Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm mà đang có mong muốn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO thường sẽ phân vân giữa việc nên áp dụng ISO 9001 hay ISO 22000, hai tiêu chuẩn này có gì khác biệt khi áp dụng vào doanh nghiệp. Hãy cùng Intercert Việt Nam so sánh ISO 9001 và ISO 22000 trong bài viết dưới đây, để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 

KHÁI QUÁT VỀ ISO 9001 VÀ ISO 22000 

Tiêu chuẩn ISO 9001 

Tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 là tiêu chuẩn cốt lõi tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, bao gồm các quy trình, chính sách và phương pháp nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục. ISO 9001 áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập, quản lý và duy trì một Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. 

ISO 9001 được ban hành lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Từ đó cho đến nay, tiêu chuẩn nay, tiêu chuẩn này đã trải qua 4 lần rà soát và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; phiên bản được cập nhật gần đây nhất là vào năm 2015, được gọi là phiên bản ISO 9001:2015. Việc cập nhật phiên bản mới đáp ứng các yêu cầu thay đổi của môi trường kinh doanh nhiều biến động, tạo ra một khung tham chiếu hiệu quả và linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp. 

Tại Việt Nam, phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 tương đương với TCVN 9001:2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành lấy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng là hàng đầu. 

Tiêu chuẩn ISO 22000 

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời với mục đích bảo đảm rằng những tổ chức hoạt động trong ngành thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc đánh giá rủi ro và kiểm soát nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm trong mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Giống như các tiêu chuẩn khác, ISO cũng cập nhật các phiên bản mới cho ISO 22000 để phù hợp với tình hình thực tiễn. Cho tới nay, tiêu chuẩn ISO 22000 có tất cả 3 phiên bản là 2005, 2007 và 2018. Tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ biên soạn có nội dung tương đương với phiên bản mới nhất là tiêu chuẩn ISO 22000:2018. 

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA ISO 9001 VÀ ISO 22000 

  • Nguồn gốc và phạm vi công nhận 

Cả ISO 9001 và ISO 22000 đều được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization Standardization – ISO). Hai tiêu chuẩn trên được công nhận trên phạm vi quốc tế. Do đó, giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 22000 được cấp bởi Tổ chức chứng nhận uy tín đều có giá trị trên Toàn cầu. 

  • Áp dụng Cấu trúc bậc cao – High Level Structure (HLS) 

Cấu trúc Cấp cao HLS (High Level Structure) là một khuôn khổ phát triển các Tiêu chuẩn Hệ thống quản lý theo một cấu trúc thống nhất và nội dung cốt lõi tương tự, nhằm đảm bảo sự hài hòa cấu trúc và tương thích giữa các yêu cầu của chúng ở một mức độ lớn. Mục tiêu của cấu trúc HLS là đảm bảo sử dụng thống nhất các văn bản, thuật ngữ và định nghĩa cốt lõi. Trên hết, giúp đáp ứng yêu cầu cơ bản chung là thúc đẩy sự tích hợp của các hệ thống khác nhau trong cùng một tổ chức. 

Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

Hai phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018 đều áp dụng cấu trúc bậc cao. Theo cấu trúc này, nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn ISO 22000 đều được thể hiện qua 10 điều khoản. Trong đó, 3 điều khoản đầu mang tính chất giới thiệu và khái quát chung, 7 điều khoản còn lại mới là những yêu cầu cốt lõi dành cho Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

  • Chu trình PDCA 

Chu trình PDCA được áp dụng trong cả tiêu chuẩn ISO 9001:2015 lẫn ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và đảm bảo cải tiến liên tục. PDCA bao gồm các quá trình lập kế hoạch (P – Plan), thực hiện (D – Do), kiểm tra (C – Check) và hành động (A – Action) được lặp đi lặp lại trong quản lý hướng tới cải tiến hiệu quả. Đối chiều với nội dung tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000, chu trình PDCA tương đương với 7 điều khoản từ Điều 4 đến Điều 10 của hai bộ tiêu chuẩn. 

  • P (Plan – Kế hoạch) tương ứng nội dung Điều khoản 4 đến Điều khoản 7, thiết lập các mục tiêu của hệ thống quản lý, các quá trình và nguồn lực cần thiết để đạt kết quả phù hợp với mục đích của tiêu chuẩn. 
  • D (Do – Thực hiện) tương ứng với Điều khoản 8, thực hiện những việc được đưa ra trong kế hoạch. 
  • C (Check – Kiểm tra) tương ứng với nội dung Điều khoản 9 bao gồm hoạt động giám sát và đo lường các quá trình, sản phẩm đầu ra theo chính sách, mục tiêu, yêu cầu và báo cáo kết quả. 
  • A (Action – Hành động) tương ứng với Điều khoản 10, thực hiện các biện pháp cải tiến kết quả hoạt động khi cần thiết. 
  • Tư duy dựa trên rủi ro 

Ngoài ra, về phương pháp tiếp cận, tiêu chuẩn ISO 9001 và tiêu chuẩn 22000 đều lấy việc xem xét rủi ro là cần thiết và quan trọng để doanh nghiệp có thể vừa dự báo được nguy cơ vừa nắm bắt được cơ hội. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa được những ảnh hưởng tiêu cực của các sự cố phát sinh tới hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân gốc rễ và có các biện pháp xử lý kịp thời. 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ISO 9001 VÀ ISO 22000 

  • Đối tượng áp dụng 

Về đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn ISO 9001 dành cho tất cả các đơn vị, công ty, tổ chức trong mọi ngành nghề với mọi quy mô. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 22000 chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Nói một cách khác, ISO 9001 có phạm vi đối tượng rộng hơn ISO 22000. Đối tượng của ISO 22000 có thể là đối tượng của ISO 9001 nhưng đối tượng của ISO 9001 thì chưa chắc đã là đối tượng của ISO 22000. 

  • Mục đích 

Vì tiêu chuẩn ISO 9001 đề cập về khía cạnh quản lý chất lượng còn ISO 22000 về khía cạnh quản lý an toàn thực phẩm, nên mục đích của 2 tiêu chuẩn cũng có sự khác biệt. Mục đích của ISO 9001:2015 nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. 

Sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000

ISO 22000 thì có mục đích khác. Mục tiêu lớn nhất của hệ thống này nhằm giúp đảm bảo các doanh nghiệp thực phẩm có thể kiểm soát một cách toàn diện những mối nguy gây mất an toàn vệ sinh có thể xảy ra trong mọi công đoạn, quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ về thực phẩm. 

  • Nguyên tắc quản lý 

Về nguyên tắc quản lý, cả tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều đề cao 7 nguyên tắc cơ bản bao gồm: 

  • Hướng vào khách hàng 
  • Sự lãnh đạo 
  • Sự tham gia của mọi người 
  • Tiếp cận theo quá trình 
  • Cải tiến 
  • Quyết định dựa trên bằng chứng 
  • Quản lý mối quan hệ 

Tuy nhiên tiêu chuẩn ISO 22000 bổ sung thêm 4 nguyên tắc nữa là: 

  • Trao đổi thông tin 
  • Quản lý hệ thống 
  • Các chương trình tiên quyết 
  • Các nguyên tắc HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point – Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm). 
  •  Hồ sơ tài liệu 

ISO 9001 đưa ra các hệ thống yêu cầu mang tính định hướng nhất với các hồ sơ tài liệu nhằm phục vụ cho doanh nghiệp vận hành và kiểm soát Hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả nhất. 

Còn đối với tiêu chuẩn ISO 22000 thì những hồ sơ, tài liệu bao gồm các yêu cầu có phần rộng hơn và đòi hỏi phải mô tả, ghi chép cụ thể hơn rất nhiều. Đặc biệt chúng phải được thiết lập dựa trên sự phù hợp với các nguyên tắc HACCP và GMP (Good Manufacturing Practices – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) thì việc quản lý FSMA (Food Safety Management System – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) của doanh nghiệp mới có hiệu quả. 

  • Thực hiện (Điều khoản 8) 

ISO 9001 chỉ đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn mang tính định hướng chung giúp doanh nghiệp có thể vận hành và kiểm soát các quy trình trong Hệ thống quản lý chất lượng một cách có hiệu quả. 

Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 22000 thì tập trung vào việc cung cấp một khung chuẩn cho mọi hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng thực phẩm nhằm đảm bảo mọi tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm được đáp ứng tốt. 

Trên đây là những thông tin về sự khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000. Hy vọng bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp phân biệt hai tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000. Liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn chi tiết.  

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá