Tiêu Chuẩn Halal: Tiêu chuẩn Thực Phẩm của người Hồi Giáo

Halal là bộ tiêu chuẩn hiện nay được nhiều người nhắc đến. Tiêu chuản ăn uống này được người Hồi giáo đặt ra nhằm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Vậy Halal là gì? Quy định về Halal theo tiêu chuẩn của người Hồi giáo như thế nào? Hãy đọc bài viết sau của Intercert Việt Nam để biết thêm thông tin.

TIÊU CHUẨN HALAL LÀ GÌ?

“Halal” là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là “được phép” hay cho phép. Theo định nghĩa này thì Halal chính là được phép theo các quy tắc của đạo Hồi.

Thuật ngữ Hồi giáo, nó có nghĩa là được phép theo các quy tắc của đạo Hồi. Nó thường được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến thực phẩm, nhưng nó bao gồm bất kỳ loại hành động nào được phép trong đạo Hồi. Nó trái ngược với “Haram”, có nghĩa là “bất hợp pháp” hoặc “bị cấm”.

tiêu chuẩn halal

CÁC SẢN PHẨM HALAL LÀ GÌ?

Chỉ các các sản phẩm vật thể được sản xuất hàng loạt và có nhãn hiệu thương mại rõ ràng thuộc các lĩnh vực mà Nhà nước sở tại cho phép sản xuất mới có thể đăng ký chứng nhận Halal.

Những sản phẩm Halal được đăng kí chứng nhận Halal sẽ bao gồm có:

  • Thực phẩm Halal
  • Thực phẩm chức năng Halal
  • Mỹ Phẩm Halal
  • Dược phẩm Halal
  • Thức ăn chăn nuôi Halal, thức ăn thủy sản Halal
  • Các sản phẩm chăm sóc cá nhân Halal

QUY ĐỊNH VỀ HALAL THEO TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO

Cũng theo đạo luật của người Hồi giáo thì tất cả các thực phẩm được phép ăn theo giáo lý của đạo Hồi được gọi là thực phẩm Halal. Về cơ bản thì hiện nay có bất kỳ loại thực phẩm nào không thuộc các danh mục bị cấm bởi luật Hồi giáo đều là thực phẩm Halal.

Theo người Hồi giáo thì họ tôn thờ kinh Qur’an và coi cuốn sách này là cuốn sách định hướng hoàn hảo cho nhân loại

TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG HALAL 

Theo ước tính thì trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo. Đây là một con số khá lớn và là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thực phẩm có thể được áp dụng. Lối ăn uống của người Hồi Giáo cũng được coi là khoa học và tốt cho sức khỏe. Từ đó khiến cho những nhóm người không phải đạo Hồi cũng tham gia ăn uống.

tiêu chuẩn halal

Như ở London, khoảng 80% người dân luôn luôn chọn sản phẩm Halal trong tiêu dùng. Hiện nay, các loại sản phẩm Halal trên thị trường toàn thế giới được ước tính trị giá 600 tỷ USD mỗi năm

NHỮNG SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI HALAL

Những sản phẩm không thuộc Halal được gọi là Haram hay non halal. Những sản phẩm này được định nghĩa là bất hợp pháp và không được phép hoặc bị cấm. Một số loại thực phẩm sau đây được xếp vào nhóm haram.

  • Lợn (heo); Thịt có và tất cả các sản phẩm phụ của thịt lợn.
  • Những sản phẩm trên cạn khi giết mổ không tuân theo những nghi thức của người Hồi giáo đều không phải Halal.
  • Các loài động vật lưỡng cư (Ếch, rắn, …) không phải là Halal.
  • Những động vật có răng nanh, móng vuốt (Gấu, Hổ, Báo, Mèo…) và chim săn mồi bằng chân (Đại bàng, Diều hâu…) không phải là động vật Halal.
  • Động vật có nọc độc cũng được xếp vào dạng Halal
  • Sản phẩm và/hoặc phụ phẩm từ các sinh vật biến đổi Gen (GMOs) mang gen Haram
  • Những sản phẩm phụ gia có thành phần từ rượu, bia, hoặc đồ uống chứa cồn cũng đều không phải halal.
  • Tất cả các sản phẩm sử dụng các nguyên liệu/ chất phụ trợ sản xuất từ thành phần HARAM (bị cấm) trong quá trình sản xuất sản phẩm đều không được chứng nhận HALAL.

PHÂN LOẠI TIÊU CHUẨN HALAL THEO CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN

Với việc phân loại bộ tiêu chuẩn Halal theo chương trình chứng nhận Halal được phân chia theo 3 loại tiêu chuẩn như sau:

1. Tiêu chuẩn Halal JAKIM

  • Đối tượng: Bao gồm những sản phẩm như: thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ… đều chứng nhận được.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước, ngoại trừ: Indonesia và GCC.
  • Thời hạn hiệu lực: 01 năm

tiêu chuẩn halal

2. Tiêu chuẩn Halal GCC

  • Đối tượng: Tiêu chuẩn này chỉ đánh giá của sản phẩm thực phẩm
  • Phạm vi xuất khẩu: Chương trình đánh giá và chứng chỉ này chỉ áp dụng hiệu lực cho thị trường GCC (bao gồm các nước: Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Barain, Yemen)
  • Phạm vi xuất khẩu: Giấy chứng nhận của công ty được cấp 3 bản có giá trị trong vòng 3 năm.

3. Tiêu chuẩn Halal MUI

  • Đối tượng: Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước, ngoại trừ: Malaysia và GCC.
  • Thời hạn hiệu lực: 01 năm

Có thể thấy hiện giấy chứng nhận Halal được áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp thực phẩm. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn 1 hay nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để có thể thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa.

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HALAL

Các tổ chức, doanh nghiệp có tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn Halal và được chứng nhận có thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như sau:

  • Chứng nhận Halal được coi như là yêu cầu bắt buộc khi nhập khẩu vào một số nước Hồi giáo.
  • Nhờ có chứng nhận Halal có thể giúp tổ chúc, doanh nghiệp mở dộng thị trường do đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Halal.
  • Việc áp dụng tiêu chuẩn Halal giúp đảm bảo mức độ vệ sinh và an toàn cho các sản phẩm thực phẩm.
  • Việc áp dụng Halal có thể giúp xây dựng được thương hiệu sản phẩm trong các cộng đồng người Hồi giáo.

v

tiêu chuẩn halal

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LỰA INTERCERT VIỆT NAM

Intercert Việt Nam có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã tư vấn cho nhiều đơn vị trong việc lấy chứng nhận BSCI, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Intercert để đồng hành.

Để được chuyên gia của Intercert Việt Nam tư vấn cụ thể hơn về tiêu chuẩn cũng như các vấn đề liên quan, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ thông qua địa chỉ sau:

  • Công ty Intercert Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá