Phân biệt Global Gap và HACCP – Hai tiêu chuẩn quan trọng trong An toàn Thực phẩm

Trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng là điều thiết yếu. Để đạt được mục tiêu này, nhiều tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập, trong đó có Global GAP và HACCP. Cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao độ tin cậy của sản phẩm. Tuy nhiên, Global GAP và HACCP có những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Hãy cùng Intercert Việt Nam phân biệt Global GAP và HACCP và tìm hiểu về lợi ích của hai tiêu chuẩn này mang lại cho các doanh nghiệp. 

Khái quát về Global GAP 

GAP (Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) là tất cả các tiêu chuẩn do quốc gia, nhóm quốc gia, tổ chức quy định chỉ dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, sức khỏe, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường.  

Phân biệt Global Gap và HACCP
Phân biệt Global Gap và HACCP

Tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (Global Good Agricultural Practices) là một tiêu chuẩn quốc tế, tập hợp các biện pháp kỹ thuật về thực hành nông nghiệp tốt được thiết lập để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch cũng như xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản). Tiêu chuẩn này có ý nghĩa trong việc đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ cũng như độ an toàn của sản phẩm. Ngoài mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn còn đảm bảo được điều kiện làm việc cũng như sức khỏe và an toàn lao động. 

Có 252 tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn Global GAP, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% thì cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện, 

HACCP là gì? 

HACCP, viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, là hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc xác định và kiểm soát các mối nguy về sinh học, hóa học và vật lý. HACCP được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói và vận chuyển thực phẩm. 

Tiêu chuẩn HACCP bao gồm 7 nguyên tắc chính: 

  • Phân tích mối nguy: Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quy trình sản xuất. 
  • Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP): Các điểm cần kiểm soát để ngăn ngừa, giảm thiểu mối nguy. 
  • Thiết lập giới hạn tới hạn cho các CCP. 
  • Giám sát CCP: Đảm bảo các điểm kiểm soát tới hạn được duy trì ở ngưỡng an toàn. 
  • Thiết lập hành động khắc phục nếu phát hiện sự cố tại các CCP. 
  • Thủ tục kiểm tra xác nhận hệ thống HACCP hoạt động hiệu quả. 
  • Lưu trữ hồ sơ và tài liệu để kiểm tra và chứng minh sự tuân thủ. 
  • Ghi chép và điều chỉnh: Lưu trữ các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất và điều chỉnh khi cần thiết. 

Phân biệt Global Gap và HACCP

Phân biệt giữa Global GAP và HACCP 

Mặc dù cả Global GAP và HACCP đều có vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng chúng có những khác biệt rõ rệt về mục tiêu, phạm vi và cách thức hoạt động. Dưới đây là bảng so sánh giữa hai tiêu chuẩn này: 

Tiêu chí  Global GAP  HACCP 
Tổ chức ban hành  Tổ chức FoodPLUS GmbH Cologne, Đức  Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) 
Mục tiêu  Tập trung vào an toàn thực phẩm trong canh tác nông nghiệp và môi trường.  Đảm bảo an toàn thực phẩm qua kiểm soát mối nguy trong toàn bộ quy trình sản xuất.. 
Phạm vi áp dụng  Chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).  Áp dụng rộng trong ngành thực phẩm và đồ uống. 
Nội dung chính  Thực hành nông nghiệp tốt, quản lý môi trường, sức khỏe và an toàn của người lao động.  Phân tích mối nguy, xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP). 
Yêu cầu tiêu chuẩn  Thực hiện quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn Global GAP.  Phân tích và kiểm soát mối nguy trong quy trình sản xuất. 
Thời hạn hiệu lực  Hiệu lực trong 1 năm, sau đó doanh nghiệp phải đăng ký tái chứng nhận để duy trì  Hiệu lực tối đa 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ, nếu doanh nghiệp không duy trì các yêu cầu sẽ bị thu hồi chứng chỉ 

Nhìn chung, Global GAP tập trung vào quá trình sản xuất nông nghiệp và các yếu tố liên quan đến bền vững và trách nhiệm xã hội, trong khi HACCP tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát, quản lý các mối nguy. 

Phân biệt Global Gap và HACCP

Lợi ích của chứng nhận Global GAP và HACCP cho doanh nghiệp 

Chứng nhận HACCP và Global GAP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ về mặt thương mại mà còn về trách nhiệm xã hội và bền vững. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật: 

  • Đảm bảo an toàn sản phẩm và nâng cao chất lượng: Cả Global GAP và HACCP đều giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất an toàn và chất lượng. Nhờ tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát mối nguy và quy trình sản xuất bền vững, mà các sản phẩm có thể đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 
  • Tăng uy tín thương hiệu và niềm tin khách hàng: Việc đạt chứng nhận từ hai tiêu chuẩn là minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp về sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và nâng cao uy tín trên thị trường, đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ. 
  • Dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế và đối tác: Cả hai tiêu chuẩn đều được các thị trường quốc tế chấp nhận rộng rãi. Đạt chứng nhận HACCP hay Global GAP đều giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu của các đối tác lớn, đặc biệt là các nhà phân phối, bán lẻ quốc tế. 

Phân biệt Global Gap và HACCP

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Sở hữu chứng nhận Global GAP và HACCP giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trên thị trường nhờ cam kết mạnh mẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm. Đây là lợi thế quan trọng, nhất là khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. 

Trên đây là bài viết phân biệt Global GAP và HACCP, việc phân biệt rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Mặc dù cả hai tiêu chuẩn đều hướng tới việc đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm, nhưng chúng có những mục tiêu và phạm vi khác nhau. Doanh nghiệp cần hiểu rõ từng tiêu chuẩn và lựa chọn áp dụng phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về Global GAP hay HACCP, vui lòng liên hệ ngay với Intercert Việt Nam qua Hotline: 0969 555 610  hoặc Email: sales@intercertvietnam.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

GMP & HACCP – So sánh HACCP và GMP

GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm...

 ISO 9001 & HACCP – Khái quát và So sánh

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng...

Tìm hiểu về ISO 22000 phiên ban 2018 – Tầm quan trọng đối với Doanh Nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong chuỗi...

Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho Doanh Nhiệp khi áp dụng là gì ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận...

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Câu hỏi Trắc Nghiệm HACCP – Intercert Việt Nam

Tiêu chuẩn HACCP là một trong những tiêu chuẩn Quốc tế quan trọng nhất về...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá