Tiêu chuẩn FSSC 22000 – Hệ thống An toàn Thực Phẩm

Việc kiểm soát An toàn Thực phẩm tại các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Các doanh nghiệp hiện nay đang chuyển dần áp dụng các bộ tiêu chuẩn tiên tiến nhằm đảm bảo quy trình sản xuất chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh. Một trong số những bộ tiêu chuẩn tiêu biểu chính là FSSC 22000. Tiêu chuẩn này do Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm Quốc tế ban hành. Vậy nội dung chi tiết và lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 là gì? Hãy đọc bài viết sau của Intercert Việt Nam để khám phá nhé!

TỔ CHỨC FSSC VÀ TIÊU CHUẨN FSSC 22000 LÀ GÌ ?

FSSC được viết tắt của tổ chức Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm (Food Safety System Certification). Tổ chức này được thành lập vào năm 2004 và có trụ sở tại Hà Lan. Tổ chức FSSC được thành lập để có thể phát triển chương trình chứng nhận cho doanh nghiệp ngành thực phẩm và dảm bảo rằng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nhằm tuân thủ những quy định về Vệ sinh An toàn Thực phẩm Quốc tế.

Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 là tiêu chuẩn được tổ chức FSSC ban hành. FSSC 2200 là một cơ chế chứng nhận của hiệp hội chứng nhận An toàn Thực phẩm cho tất cả các đơn vị sản xuất và chế biến trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 đồng thời bổ sung thêm một số các yêu cầu khác nhau. Với nội dung của FSSC 22000 có xoay quanh các vấn đề về việc quản lý chất lượng và quản lý rủi ro, nguy cơ kiểm soát an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn FSSC 22000 cung cấp một cách thức để tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm, từ sản xuất cho đến phân phối.

Tiêu chuẩn FSSC 22000

FSSC 22000 được Tổ chức sáng kiến An toàn Thực phẩm toàn cầu GFSI- Global Food Safety Initiative) công nhận và được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF.

MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN FSSC 22000

Với mục đích khá lớn chính là đảm bảo cho các tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm có đầy đủ các khả năng để có thể giúp kiểm soát được mọi mối nguy hiểm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Việc cần thiết các thực phẩm có được hiệu lực cũng như đảm bảo đạt được tốt các hiệu quả như mong đợi. Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải tuân thủ việc xây dựng cũng như triển khai tốt các chương trình tiên quyết.

Để hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm có hiệu lực và đảm bảo đạt được hiệu quả như mong đợi, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ việc xây dựng và triển khai các chương trình tiên quyết. Cũng như có một hệ thống kiểm soát toàn diện cùng hệ thống văn bản hỗ trợ kèm theo nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gây ảnh hưởng tới độ an toàn.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA FSSC 22000

Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 ra đời trải qua khá nhiều phiên bản trước đây. Mỗi phiên bản mới sẽ được cập nhật mới hơn.

  • Tháng 05/2004: FSSC được thành lập
  • Tháng 10/2008: PAS 220 được ban hành bởi BSI (Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc)
  • Tháng 05/2009: Ban hành FSSC 20000 Version 1
  • Tháng 02/2010: Ban hành FSSC 20000 Version 2
  • Tháng 03/2013: Ban hành FSSC 20000 Version 3
  • Tháng 12/2016: Ban hành FSSC 20000 Version 4
  • Tháng 07/2017: Ban hành FSSC 20000 Version 4.1
  • Ngày 03/06/2019: Ban hành FSSC 20000 Version 5
  • Ngày 03/11/2020: Ban hành FSSC 20000 Version 5.1
  • Ngày 01/04/2023: Ban hành FSSC 20000 Version 6

Theo đó thì bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 phiên bản 6 (FSSC 20000 Version 6) chính là phiên bản mới nhất hiện nay. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ có giai đoạn chuyển đổi lên phiên bản mới trong khoảng thời gian. Sau ngày 31 tháng 3 năm 2024, sẽ không có cuộc đánh giá chứng nhận nào được thực hiện theo FSSC 22000 phiên bản 5.1 mà phải chuyển sang phiên bản 6.

FSSC 22000 VERSION 6 CÓ NHỮNG THAY ĐỔI GÌ?

Phần 1 – Tổng quan

Đáng chú ý chính là sự thay đổi về các loại chuỗi thức ăn của phiên bản 6 so với phiên bản 5.1:

Sản xuất sơ cấp từ các sản phẩm từ động vật và thực vật đã bị loại bỏ và thay thế bằng loại BIII “Hoạt động trên thực vật đã thu hoạch” và loại C0 “Chuyển đổi thân thịt để chế biến tiếp…” đã được đưa vào.
Với các loại thức ăn dành cho vật nuôi DIIa và DIIb đã bị loại bỏ và thức ăn cho vật nuôi đã được đưa vào các loại thức ăn từ CI đến CIV.

Danh mục vận chuyển và lưu trữ đã được hợp nhất thành một danh mục G.

Danh mục hoạt động môi giới FII mới được thêm vào.

bộ tiêu chuẩn FSSC 22000
bộ tiêu chuẩn FSSC 22000

Phần 2 – Yêu cầu đối với riêng Công ty được đánh giá

Một số yêu cầu bổ sung đã được diễn giải chính xác hơn, một số chủ đề và khía cạnh mới đã được thêm vào. Chẳng hạn như:

  • Diều 2.5.1 về Quản lý dịch vụ và Nguyên vật liệu đã mua hiện nay có bao gồm: e) Thiết lập và đảm bảo các tiêu chí tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và của khách hàng đối với việc sử dụng bao bì tái chế làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất vật liệu đóng gói thành phẩm.
  • Điều 2.5.2 (Dán nhãn sản phẩm và vật liệu in): c) Với các tuyên bố hiện nay có chứa các chất gây ung thư như chất gây dị ứng, dinh dưỡng, phương pháp sản xuất, chuỗi hành trình sản phẩm, tình trạng nguyên liệu, phải được xác thực có kiểm chứng. Các nhãn hoặc tài liệu in phải có thể truy xuất nguồn gốc bao gồm cả cân bằng khối lượng
  • Điều 2.5.6 (Quản lý chất gây dị ứng): Bổ sung các yêu cầu như a) Danh sách tất cả các chất gây dị ứng được xử lý tại chỗ, bao gồm nguyên liệu thô và thành phẩm; d) Thông tin dạng văn bản về xác nhận và xác minh (ví dụ: thử nghiệm bề mặt, lấy mẫu không khí và/hoặc thử nghiệm sản phẩm) của các biện pháp kiểm soát để giảm ô nhiễm chéo

Phần 3 – Yêu cầu đối với Quy trình Chứng nhận

Trong phần 3 này có tiến hành kết hợp với các yêu cầu về cập nhật của bộ tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022 và cung cấp một số giải thích rõ ràng nhằm giải quyết việc lập kế hoạch đánh giá, thời gian đánh giá tối thiểu cho PRP, thực hiện đánh giá và báo cáo.

Phần 4 – Yêu cầu đối với Tổ chức Chứng nhận (CB)

Trong phần này thì bộ tiêu chuẩn ISO 22003-1:2022 cũng đã có cập nhật và đưa ra được một số giải thích khá rõ rang đã được trình bày về mối quan hệ giữa các tổ chức Chứng nhận và tổ chức FSSC và các quy trình phê duyệt chuyên gia.

Phần 5 Yêu cầu đối với Cơ quan Công nhận (AB)

Trong phần này, bản cập nhật ISO 22003-1:2022 và ISO/IEC 17021-1:2015 đã được đưa vào và một số nội dung làm rõ đã được trình bày.

Phụ lục 1 – Định nghĩa

Trong phụ lục này, một số định nghĩa đã được viết lại hoặc thêm vào

Phụ lục 2 – Tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo quy chuẩn đã được cập nhật để bao gồm, ví dụ: Quy tắc đạo đức của FSSC và Phụ lục đánh giá từ xa đầy đủ của FSSC.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FSSC 22000

Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 hiện nay được áp dụng dành cho các đơn vị và tổ chức thuộc các ngành như sau:

  • Ngành nuôi trồng
  • Sản xuất thực phẩm
  • Sản xuất bao bì thực phẩm và vật liệu bao gói thực phẩm
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi
  • Vận chuyển và lưu kho

Tiêu chuẩn FSSC 22000

Hiện nay các tổ chức thực hiện tốt trong ngành thực phẩm có thể được hưởng lợi cưc kì lớn từ giấy chứng nhận FSSC 22000 bất kể là các quy mô phức tạp trong chuỗi cung ứng của họ bao gồm các nhà sản xuất cũng như chế biến như sau:

  • Hiện nay các sản phẩm động vật bị hỏng khá dễ như ( thịt, gia cầm, trứng, sữa và các sản phẩm cá,…)
  • Các sản phẩm thực vật dễ hư hỏng (hoa quả tươi đóng gói, nước trái cây tươi, …)
  • Sản phẩm để lâu dài trên kệ ở nhiệt độ môi trường xung quanh như các sản phẩm đóng hộp, bánh quy, đồ ăn nhẹ, dầu, nước uống, nước giải khát, mì, bột mì, đường, muối,…)
  • Thành phần thực phẩm (ví dụ như vitamin, khoáng chất, hương liệu, enzyme và cất hỗ trợ,…)
  • Những dòng sản phẩm như vật liệu bao bì thực phẩm có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với thực phẩm.
  • Thực phẩm và thức ăn cho động vật như gai súc, gia cầm, thủy sản hay thú cưng.
  • Những sản phẩm từ động vật như trúng, sữa, mật ong.

CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA BỘ TIÊU CHUẨN FSSC 22000

Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 được hình thành từ bộ tiêu chuẩn ISO 22000 làm nền tảng. Bộ tiêu chuẩn này được bổ sung thêm các yêu cầu khá chặt chẽ nhằm cung cấp một khuôn khổ chung để có thể quản lý được an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 cũng được hỗ trợ thực thi các yêu cầu của ngành công nghiệp thông qua các chương trình tiên quyết. Cụ thể thì FSSC 22000 có 3 thành phần cơ bản bao gồm:

1.ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 có thể tạo cơ sở cho FSSC 22000 bằng việc đưa ra những yêu cầu cho việc phát triển và triển khai bảo trì Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm FSMS) với phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018. Đây là lý do tại sao việc sửa đổi ISO 22000 có tác động lớn đối với FSSC 22000.

2.PRP (Prerequisite Programs- Chương trình tiên quyết)

Các chương trình tiên quyết là chương trình bắt buộc. Các yêu cầu PRP này được nêu rõ trong:

  • ISO/ TS 22002-x
  • NEN / NTA 8059 và
  • hoặc các tiêu chuẩn BSI / PAS 221

Với các chương trình tiên quyết cũng như các chương trình và thực tiễn cũng được áp dụng để có thể giải quyết mọi vấn đề về môi trường sản xuất cho các sản phẩm thực phẩm được an toàn. Các chương trình tiên quyết là gì sẽ phụ thuộc vào phạm vi của bạn. Ví dụ như:

  • Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-1: Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 1: Sản xuất thực phẩm.
  • Các nhà sản xuất bao bì thực phẩm sử dụng ISO/TS 22002-4: Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – Phần 4: Sản xuất bao bì thực phẩm
  • Các nhà sản xuất hoặc Nhà Cung cấp Thực phẩm Thú, Thức ăn hoặc Thành phần sử dụng PAS 222 – Các chương trình tiên quyết để sản xuất thức ăn và thức ăn chăn nuôi cho động vật

3.Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000

Các yêu cầu bổ sung liên quan đến việc:

  • Quản lý dịch vụ (tương đương yêu cầu 7.1.6 của ISO 22000:2018).
  • Ghi nhãn sản phẩm (tương đương yêu cầu 8.5.1.3 của ISO 22000:2018)
  • Phòng vệ thực phẩm
  • Giảm thiểu gian lận thực phẩm
  • Sử dụng logo
  • Quản lý chất gây dị ứng
  • Giám sát môi trường
  • Công thức sản phẩm
  • Vận chuyển

LỢI ÍCH KHI TỔ CHỨC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FSSC 22000

Một khi tổ chức của bạn tiến hành xây dựng thành công được bộ tiêu chuẩn FSSC 22000 thì doanh nghiệp của bạn có thể đạt được những lợi ích khá thiết thực như sau:

  • Giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể nâng cao được ý thức về an toàn thực phẩm đồng thời đáp ứng tốt các nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Nhờ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp có thể giúp thích nghi tốt được với các rào cản thương mại Quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời có thể tuân thủ tốt được các tiêu chuẩn là điều cần thiết khi hội nhập.

Tiêu chuẩn FSSC 22000

  • Giúp cho các tổ chức tiến hành giảm thiểu và xử lý sự cố tốt hơn do kiểm soát được chat chẽ các mối nguy hiểm trong quá trình sản xuất và chế biến phân phối thực phẩm.
  • Đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chứng nhận FSSC 22000 được Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI-Global Food Safety Initiative) công nhận
  • Việc doanh nghiệp xây dựng được tiêu chuẩn FSSC 22000 và đạt được giấy chứng nhận có thể được coi là bằng chứng giúp tuân thủ các luật lệ cũng như yêu cầu. Từ đó có thể hạn chế được các nguy cơ vi phạm pháp luật có liên quan đến việc an toàn thực phẩm .

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm theo FSSC 22000. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng Hệ thống An toàn Thực Phẩm thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá