các tổ chức minh bạch hơn trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên, từ đó xây dựng niềm tin với các bên liên quan.
-
Bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Với một nền kinh tế tuần hoàn không chỉ cần tập trung vào việc giảm thiểu tối đa các tác động của môi trường mà còn hướng đến việc khôi phục cũng như bảo tồn hệ sinh thái cũng như sự đa dạng sinh học.
HƯỚNG DẪN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN
Như chúng ta đã biết thì quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế tuần khá khó khăn trong thời gian đầu. Việc này có thể không thể làm được nếu như không tái cấu trúc các mô hình kinh doanh và mạng lưới giá trị.
Với ISO 59000 mang đến một giải pháp hiệu quả hơn bằng cách xác định các điểm cần thay đổi và các lĩnh vực cần cải thiện. Các tiêu chuẩn này cũng giúp đo lường và đánh giá được tốt hiệu suất tuần hoàn trên toàn bộ tổ chức, tư vấn đo lường khả năng tái tạo, tái sử dụng và tái chế của dòng tài nguyên và toàn bộ vòng đời.
Các chỉ số và phương pháp được trình bày có thể được bổ sung bằng các phương pháp khác để đánh giá hiệu quả của nền kinh tế tuần hoàn và tính bền vững của hoạt động, phương pháp có liên quan nhất là Đánh giá vòng đời (LCA). Vào cuối năm 2023, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu đã bắt đầu công việc bổ sung cho ISO 59000.
HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN THEO ISO 59000
ISO 59004 nêu ra bốn hành động thiết yếu để đạt được nền kinh tế tuần hoàn:
- Tạo ra giá trị gia tăng: Thiết kế các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng trong suốt vòng đời của chúng.
- Giữ lại giá trị: Tối đa hóa việc sử dụng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, linh kiện và vật liệu thông qua việc chia sẻ nền tảng, tái sử dụng và tái sản xuất.
- Tái tạo hệ sinh thái: Áp dụng các biện pháp tái tạo để đảm bảo khả năng phục hồi và năng suất lâu dài của hệ sinh thái tự nhiên.
- Thu hồi giá trị: Triển khai các hệ thống thu gom, phân loại và tái chế hiệu quả để thu hồi giá trị từ các luồng chất thải.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
- Website: https://intercertvietnam.com/
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.