Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 – Hệ thống Quản lý Ngành OTO

Khi chiếc xe oto đầu tên ra đời đã thay đổi toàn bộ phương thức đi lại của toàn nhân loại. Từ đó đến nay ngành công nghệ chế tạo oto đã có những bước phát triển vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển. Một trong số đó chính là việc áp dụng những bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong đó có IATF 16949. Được thiết lập để phát triển với việc công bố tiêu chuẩn công nghiệp toàn cầu mới bởi Lực lượng Đặc nhiệm Ô tô Quốc tế (IATF). 9 thg 8, 2016.

TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016 LÀ GÌ ?

Trước khi tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn IATF 16949 chúng ta cùng tìm hiểu về tổ chức lập ra bộ tiêu chuẩn này. Đây là tổ chức IATF với tên viết tắt của International Automotive Task Force hay Hiệp hội Ô tô Quốc tế gồm các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành thương mại ô tô. Được thành lập vào đầu thập niên 1990. Tổ chức IATF Này được hoạt động hướng tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm linh kiện ô tô với chất lượng cải tiến cho khách hàng trên toàn thế giới.

tiêu chuẩn IATF 16949
tiêu chuẩn IATF 16949

Tổ chức IATF cho ra đời tiêu chuẩn IATF 16949. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất trong ngành ô tô.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN IATF 16949

Để có được bộ tiêu chuẩn IATF 16949 như ngày nay thì chúng cũng đã trải qua được một quá trình hình thành và phát triển. Ban đầu bộ tiêu chuẩn này là ISO/TS 16949 và là một tài liệu về tiêu chuẩn kỹ thuật quy định với các yêu cầu đói với việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 trong các cơ sở sản xuất ô tô.

tiêu chuẩn IATF 16949:2016

ISO/TS 16949 dựa trên hai nền tảng cơ bản là 8 nguyên tắc quản lý chất lượng và việc thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của khách hàng nhằm phát triển hệ thống quản lý chất lượng để cải tiến liên tục, tập trung vào phòng ngừa khuyết tật, giảm sự biến động và lãng phsi trong chuỗi cung ứng.

ISO/TS 16949 được ban hành lần đầu vào năm 1999 có chia sẻ về các yêu cầu cụ thể áp dụng ISO 9001 trong ngành sản xuất ô tô và phụ tùng. Sau đó năm 2002 chúng được bổ sung thêm một số những quy định và năm 2009 để phù hợp hơn với các phiên bản của ISO 9001. Sau này, tiêu chuẩn này đã được đổi tên thành IATF 16949:2016

Quá trình phát triển của tiêu chuẩn ISO/TS 16949 được mô tả dưới đây:

Tại Việt Nam thì bộ tiêu chuẩn này đã được chấp thuận thành tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 16949: 2011.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

Về cơ bản thì bộ tiêu chuẩn IATF 16949 được sử dụng cho các doanh nghiệp làm trong chuỗi cung ứng linh kiện ô tô. Do đó mà bất kì tổ chức nào trong chuỗi cung ứng đó đều có thể áp dụng và đăng ký chứng nhận IATF 16949:2016. Cụ thể như sau:

 Các địa điểm, cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ (sites) trong chuỗi cung ứng ô tô bao gồm:

  • Các địa điểm diễn ra các quá trình sản xuất gia tăng giá trị trong ngành sản xuất ô tô
  • Các cơ quan, tổ chức có cung cấp các chi tiết trong toàn bộ hệ thống sản phẩm ô tô. Các chi tiết thành phẩm và bán thành phẩm. Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, dịch vụ có tham gia vào chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất trang thiết bị gốc.
  • OEM (Original Equipment Manufacture)
  • Các cơ sở tiến hành cung cấp trong chuỗi sản xuất các nguyên vật liệu, chi tiết, sản phẩm lắp ráp hoặc cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị nhằm hoàn thiện sản phẩm. Các quá trình xử lý nhiệt, sơn, mạ, tĩnh điện vv.
  • Các đơn vị chức năng hỗ trợ, dù đặt tại chỗ hay ở nơi khác (như trung tâm thiết kế, trụ sở chính và trung tâm phân phối), là những đơn vị thuộc diện cần được đánh giá nhưng không được chứng nhận độc lập theo tiêu chuẩn này.

tiêu chuẩn IATF 16949:2016

Bộ tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các sản phẩm hoặc các tổ chức có liên quan như sau:

  • Tổ chức cung cấp các phương tiện cơ giới đối với các hoạt động công nghiệp, noong nghiệp không sử dụng cho việc giao thông nhu khai khoáng, lâm nghiệp, xây dựng vv.
  • Các chi tiết ô tô phục vụ cho dịch vụ sau bán hàng được sản xuất theo yêu cầu của các nhà sản xuất thiết bị gốc có đăng ký với IATF, nhưng không được mua hoặc xuất thông qua các nhà sản xuất này.
  • Những tổ chức, đơn vị sản xuất các công cụ, thiết bị đồ gá, cấu kiện và khuôn đúc được sử dụng trong công nghiệp ô tô.
  • Các chi tiết ô tô được tái sản xuất, làm lại

MỘT SỐ THAY ĐỔI CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

Năm 2016 chính thức ra mắt phiên bản mới nhất cho bộ tiêu chuẩn này lấy tên chính thức là IATF 16949:2016. Kể từ lần thay đổi từ năm 2009 cho đến nay bộ tiêu chuẩn mới ra đời có những tác động đến với nhu cầu của khách hàng và nhà sản xuất. Điều này cũng đã sẵn và chỉ một số thay đổi có ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng và hệ thống Quản lý tổ chức bao gồm:

  • Gia tăng sự quan tâm đến phát triển rủi ro trong toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Với những thay đổi các yêu cầu một cách cụ thể của khách hàng và các yêu cầu mong đợi của khách hàng.
  • Với những mối quan tâm về việc đảm bảo an toàn sản phẩm mới sản xuất
  • Với công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất ô tô

tiêu chuẩn IATF 16949:2016

Với sự thay đổi mới này nhằm đáp ứng được các nhu cầu mới trong ngành. Việc này được giải thích một cách chi tiết bên dưới như sau:

1. Giảm thiểu rủi ro:

Bộ tiêu chuẩn này giúp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình sản xuất. Khi mà các nguồn rủi ro ngày càng được mở rộng cùng với một mức độ công nghệ và tự động hóa trong ngành sản xuất cao hơn. Việc tạo ra được những nơi làm việc an toàn và ổn định sẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tổ chức sản xuất trang thiết bị ô tô trên toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn IATF 16949 này có đưa ra một số yêu cầu có liên quan đến những rủi ro đối với nội dung đó.

2. Yêu cầu cụ thể của khách hàng

Trong bộ tiêu chuẩn phiên bản mới IATF 16949:2016 này có đưa ra các yêu cầu một cách cụ thể của khách hàng một cách khá chi tiết. Trong bản cập nhật này tích hợp các thông lệ chung của ngành liên quan đến các yêu cầu cụ thể của khách hàng vào các yêu cầu tiêu chuẩn hóa. Việc này có khuyến khích mức độ nhất quán cao hơn trong toàn bộ ngành.

3. An toàn Sản phẩm

Với điều khoản mới này có tập trung vào việc đảm bảo an toàn của sản phẩm bằng việc thiết lập các yêu cầu sản phẩm cần hoạt động đúng cách mà không gay ra thương tích hoặc thiệt hại cho người sử dụng. Việc thiết lập điều khoản này nhằm đảm bảo tất cả mọi tổ chức đều công nhận điều này và đảm bảo an toàn sản phẩm một cách thích hợp trong suốt vòng đời của sản phẩm.

4. Tính khả thi trong sản xuất

Việc khả thi trong sản xuất là khả năng của tổ chức trong việc có thể đạt được các mục tiêu về hiệu xuất và thời gian theo chỉ định của khách hàng. Đây là một trong những lĩnh vực được tập trung mở rộng trong bộ tiêu chuẩn IATF mới nhất.

5. Cân nhắc Phần mềm Nhúng

Thuật ngữ phần mềm húng hiện nay được mở rộng ra khá nhiều trong ngành Công nghiệp ô tô và bộ tiêu chuẩn IATF 16949 cũng đã thay đổi nhằm giải quyết được vấn đề này. Bộ tiêu chuẩn mới này có đưa ra được những yêu cầu cho các dòng sản phẩm có phần mềm nhúng cần phải được thừa nhận và tính đến trong các quy trình xác nhận sản phẩm.

6. Đánh giá viên bên thứ nhất và thứ hai

 Trong phiên bản mới này việc đánh giá cũng như kiểm toán thích hợp được tuân thủ của tổ chức với các tiêu chuẩn đó là cực kì quan trọng.  Phiên bản mới này IATF 16949 có đưa ra bao gồm những yếu cầu đối với việc đánh giá viên. Bộ tiêu chuẩn IATF 16949 có đưa ra những yêu cầu về việc đánh giá viên do tổ chức hoặc khách hàng hoặc nhà cung cấp trực tiếp tuyển dụng.

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

Để xây dựng và áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn IATF 16949:2016 doanh nghiệp và tổ chức của bạn cần phải thực hiện và đáp ứng được các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn. Cụ thể sẽ theo các bước sau:

1. Giai đoạn chuẩn bị

Bước đầu tiên bạn tiến hành xác định các phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Đồng thời lập báo cáo chỉ đạo triển khai ISO/TS 16949

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cầN lập kế hoạch thực hiện một cách chi tiết nhất về việc xây dựng Hệ thống IATF 16949:2016.

2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Tổ chức của bạn cần tiến hành đào tạo xây dựng hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo đúng với các yêu cầu của IATF 16949:2016. Hệ thống này cần bao gồm chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và sổ tay chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các quy trình biểu mẫu, hướng dẫn công việc có liên quan.

tiêu chuẩn IATF 16949:2016

Với những tổng quan về Hệ thống Quản lý chất lượng theo IATF 16949 đã được thiết lập. Bên cạnh đó việc hiểu, thực hành 5 công cụ thiết yếu trong IATF 16949 (16949 (5 Core Tools, bao gồm:   Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao- APQP (Advanced Product Quality Planning), quá trình phê chuẩn phụ tùng sản xuất- PPAP (Part Approval Process), phân tích các hệ thống đo lường- MSA (Measurement Systems Analysis) Mô hình sai lỗi và phân tích tác động – FMEA (Failure More and Effect Analysis), Kiểm soát quá trình bằng ký thuật thống kê- SPC (Statistical Process Control)).

3. Triển khai áp dụng

Với việc triển khai và phổ biến những hướng dẫn áp dụng cải tiến hệ thống tài liệu của Hệ thống . Việc triển khai cũng như giám sát việc áp dụng hiện tại các đơn vị cũng như bộ phận trong toàn bộ doanh nghiệp.

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cũng tiến hành xem xét và cải tiến lại các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo việc kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả nhất.

4. Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo

Tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo đánh giá nội bộ hệ thống Quản lý Chất lượng theo IATF 16949. Việc đánh giá nội bộ này cũng sẽ là một trong những cách xem xét lại tòan bộ hệ thống của mình đã đáp ứng với bộ tiêu chuẩn IATF 16949 hay chưa.

Việc này cũng khắc phục, cải tiến được Hệ thống sau đánh giá và xem xét của lãnh đạo về chất lượng.

5. Đăng ký và đánh giá chứng nhận

Tổ chức tiến hành lựa chọn và đăng kí với tổ chức chứng nhậ có năng lực khi thấy hệ thống của mình đã sẵn sàng được đánh giá.

Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hiện trạng tổ chức và Hệ thống Quản lý chất lượng theo IATF 16949:2016 nhằm xem xét sự phù hợp. Sau lần đánh giá chính thức này một báo cáo đánh giá sẽ được đưa ra và tổ chức sẽ có thời gian khắc phục và cải tiến.

Sau khi mọi khắc phục đã xong tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận IATF 16949:2016 cho doanh nghiệp của bạn. Hiệu lực của giấy chứng nhận này sẽ thường là 3 năm.

Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN IATF TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

Có thể thấy được hiện nay số lượng các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn IATF ngày một nhiều. Bằng chứng là số lượng giấy chứng nhận IATF 16949 ngày một tăng. Việc này là điều đáng mừng cho các doanh nghiệp khi họ mong muốn

  • Cam kết của doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn IATF
  • Đáp ứng yêu cầu về quản lý chất lượng
  • Xác định và kiểm soát các mối nguy hiệu quả\
  • Trở thành nhà cung cấp uy tín được công nhận toàn cầu

Ngoài ra, hoàn thành chứng nhận IATF còn:

Việc đạt được giấy chứng nhận IATF 16949 còn giúp gia tăng sự hài long của khách hàng hơn nữa. Về lâu dài giúp giảm chi phí hoạt động và liên tục cải tiến quá trình và hoạt động một cách hiệu quả hơn. Một hệ thống Quản lý Chất lượng IATF có thể giúp cải thiện được mối quan hệ giữa các bên liên quan và giaups tăng khả năng giành được nhiều lợi ích kinh doanh hơn trong tương lai.

LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG THÀNH CÔNG IATF 16949

Việc tổ chức, doanh nghiệp làm trong chuỗi cung ứng linh kiện oto áp dụng triển khai thành công hệ thống Quản lý chất lượng theo IATF 16949 sẽ giúp mang lại được nhiều lợi ích cho tổ chức của bạn. Cụ thể những lợi ích đó được thực hiện và áp dụng như sau:

Hệ thống IATF 16949 giúp tổ chức tập trung vào cải thiến liên tục. Trong đó có nhấn mạnh vào việc phòng ngừa những sai lỗi và từ đó giúp giảm chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Giúp doanh nghiệp giảm chi phí cũng như thời gian cho những đợt đánh giá nhiều lần trong năm.

tiêu chuẩn IATF 16949:2016

Với việc tiến hành áp dụng thành công và đạt được chứng nhận IATF giúp doanh nghiệp có được lợi thế hơn khi dàm phán các hợp đồng mới trong tương lai.

Đạt được giấy chứng nhận IATF 16949:2016 giúp gia tăng được sự tin tưởng đối với một tổ chức khi tham gia đấu thầu Quốc tế để giúp cung cấp sản phẩm hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trong nước.

Việc tổ chức, doanh nghiệp của bạn đạt được một hệ thống IATF 16949:2016 hiệu quả giúp đảm bảo hệ thống Quản lý chất lượng chung của toàn bộ chuỗi cung cấp và từ đó tạo ra được thuận lợi cho việc tiếp cận và áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất.

Mọi thông tin tư vấn IATF 16949:2016 quý khách xin vui lòng liên hệ:

  • Công ty Intercert Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tải xuống ISO 45001 pdf miễn phí

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến hệ thống...

Bộ tài liệu ISO 45001 mới nhất doanh nghiệp nên có

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và...

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá