Sự khác biệt giữa TQM và ISO 9001 là gì?

ISO 9001 và TQM là hai khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Cả hai đều hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, giữa ISO 9001 và TQM lại có những đặc điểm khác biệt nhất định. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về sự khác biệt giữa TQM và ISO 9001 qua bài viết dưới đây. 

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là gì? 

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Quality Management) là một phương pháp quản lý tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua sự tham gia tích cực của toàn bộ nhân viên. Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện là đảm bảo tất cả các bên liên quan đến quá trình sản xuất cam kết giữ vững chất lượng chung của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng. TQM không có cách tiếp cận nào được thống nhất nhưng tuân theo tám nguyên tắc tập trung vào việc cải thiện chất lượng. 

Sự khác biệt giữa TQM và ISO 9001

Quản lý chất lượng toàn diện bao gồm cải tiến liên tục, tận dụng dữ liệu và số liệu để đưa ra quyết định sáng suốt, cung cấp văn hóa làm việc nhóm và đổi mới chất lượng, điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu của khách hàng. Mục đích của quản lý chất lượng toàn diện là loại bỏ khuyết điểm, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu suất chung. TQM tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, sự tham gia của nhân viên, phương pháp tiếp cận theo quy trình, cải tiến liên tục, ra quyết định dựa trên bằng chứng, mối quan hệ với nhà cung cấp và cam kết của ban lãnh đạo để thúc đẩy văn hóa chất lượng xuất sắc. 

Để triển khai thành công TQM, tổ chức cần có sự lãnh đạo mạnh mẽ, thiết lập các quy trình làm việc hiệu quả và quan trọng nhất là sự đóng góp của từng cá nhân. Việc khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến liên tục là yếu tố cốt lõi của TQM. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Toyota, Motorola đã áp dụng thành công TQM và đạt được những kết quả đáng kể. 

Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) là gì? 

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS –  Quality Management System). Tiêu chuẩn này được tổ chức sử dụng để chứng minh khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo một cách quán nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quy định, đồng thời chứng minh khả năng cải tiến liên tục.  

ISO 9001 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, bao gồm các tập đoàn, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ. Các tổ chức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, dù là dịch vụ hay sản xuất, đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 9001 không phải là tiêu chuẩn sản phẩm, nó tập trung vào các hoạt động và quy trình của tổ chức.  

Sự khác biệt giữa TQM và ISO 9001 

 

TQM 

ISO 9001 

Khái niệm 

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là quá trình liên tục phát hiện và giảm thiểu hoặc loại bỏ lỗi trong sản phẩm. Trọng tâm của quy trình là cải thiện chất lượng đầu ra của tổ chức, bao gồm hàng hóa và dịch vụ, thông qua việc cải tiến liên tục các hoạt động nội bộ.  

Tiêu chuẩn ISO 9001 quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Mục tiêu 

Quản lý chất lượng toàn diện nhằm mục đích đảm bảo tất cả các bên liên quan đến quá trình sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng chung của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng. 

Đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp luật, đồng thời nâng cao sự tin tưởng của khách hàng. 

Nhu cầu 

Thích hợp cho các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả hoạt động một cách toàn diện, xây dựng văn hóa chất lượng. 

Thích hợp cho các tổ chức muốn chứng minh khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp luật. 

Các nguyên tắc 

Gồm 8 nguyên tắc: 

  • Lấy khách hàng làm trọng tâm 
  • Sự tham gia của nhân viên 
  • Tập trung vào quy trình 
  • Tích hợp hệ thống 
  • Truyền thông nội bộ 
  • Tiếp cận có chiến lược và hệ thống 
  • Tận dụng dữ liệu 
  • Cải tiến liên tục 

Gồm 7 nguyên tắc: 

  • Hướng vào khách hàng 
  • Sự lãnh đạo 
  • Sự tham gia của mọi người 
  • Tiếp cận theo quá trình 
  • Cải tiến 
  • Quyết định dựa trên bằng chứng 
  • Quản lý mối quan hệ 

Chức năng 

Hoạt động cải tiến chất lượng 

Hoạt động duy trì chất lượng 

Chứng nhận 

Không có chứng nhận chính thức 

Được cấp bởi các tổ chức chứng nhận độc lập 

Yêu cầu 

Không có yêu cầu cụ thể về các quy trình hoặc tài liệu. Tập trung vào việc cải thiện liên tục và sự tham gia của nhân viên. 

Đặt ra các yêu cầu cụ thể về các quá trình như lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và cải tiến. Yêu cầu lập tài liệu các quy trình và thủ tục. 

 

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã chỉ ra sự khác biệt giữa TQM và ISO 9001. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin hữu ích để phân biệt TQM và ISO 9001 cũng như triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Liên hệ ngay với chứng tôi cần hỗ trợ. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá