Tiêu Chuẩn ISO 50001:2018: Hệ thống Quản Lý Năng Lượng (EnMS)

Ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi sử dụng nguồn năng lượng cực lớn. Nguồn năng lượng này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như doanh thu của Doanh Nghiệp. Chính vì thế việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng chính là vấn đề mọi tổ chức cần cân nhắc. Bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018 chính là giải pháp giúp cắt giảm và sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn năng lượng cho các doanh nghiệp hiện nay. Bài viết này Intercert Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn ISO 50001.

TIÊU CHUẨN ISO 50001 LÀ GÌ ? 

Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 chính là bộ tiêu chuẩn Quốc tế được tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành năm 2011. Bộ tiêu chuẩn này có đưa ra những quy định về việc tổ chức cần thiết lập kế hoạch thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến Hệ thống Quản lý ăng lượng (EnMS). Với cách tiếp cận cụ thể giúp tổ chức quản lý, kiểm soát và tối ưu được hiệu suất của hệ thống Quản lý Năng lượng một cách có hệ thống.

tiêu chuẩn ISO 50001:2018

Intercert Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 50001:2018

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 50001

Như chúng ta đã biết hiện nay năng lượng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp. Nguồn năng được đến từ nhiều nguồn tuy nhiên hiện nay phần lớn là nguồn năng lượng hóa thạch và không thể tái chế được. Chính vì thế việc tránh lãng phí dẫn đến tình trạng thiếu hụt đang là một trong những thách thức lớn đòi hỏi sự chung tay của nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiểu được điều đó thì tháng 6 năm 2011 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cũng đã cho ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 50001;2011 – Hệ thống Quản lý Năng lượng và các yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Bộ tiêu chuẩn này có đưa ra được các mô hình về một hệ thống Quản lý năng lượng cùng với đó thì chúng được thiết kế nhằm tập trung vào việc cải tiến hiệu suất năng lượng đồng thời góp phần gia tăng hiệu quả của nguồn năng lượng đồng thời giúp sử dụng tốt nguồn năng lượng đó một cách khôn ngoan hơn.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 50001

Như đã chia sẻ bên trê bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018 được ban hành dành cho hoạt động kiểm soát và sử dụng năng lượng hiệu quả. Tất cả mọi doanh nghiệp, tổ chức có tiến hành hoạt động đều cần đến nguồn năng lượng do đó bộ tiêu chuẩn này được cho là có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức. Với quy mô bất kì không phân biệt đến điều kiện địa lý, văn hóa và xã hội.

tiêu chuẩn ISO 50001:2018

Bộ tiêu chuẩn này thực sự phù hợp với những doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng lượng lớn nguồn năng lượng và có mong muốn cải thiện hiệu suất cũng như tiết kiệm nguồn năng lượng. Với những yêu cầu cải tiến hiệu quả nguồn năng lượng một cách liên tục tuy nhiên không xác định được mức độ cải tiến hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn này được sử dụng độc lập hoặc có thể tích hợp được với các hệ thống Quản lý khác.

MỤC TIÊU RA ĐỜI CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 50001 

Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp đều có mong muốn sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Bộ tiêu chuẩn giúp quản lý nguồn năng lượng một cách hiệu quả và minh bạch hơn. Điều này giúp thúc đẩy cũng như nhân rộng ra những hành động quản lý năng lượng một cách tối thiểu.

Việc sử dụng hợp lý nguồn năng lượng cho doanh nghiệp. Đồng thời tiết kiệm và kiểm soát tốt sử dụng nguồn năng lượng là mục đích chính của bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018 muốn đạt tới.

Một số lưu ý:

  • Doanh nghiệp đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo và hiểu các yêu cầu và thay đổi chính đối với tiêu chuẩn
  • Xác định các điểm chưa phù hợp của hệ thống so với tiêu chuẩn mới.
  • Thực hiện hành động khắc phục và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện.

MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018

Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 hiện nay cũng giống như các tiêu chuẩn ISO được Cấu trúc bậc cao (HLS – High Level Structure). Qúa trình vận hành được dựa trên nguyên tắc tiếp cận theo quá trình và theo chu trình PDCA (Hoạch định- Thực hiện- Kiểm tra- Cải tiến). Vì thế nó đảm bảo tính tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến khác.

  • Quá trình thiết lập chính sách năng lượng

Chính sách năng lượng là một phần quan trọng của bộ tiêu chuẩn ISO 50001. Trong này bạn sẽ thấy được những cam kết của ban lãnh đạo nhằm đạt được các cải tiến về hiệu suất năng lượng cũng như những cam kết về việc thuân thủ các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu có liên quan khác.

tiêu chuẩn ISO 50001:2018

  • Quá trình hoạch định năng lượng

Việc hoạch định các nguồn năng lượng cơ bả giúp xác định được các yêu cầu pháp luật cũng như những yêu cầu khác của tổ chức. Việc xem xét và xác định các nguồn năng lượng cơ sở cũng như chỉ số hiệu suất năng lượng và đưa ra dược mục tiêu chi tiết.

  • Quá trình thực hiện và điều hành

Đây có thể là một trong những giai đoạn giúp triển khai việc thực hiện tốt ccs hoạt động quản lý cũng như điều hành để có thể dựa trên được các kết quả về mặt đầu ra của hoạch định nguồn năng lượng.

  • Quá trình kiểm tra

Việc kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp với hệ thống ISO 50001. Từ đó có những kế hoạch, định hướng tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

  • Quá trình xem xét

 Lãnh đạo cao nhất thể hiện vai trò của mình thông qua việc xem xét định kỳ Hệ thống quản lý năng lượng nhằm đảm bảo nó luôn phù hợp và được duy trì có hiệu lực.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018 

Cũng giống như các bộ tiêu chuẩn ISO khác. Hệ thống Quản lý Năng lượng theo ISO 50001:2018 được cấu trúc theo bậc cao cấp Cấu trúc bậc cao (HLS – High Level Structure). Nội dung chính của bộ tiêu chuẩn này có bao gồm 10 nội dung chính đi kèm 2 phụ lục tham khảo trong đó có 3 nội dung có liên quan đến các quy định chung.

(1. Phạm vi áp dụng, 2. Tài liệu viện dẫn, 3. Thuật ngữ và định nghĩa) và 5 nội dung liên quan đến yêu cầu về hệ thống quản lý năng lượng (4. Bối cảnh của tổ chức, 5. Sự lãnh đọa, 6. Hoạch định, 7. Hỗ trợ, 8. Thực hiện, 9. Đánh giá kết quả thực hiện, 10. Cải tiến).

Nội dung chính của các yêu cầu này được giới thiệu theo các điều khoản tương ứng của tiêu chuẩn ISO/IEC 19025:2017 để dẽ theo dõi và nhận biết.

Các quy định chung

1. Quy định về phạm vi

ISO 50001:2018 có đưa ra những quy định về phạm vi thiết lập thực hiện và duy trì cải tiến hệ thống Quản lý Năng lượng.

2. Quy định về tài liệu kham khảo

Không có tài liệu kham khảo trong tiêu chuẩn này

tiêu chuẩn ISO 50001:2018

3. Các yêu cầu chính về hệ thống quản lý năng lượng

Theo đó thì bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018 này được vận hành dựa trên việc vận dụng theo chu trình P-D-C-A (Plan- Do- Check- Act) và kết hợp quản lý năng lượng vào các thực hành của tổ chức hiện có như được minh họa trong hình dưới đây:

Với những yêu cầu chính về một hệ thống Quản lý Năng lượng cũng được quy định trong các điều từ 4 đến 10 của bộ tiêu chuẩn nhằm thiết lập và thực hiện cũng như duy trì cải tiến Hệ thống Quản lý Năng lượng. Các yêu cầu này đươc giới thiệu theo các điều khoản tương ứng của tiêu chuẩn ISO 50001:2018 để dễ theo dõi và nhận biết, cụ thể như sau:

4. Bối cảnh của tổ chức

Tổ chức của bạn cần tiến hành đưa ra các yêu cầu liên quan đến bối cảnh của tổ chức. Trong điều khoản này có bao gồm 4 điều khoản từ 4.1 đến 4.4 có quy định theo các yêu cầu đối với việc xác định các yếu tố bên ngoài, bên trong và các bên liên quan.

5. Vai trò lãnh đạo

Với nhóm yêu cầu về vai trò của ban lãnh đạo trong điều 5 này có bao gồm 3 khoản từ 5.1 cho đến 5.3 với những quy định về các yêu cầu đối với vai trò lãnh đạo cũng như cam kết đối với việc cải tiến một cách liên tục các hoạt động năng lượng.

6. Hoạch định

Nhóm yêu cầu liên quan đến hoạch định (Điều 6) bao gồm 06 khoản (từ 6.1 đến 6.6) quy định các yêu cầu đối với hoạt động xem xét có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động năng lượng của tổ chức. Nhũng mục đích và phương pháp xác định cũng như cập nhật và duy trì các điều khoản về thực hiện kiểm soát năng lượng một cách hiệu quả nhất.

7. Hỗ trợ

Nhóm yêu cầu liên quan đến hỗ trợ (Điều 7) bao gồm 05 khoản (từ 7.1 đến 7.5) quy định các yêu cầu đối với : Cung cấp các nguồn lực cần thiết (Nguồn lực) bao gồm xác định cũng như đảm bảo nguồn năng lực cầ thiết của nhân sự có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động năng lượng. Các cách thức trao đổi kiểm soát cũng như lưu trữ thông tin nội bộ với bên ngoài.

8. Điều hành

Trong điều 8 này bao gồm có 3 điều khoản nhỏ từ 8.1 đến 8.3 có quy định về các yêu cầu đối với việc cách thức lập kế hoạch thực hiện cũng như kiểm soát các quá trình có liên quan đến SEUs (6.3) của tổ chức/ doanh nghiệp (Hoạch định điều hành và kiểm soát)

9. Đánh giá kết quả hoạt động

Điều 9 này có bao gồm 3 điều khoản con từ điều khoản 9.1 đến 9.3 có những quy định đối với hoạt động theo dõi, đo lường, phân tích các kết quả hoạt động năng lượng của tổ chức.

Đồng thời cần tính toán các nội dung đầu vào, đầu ra xem xét của lãnh đạo cũng như cách thức lặp, lưu thông và lưu trữ thông tin kết quả xem xét của lãnh đạo.

10. Cải tiến

Điều khoản 10 bao gồm những yêu cầu có liên quan đến việc cải tiến hoạt động của tổ chức. Việc này có bao gồm các hành động thực hiện khi có sự không phù hợp.

Việc thực hiện cam kết về việc chứng minh cải tiến một cách liên tục sự không phù hợp và thỏa đáng cũng như việc thực hiện cải tiến trong tổ chức và năng lượng của tổ chức.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG THÀNH CÔNG TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018

Khi doanh nghiệp, tổ chức của bạn xây dựng thành công Hệ thống Quản lý Năng lượng Theo ISO 50001:2018 có thể mang lại nhiều lợi ích lớn mà doanh nghiệp của bạn không thể ngờ tới.

  • Nhờ hệ thống ISO 50001:2018 được áp dụng một cách cụ thể mà doanh nghiệp của bạn cần đạt được sự thành công bền vững.
  • Việc này nhằm hỗ trợ cho ban lãnh đạo của tổ chức và doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành một cách hiệu quả nguồn năng lượng.
  • Nhờ hệ thống Quản lý Năng lượng được hiệu quả mà giúp thúc đẩy tốt việc áp dụng các thực hành tốt về nguồn năng lượng cũng đã được chấp nhận toàn cầu. Việc này còn cầ thiết nhằm duy trì các biện pháp giúp kiểm soát quy trình thay đổi nội bộ và bên ngoài của tổ chức.

tiêu chuẩn ISO 50001:2018

  • Bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2018 được áp dụng giúp tổ chức tăng cường công tác bảo vệ môi trường do các nỗ lực của việc cắt giảm sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.
  • Tạo dựng lòng tin cho khách hàng cũng như các đối tác kinh doanh về một Hệ thống Quản lý Năng lượng được tuân thủ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001:2018.
  • Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn Chứng nhận ISO 50001:2018 giúp thỏa mãn được tối đa các nhu cầu mong đợi của xã hội. Điều này giúp đáp ứng được với quyết định hàng năm của Thủ tướng Chính phủ từ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610
  • Email sales@intercertvietnam.com
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tải xuống ISO 45001 pdf miễn phí

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến hệ thống...

Bộ tài liệu ISO 45001 mới nhất doanh nghiệp nên có

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và...

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá