Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống Quản Lý An toàn Thực Phẩm

Sau hàng ngàn vụ ngộ độc thức phẩm hàng năm thì việc đảm bảo An toàn Thực phẩm luôn luôn được đặt ra trở thành một việc bắt buộc cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành nhằm giúp cho tổ chức cải thiện được những rủi ro mất an toàn thực phẩm đồng thời tạo ra được sản phẩm an toàn hơn và sạch sẽ hơn.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống Quản lý An Toàn Thực Phẩm và các yêu cầu giúp tổ chức áp dụng đúng và chuẩn hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ ?

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành và xây dựng nhằm tập trung dành riêng cho các tổ chức sản xuất thực phẩm. Với tên gọi đầy đủ chính là ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm và các yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 này được phát triển cũng như tích lũy những kinh nghiệm từ các khuyến nghị của Ủy ban Codex – Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) cùng với Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) xây dựng vào năm 1963.

tiêu chuẩn iso 22000:2018

Từ khi được ra măt đầu tiên từ năm 2005 cho đến nay bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 22000 này có thể được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Hiện nay, phiên bản 2018 là phiên bản của tiêu chuẩn iso 22000 mới nhất được công bố năm 2018.

Tư vấn ngay

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 

Quay về lịch sử hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn này thì gắn liền với tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO được ban hành lần đầu vào năm 2005 với phiên bản đầu tiên là ISO 22000:2005. Từ khi ra đời thì Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm và bài bản nhất giúp đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn thế giới.

Với phiên bản này được tích hợp giữa ISO 9001, HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm. Thông qua đây thì việc đơn giản hóa từng bước khi tiến hành áp dụng các hệ thống Quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức.

Tiếp theo đó đến ngày 19/6/2018, Tổ chức ISO Quốc tế lại cho công bố ban hành phiên bản mới ISO 22000:2018 thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.

ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000

Có thể thấy được hiện nay những tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo ISO 22000 sẽ nhận được nhiều lợi ích một cách thiết thực như sau:

Được nhìn nhận là một cơ sở, tổ chức có khả năng quản lý tốt hệ thống An toàn Thực phẩm đạt chuẩn Quốc tế. Đây cũng là một trong những cách giúp cho tổ chức có thể tạo được lợi thế cạnh tranh và dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường quốc tế.

 Hệ thống An toàn Thực phẩm này theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000 có thể giúp mang lại được nhiều lợi ích như thay thế được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn Thực phẩm. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa các loại chi phí bán hàng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời giúp giảm thiểu những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và những phàn nàn không tích cực từ phía khách hàng.

Việc đạt được chứng nhận ISO 22000 có thể giúp cho các tiêu chuẩn khác về quản lý An toàn Thực phẩm như GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS…

Việc đạt được giấy chứng nhận ISO 22000 có thể giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc tích hợp Hệ thống Quản lý khác như ISO 9001, ISO/IEC 17025 hoặc ISO 14001. Việc này nhằm nâng cao được hoạt động Quản lý đồng thời giảm thiểu tối đa các cuộc đánh giá không cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay.

NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ ?

Với sự tồn tại của nhiều mối nguy hại cho việc sản xuất và kinh doanh có ảnh hưởng đến An toàn Thực phẩm. Việc đảm bảo An toàn Thực phẩm theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000 chính là một trong những hướng đi đúng đắn nhất dành cho tổ chức và doanh nghiệp của bạn.

Hướng vào khách hàng

Khách hàng chính là một trong những người sử dụng sản phẩm thực phẩm cuối cùng nên việc áp dụng các quy trình sản xuất và kinh doanh cần phải được đề cao tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và người sử dụng.

Sự lãnh đạo

Sự lãnh đạo của tổ chức là cực kì quan trọng trong hệ thống An toàn Thực phẩm. Những hoạt động xây dựng áp dụng ISO 22000 cần ban lãnh đạo cần phải có trách nhiệm cam kết cũng như tuyên bố về sự tuân thủ nhằm dẫn dắt tổ chức của bạn theo đúng như duy định.

tiêu chuẩn iso 22000:2018

Sự tham gia của mọi người

Một Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000 cũng sẽ được tiến hành nhằm phát huy tối đa những hiệu quả của bạn nế như không có được sự chung tay góp sức của mỗi một thành viên.

Tiếp cận theo quá trình

Hệ thống An toàn Thực phẩm theo ISO 22000:2018 có thể đảm bảo được một hệ thống An toàn Thực phẩm và cũng được coi như là một cách tiếp cận khá hay theo quá trình. Bạn có thể thấy được đây chính là một kết quả của sự phù hợp với các chính sách về ATTP một cách hiệu quả nhất. Tổ chức có thể được thực hiện nguyên tắc này bằng cách sử dụng tốt chu trình PDCA kết hợp với tư duy dựa trên rủi ro nhằm nắm bắt được cơ hội cũng như ngăn chặn được các hệ quả không mong muốn.

Cải tiến

Một nguyên tắc khác cũng được đưa ra cho các bước này không chỉ cần có việc duy trì tốt những thế mạnh của tổ chức mà còn cần phải nỗ lực đảm bảo tốt việc cải tiến một cách không nhừng. Đây chính là việc cần thiết phải đáp ứng được sự thay đổi của tình hình thực tế nhằm tránh cho việc này trở nên lạc hậu hơn. Có thể thấy được việc thực hiện tốt cải thiện một cách hiệu quả cũng sẽ giúp cho các tổ chức của bạn phát triển một cách liên tục và có hiệu quả.

Quyết định dựa trên bằng chứng

Bạn không nên vội vàng đưa ra được các quyết định và với mọi quyết định cũng cần phải được đưa ra dựa trên nhiều bằng chứng. Việc này cần thiết phải đảm bảo được tính chính xác và phù hợp

Quản lý mối quan hệ

Việc hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động trong một chuỗi cung ứng thực phẩm cần phải chú trọng tới việc quan hệ giữa các tổ chức và khách hàng có liên quan. Bạn cần đảm bảo xem xét và giúp quản lý mối quan hệ này là một cách hài hòa và giúp giảm thiểu sự xung đột về mặt lợi ích.

Nhận Báo Phí Ưu Đãi

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018?

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiện nay có thể đưa ra được những yêu cầu của một hệ thống An toàn Thực phẩm theo ISO 22000. Tầm quan trọng của ISO 22000:2018 được thể hiện thông qua những thông tin như sau:

  • Tiêu chuẩn ISO 22000 giúp doanh nghiệp tạo ra được một Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm cho các Doanh Nghiệp.
  • Tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng cũng như áp dụng ISO 22000 này có thể được đưa ra các hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý tốt được một hệ thống An toàn Thực Phẩm.
  • Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 cung cấp cơ sở và nguyên tắc để giải quyết các nguy cơ có thể gây mất an toàn thực phẩm
  • Hệ thống Quản lý ATTP có thể giúp cắt giảm chi phí tối đa cho việc nộp phạt, bồi thường hoặc thu hồi sản phẩn phẩm
  • Tổ chức, doanh nghiệp có được giấy chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng để tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác
  • Tổ chức của bạn có thể giúp thúc đẩy khả năng tăng trưởng cũng như nâng cao doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh

tiêu chuẩn iso 22000:2018

NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4.Bối cảnh của tổ chức

Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Với các tổ chức cần thiết phải xác định được các vấn đề bên ngoài cũng như bên trong của các tổ chức cũng như có ảnh hưởng của chúng đến khả năng đạt được các kết quả một cách dự kiến của Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan: Hiện nay các tổ chức cần phải xác định rõ các thông tin có liê quan đế các bên quan tâm đồng thời có đưa ra được những yêu cầu của họ theo hệ thống ISO 22000.

Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Phạm vi phải xác định cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quá trình và địa điểm sản xuất được đưa vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức của bạn cần phải thiết lập cũng như duy trì và áp dụng cập nhật các phương pháp cải tiến một cách liên tục một Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm có bao gồm các quá trình một cách cần thiết giữa các quá trình và phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn này.

5. Lãnh đạo

  • Sự lãnh đạo và cam kết: Đảm bảo chính sách và mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức; đảm bảo các nguồn lực cần thiết; Đảm bảo tích hợp các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức; Truyền đạt đầy đủ các thông tin cho nhân viên; Đảm bảo đánh giá, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Chính sách: Thiết lập và truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm
  • Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn: Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được xác định, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức; Trưởng nhóm an toàn thực phẩm phải hỗ trợ Lãnh đạo cao nhất trong việc triển khai các hoạt động và báo cáo lại kết qyar thực hiện; Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định.

 

tiêu chuẩn iso 22000:2018
tiêu chuẩn iso 22000:2018

6. Hoạch định

  • Giải quyết các nguy cơ và nắm bắt các cơ hội
  • Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu
  • Hoạch định các thay đổi: Khi cần thiết phải thay đổi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả những thay đổi về nhân sự

7. Công tác hỗ trợ

  • Các nguồn lực: Nhận sự; Cơ sở hạ tầng; Môi trường làm việc; Các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp
  • Năng lực: Xác định năng lực của thành viên tổ chức và các bên liên quan và đảm bảo năng lực của những đối tượng này phù hợp với hệ thống; Cần triển khai đào tạo và đánh giá năng lực khi cần thiết
  • Nhận thức: Tổ chức phải đảm bảo các thành viên của mình có nhận thức đầy đủ về chính sách, mục tiêu, những gì cần làm và hậu quả của việc không tuân thủ
  • Truyền thông: Trao đổi thông tin với bên ngoài và nội bộ
  • Thông tin dạng văn bản: Tạo và cập nhật văn bản; Kiểm soát thông tin dạng văn bản

8. Vận hành

  • Hoạch định và kiểm soát hoạt động: Tổ chức cần phải thiết lập ra các tiêu chí đồng thời kiểm soát theo các tiêu chí và lưu trữ thông tin theo dạng văn bản để chứng minh được sự tuân thủ.
  • Chương trình tiên quyết (PRP): Chương trình tiên quyết giúp co các tổ chức cần thiết phải thiết lập, áp dụng cũng như duy trì và cập nhật PRP nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đi các chất ô nhiễm có trong sản phẩm và các quá trình chế biến sản phẩm cũng như môi trường làm việc một cách hiệu quả nhất.
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Tổ chức của bạn cần phải tiến hành xem xét các mối liên quan giữa các lô nguyên vật liệu cũng là thành phần và sản phẩm trung gian với các sản phẩm cuối cùng. Việc xác định được đúng các quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
  • Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp: Cập nhật các yêu cầu luật định; Duy trì trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài; Hành động kịp thời; Kiểm tra thủ tục định kỳ; Lưu trữ hồ sơ sau sự cố
  • Kiểm soát mối nguy: Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; Phân tích mối nguy; Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; Kế hoạch kiểm soát mối nguy
  • Cập nhập thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: các đặc tính của nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc với sản phẩm, sản phẩm cuối cùng; Mục đích sử dụng; Lưu đồ và mô tả các quá trình và môi trường sản xuất.
  • Kiểm soát việc giám sát và đo lường: Các tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải cung cấp những bằng chứng cho thấy các phương pháp giám sát và đo lường để sao cho thật sự phù hợp với các hoạt động giám sát cũng như đo lường có liên quan đến PRP và các kế hoạch kiểm soát mối nguy.
  • Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: Thẩm tra; Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra
  • Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình: Khắc phục; Hành động khắc phục; Xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; Thu hồi

9. Đánh giá hiệu suất

  • Giám sát, đo, phân tích và đánh giá
  • Tiến hành đánh giá nội bộ
  • Xem xét của lãnh đạo về đầu vào và đầu ra

10. Cải tiến

  • Sự không phù hợp và hành động khắc phục
  • Cải tiến liên tục
  • Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Tư vấn ngay

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2018. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá