Tiêu chuẩn IFS phiên bản 8 (IFS FOOD) An toàn Thực Phẩm

Mục lục

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được coi là yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm hiện nay. Các Quốc gia tiên tiến hiện nay đang tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS nhằm xây dựng một Hệ thống Quản lý vệ sinh An toàn Thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Bài viết này Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn IFS Food Ver 8  – Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này được ban hành vào tháng 4 năm 2023.

TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM IFS FOOD LÀ GÌ?

IFS”  tên gọi tắt của “Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế” – International Food Standards. Đây  hệ thống 8 tiêu chuẩn được ban hành bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu từ năm 2003. Hoạt động của cộng đồng này nhằm mục đích tạo ra được một cộng đồng an toàn thực phẩm rộng lớn nhằm giám sát các tiêu chuẩn cho các Doanh Nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn IFS Food này có đưa ra các yêu cầu về An toàn Thực phẩm để được áp dụng cho các Công ty chế biến thực phẩm hoặc đóng gói các sản phẩm thực phẩm rời.

tiêu chuẩn ifs food

CÁC PHIÊN BẢN CỦA BỘ TIÊU CHUẨN IFS FOOD

Từ khi cho ra mắt lần đầu tiên vào năm 2003 cho đến nay trả qua nhiều lần sửa đổi thì bộ tiêu chuẩn đã có nhiều phiên bản khác nhau. Sự ra đời và phát triển của IFS FOOD thể hiện ở các lần sửa đổi và kế thừa của các phiên bản như sau:

  • IFS Food phiên bản 3 (Năm 2003)
  • IFS Food phiên bản 4 (Tháng 1/2004)
  • IFS Food phiên bản (Năm 2006)
  • IFS Food phiên bản (Tháng 1/2012)
  • IFS Food phiên bản 6.1 (Tháng 11/2017)
  • IFS Food phiên bản 7 (Tháng 10/2020)
  • IFS Food phiên bản 8 (Tháng 4/2023)

Hiện nay phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn này chính là IFS Food Ver 8 được phát hành vào tháng 4 năm 2023. Phiên bản này chuyển đổi từ IFS Food Ver 7 sang IFS Food Ver 8 bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Theo đó thì từ ngày 01/01/2024, IFS Food V8 cũng sẽ bắt buộc thực hiện việc chuyển đổi. Những tiêu chí của bộ tiêu chuẩn phiên bản mới này thực sự phù hợp với các tiêu chí của Codex Alimentarius, Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI 2020), và tiêu chuẩn ISO 22003-2 sắp tới về sản phẩm và quy trình với vai trò.

Trong phần tiếp theo, Chuyên gia đánh giá trưởng cấp cao của DQS, Ms. Marion Brust sẽ giới thiệu tổng quan về sự thay đổi trong phiên bản mới V8.

NHỮNG THAY ĐỔI NỔI BẬT TRONG IFS FOOD V8

Với bộ tiêu chuẩn IFS Food V8 này thì từ khi ra đời vào tháng 4 năm 2023 bộ tiêu chuẩn này có khá nhiều thay đổi so với phiên bản cũ. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về những thay đổi nổi bật này như sau:

  • Thay đổi về việc đánh giá điểm số: Trong đó có mức điểm B (Điểm chú ý) với sai lệch và yêu cầu không có thể được chấm điểm là B. Chứ không phải C nữa.
  • Với những cuộc đánh giá không báo trước – unannounced thì cũng sẽ được ghi vào trạng thái Star status và có thể được kiểm tra dựa trên cơ sở dữ liệu cũng như trên chứng chỉ.
  • Theo đó thì danh sách kiểm tra cũng đã được giảm xuống 5 thay vì 6 chương như trước. 234 yêu cầu với 5 yêu cầu mới và 8 yêu cầu đã được kết hợp lại hoặc xóa bỏ.

tiêu chuẩn ifs food

  • “An toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm) thường được thay thế bằng 4 thuật ngữ liên quan “an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tính hợp pháp và tính xác thực”
  • Giấy chứng nhận IFS Food V8 đã mang lại nhiều những lợi ích hơn cho tổ chức. Đồng thời giúp cho phép các tổ chức, doanh nghiệp làm trong ngành Thực phẩm đảm bảo đưa ra được những cam kết của họ về An toàn Thực phẩm và chất lượng đến với tay người tiêu dùng.

Với phiên bản 8 này thì IFS Food còn rất tập trung vào việc tuân thủ các thông số kỹ thuật của khách hàng, hỗ trợ mối quan hệ thương mại trên toàn chuỗi cung ứng. Quá trình xem xét và cập nhật định kỳ của tiêu chuẩn hỗ trợ hệ thống cải tiến liên tục của các công ty được chứng nhận.

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN IFS PHIÊN BẢN 8 LÀ GÌ?

Bộ tiêu chuẩn IFS Food được soạn thảo trong nhóm 8 tiêu chuẩn IFS dành riêng để đánh giá sự tuân của sản phẩm thực phẩm và quy trình liên quan đến chất lượng cũng như An toàn Thực phẩm. Những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn IFS này có thể được tiến hành áp dụng cho các nhà cung cấp ở tất cả các bước chế biến cũng như thực phẩm trong các giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm.

Hầu hết các doanh nghiệp nào nằm trong một chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn này nhằm nâng cao được hiệu quả quản lý An toàn Thực Phẩm trong các Doanh Nghiệp.

VÌ SAO DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN IFS FOOD

Như đã nói ở trên thì bộ tiêu chuẩn IFS Food được xây dựng bởi sáng kiến của Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu từ năm 2003 GFSI. Chính vì thế mà được tin tưởng và ưa chuộng tại nhiều Quốc gia trên toàn thế giới. Những lý do mà doanh nghiệp nên áp dụng bộ tiêu chuân IFS Food này nhiều hơn như sau:

  • Chứng nhận IFS FOOD được công nhận toàn cầu

Bộ tiêu chuẩn IFS Food này có tiến hành phù hợp hơn với những tiêu chí của GFSI do đó được các nhà bán lẻ cũng như sản xuất đưa ra những yêu cầu về giấy chứng nhận IFS từ các đơn vị cung cấp trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ.

tiêu chuẩn ifs food

  • Tiêu chuẩn IFS FOOD về Thực phẩm tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bằng cách nâng cao tính an toàn và chất lượng của thực phẩm, Tiêu chuẩn cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, hạn chế tình trạng khiếu nại, thu hồi và các sản phẩm bị từ chối thông qua một chu kỳ cải tiến liên tục.

  • Chứng chỉ IFS FOOD giúp nâng cao uy tín thương hiệu và sự tin cậy của khách hàng

Hiện nay dù các tổ chức, doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp thực phẩm uy tín trên toàn cầu hay có trụ sở trên thị trường mới nổi. Việc áp dụng thành công hệ thống IFS và có được giấy chứng nhận này có thể giúp cho khách hàng của bạn tin tưởng được vào sản phẩm của doanh nghiệp bạn hơn.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN IFS FOOD VERSION 8 PDF

Bộ tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 8 hiện nay có được phân chia làm 5 điều khoản lớn buộc các doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện và áp dụng. Bộ tiêu chuẩn này cụ thể các điều khoản đó hư sau:

0 Giới thiệu

Phần 1 Quy trình chứng nhận thực phẩm IFS

0 Mục đích và nội dung

1 Quy trình chứng nhận thực phẩm IFS

2 Trước cuộc Đánh giá Thực phẩm IFS

  • 2.1 Ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận
  • 2.2 Phạm vi Đánh giá Thực phẩm IFS
  • 2.3 Loại hình Đánh giá Thực phẩm IFS
  • 2.4 Các phương án đánh giá được công bố và không công bố của IFS Food
  • 2.5 Lập kế hoạch Đánh giá Thực phẩm IFS

tiêu chuẩn ifs food

3 Thực hiện Đánh giá Thực phẩm IFS

  • 3.1 Thời gian đánh giá
  • 3.2 Hoạt động đánh giá

4 Đăng các hoạt động kiểm tra thực phẩm IFS

  • 4.1 Kế hoạch hành động
  • 4.2 Cấp chứng chỉ IFS
  • 4.3 Chu kỳ chứng nhận

5 Chương trình Liêm chính IFS

  • 5.1 Hoạt động của Chương trình Liêm chính IFS
  • 5.2 Quản lý Khiếu nại IFS
  • 5.3 Biện pháp trừng phạt

6 Logo IFS

Phần 2 Danh sách kiểm tra thực phẩm IFS – danh sách yêu cầu kiểm định thực phẩm IFS

1 Quản trị và cam kết

  • 1.1 Chính sách
  • 1.2 Cơ cấu doanh nghiệp
  • 1.3 Xem xét của lãnh đạo

2 Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

  • 2.1 Quản lý chất lượng
  • 2.2 Quản lý an toàn thực phẩm
  • 2.3 Phân tích HACCP

3 Quản lý tài nguyên

  • 3.1 Nhân sự
  • 3.2 Vệ sinh cá nhân
  • 3.3 Đào tạo và hướng dẫn
  • 3.4 Cơ sở vật chất của nhân viên

4 Quy trình hoạt động

  • 4.1 Tập trung vào khách hàng và thỏa thuận hợp đồng
  • 4.2 Thông số kỹ thuật và công thức
  • 4.3 Phát triển sản phẩm/Sửa đổi sản phẩm/Sửa đổi quy trình sản xuất
  • 4.4 Mua hàng
  • 4.5 Bao bì sản phẩm
  • 4.6 Vị trí nhà máy
  • 4.7 Ngoại thất nhà xưởng
  • 4.8 Bố trí nhà máy và quy trình xử lý
  • 4.9 Cơ sở sản xuất, bảo quản
  • 4.10 Làm sạch và khử trùng
  • 4.11 Quản lý chất thải
  • 4.12 Giảm thiểu rủi ro về vật liệu và hóa chất lạ
  • 4.13 Giám sát và kiểm soát sinh vật gây hại
  • 4.14 Tiếp nhận và bảo quản hàng hóa
  • 4.15 Vận chuyển
  • 4.16 Bảo trì và sửa chữa
  • 4.17 Thiết bị
  • 4.18 Truy xuất nguồn gốc
  • 4.19 Giảm thiểu rủi ro dị ứng
  • 4.20 Gian lận thực phẩm
  • 4.21 Phòng vệ thực phẩm

5 Đo lường, phân tích, cải tiến

  • 5.1 Đánh giá nội bộ
  • 5.2 Kiểm tra hiện trường nhà máy
  • 5.3 Xác nhận và kiểm soát quá trình
  • 5.4 Hiệu chuẩn, hiệu chỉnh và kiểm tra các thiết bị đo lường, giám sát
  • 5.5 Giám sát kiểm soát số lượng
  • 5.6 Thử nghiệm sản phẩm và giám sát môi trường
  • 5.7 Phát hành sản phẩm
  • 5.8 Quản lý khiếu nại của cơ quan chức năng và khách hàng
  • 5.9 Quản lý thu hồi sản phẩm, thu hồi sản phẩm và sự cố
  • 5.10 Quản lý sản phẩm không phù hợp
  • 5.11 Quản lý các sai lệch, không phù hợp, khắc phục và hành động khắc phục

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN IFS TRONG NGÀNH THỰC PHẨM

Để giúp cho tổ chức, doanh nghiệp hiện nay có thể áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS Food được hiệu quả nhất thì Intercert Việt Nam có đưa ra cho bạn các bước áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS này.

  • Bước 1: Khởi động dự án

Tổ chức của bạn cần tiến hành thực hiện việc khởi động dự án áp dụng tiêu chuẩn IFS cho tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Việc tham gia vào dự án khởi động này sẽ bao gồm các nhân viên trong các phòng ban và cà ban lãnh đạo.

tiêu chuẩn ifs food

  • Bước 2: Thành lập bộ phận chuyên trách

Trong cuộc hợp khởi động dự án này thì tổ chức của bạn cần thành lập ra một ban chuyên trách cho dự án áp dụng IFS này. Bộ tiêu chuẩn này có tiến hành đưa ra những nhân sự chuyên trách để thành lập ban chuyên trách phục vụ hiệu quả cho dự án thành công nhất.

  • Bước 3: Khảo sát hiện trạng:

Việc này được chịu trách nhiệm bởi ban dự án IFS. Những nhân viên sẽ tiến hành khảo sát hết hiện trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tồn tại. Việc này sẽ giúp cho các tổ chức có thể dánh giá đúng sự phù hợp của doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn IFS Food.

  • Bước 4: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn

Doanh nghiệp của bạn cần đào tạo nhận thức cho cán bộ nhân viên phụ trách về tiêu chuẩn IFS và những yêu cầu trong phiên bản 8 này. Bộ tiêu chuẩn này cần được hiểu rõ để nhân viên áp dụng một cách chính xác chuẩn chỉnh nhất.

  • Bước 5: Lập kế hoạch xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bước này các tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành thành lập kế hoạch xây dựng một hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm.

  • Bước 6: Soạn thảo quy trình, tài liệu liên quan

Ban dự án IFS cần tiến hành soạn thảo đúng quy trình, tài liệu có liên quan để tiến hành thống nhất trình lên ban lãnh đạo phê duyệt ban hành cho toàn bộ doanh nghiệp.

  • Bước 7: Triển khai thực hiện theo kế hoạch

Sau khi đã được thống nhất thì ban dự án IFS sẽ công bố và đưa hệ thống này vào áp dụng cho từng phòng ban theo kế hoạch đã thực hiện trước đó.

  • Bước 8: Đánh giá nội bộ

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành áp dụng việc đánh giá nội bộ cho tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Việc đánh giá nội bộ này chính là điều cần thiết để xem xét đánh giá lại hoạt động xây dựng bộ tiêu chuẩn IFS Food hoàn thiện sẵn sàng cho cuộc đánh giá chính thức.

  • Bước 9: Xem xét của lãnh đạo

Việc các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành xem xét của ban lãnh đạo để thống nhất cho việc áp dụng tiến hành hệ thống IFS Food đang được triển khai.

  • Bước 10: Đăng ký chứng nhận IFS

Sau khi đã đánh giá nội bộ và khắc phục hết những điểm chưa phù hợp thì lúc này doanh nghiệp của bạn cần tiến hành liên hệ với tổ chức đăng kí chứng nhận IFS để đăng kí đánh giá cho đơn vị mình. Một hợp đồng đánh giá chứng nhận IFS sẽ được thành lập trong này có đầy đủ những thông tin và phạm vi cho cuộc đánh giá IFS sắp tới.

  • Bước 11: Đánh giá chứng nhận

Sau khi kí hợp đồng đăng kí đánh giá chứng nahanj IFS thì tổ chức của bạn cũng sẽ tiến hành đón đoàn đánh giá IFS đến. Qúa trình đánh giá sẽ diễn ra bao gồm nhiều phần mục như đánh giá hệ thống kiểm soát tài liệu, đánh giá tại hiện trường và phỏng vấn khảo sát việc thực hiện áp dụng IFS Food trong từng bộ phận một.

  • Bước 12: Hành động khắc phục

Sau quá trình đánh giá chứng nhận thì sẽ có một báo cáo đánh giá được đưa ra. Lúc này tổ chức của bạn cần tiến hành các hành động khắc phục trong thời gian quy định của bên đánh giá. Sau khi khắc phục được hết những điểm chưa phù hợp thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận IFS Food.

  • Bước 13: Tái chứng nhận IFS

Tùy vào thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận IFS là bao lâu thì tổ chức, doanh nghiệp của bạn cũng sẽ có yêu cầu được gia hạn chứng nhận với tổ chức đánh giá. Một cuộc tái đánh giá chứng nhận IFS cũng sẽ được đưa ra đồng thời hiệu lực chứng nhận sẽ được cấp thêm cho doanh nghiệp sau khi đánh giá đạt.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng IFS Food. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng hệ thống này thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Phân biệt Global Gap và HACCP – Hai tiêu chuẩn quan trọng trong An toàn Thực phẩm

Trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an...

GMP & HACCP – So sánh HACCP và GMP

GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm...

 ISO 9001 & HACCP – Khái quát và So sánh

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng...

Tìm hiểu về ISO 22000 phiên ban 2018 – Tầm quan trọng đối với Doanh Nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong chuỗi...

Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho Doanh Nhiệp khi áp dụng là gì ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận...

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá