Những thiệt hại khi không áp dụng ISO 45001:2018 là gì ?

Việc không áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, bao gồm cả về mặt kinh tế, xã hội và pháp lý. Vậy những thiệt hại khi không áp dụng ISO 45001:2018 là gì? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

ISO 45001:2018 là gì? 

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS – Occupational Health and Safety Management System), được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO – International Organization for Standardization).

thiệt hại khi không áp dụng iso 45001
thiệt hại khi không áp dụng iso 45001

ISO 45001:2018 cung cấp khuôn khổ để tổ chức áp dụng, triển khai, quản lý và cải tiến hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm quản lý rủi ro và cơ hội OH&S. Thành công của OHSMS phụ thuộc vào sự tham gia của ban lãnh đạo cấp cao. Cũng như quá trình tích hợp hệ thống quản lý OH&S vào các chính sách của tổ chức và đánh giá hiệu suất an toàn liên tục để cải tiến.

Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được xây dựng dựa trên chu trình PDCA. PDCA là viết tắt của Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến).

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 giúp các tổ chức xây dựng một môi trường làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Thống kê tai nạn lao động trong các tổ chức không áp dụng ISO 45001 

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ tai nạn lao động trong các tổ chức không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động như ISO 45001 thường cao hơn đáng kể so với các tổ chức đã thực hiện.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Môi trường và Nghề nghiệp (Journal of Environmental and Occupational Health) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động nói chung và tiêu chuẩn ISO 45001 nói riêng có khả năng gặp tai nạn lao động cao gấp đôi hoặc gấp ba lần so với các tổ chức đã thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn đó.

thiệt hại khi không áp dụng iso 45001

Theo báo cáo hằng năm, ở Việt Nam, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang có xu thế tăng. Thống kê từ các bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng, mỗi năm có khoảng 160.000÷170.000 người bị tai nạn lao động phải đến điều trị tại cơ sở y tế và có khoảng 1700 người chết. Tần suất tai nạn lao động chết người bình quân 3 năm từ 2006-2008 là 6,39/100.000 lao động, hàng năm tần suất này bình quân 3,04%; Năm 2006, tần suất tai nạn lao động là 7 người chết/100.000 lao động, năm 2011 là 5,55 người chết/100.000 lao động. Năm 2015, có 4,9 người chết/100.000 lao động, năm 2019, tần suất tai nạn lao động chết người là 4,5/100.000 lao động.

Như vậy, có thể thấy những thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu khi không áp dụng ISO 45001:2018 đều rất dễ nhận ra. Việc không thiết lập hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp không chỉ gây ra các rủi ro về sức khỏe và tinh thần tiềm ẩn trong tổ chức mà còn gây ra mối đe dọa với danh tiếng, uy tín và ảnh hướng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động là gì? 

  • Người lao động thiếu kiến thức và kỹ năng: Người lao động có thể chưa được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động cũng như không nắm rõ quy trình làm việc an toàn, dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện công việc. Ngoài ra, một số người lao động còn thiếu ý thức, chủ quan không tuân thủ các quy định, quy trình làm việc an toàn. Ngoài ra, cũng có thể do làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến người lao động mất tập trung, dễ mắc sai lầm.
  • Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn: Môi trường làm việc có nhiều yếu tố như tiếng ồn, bụi, hóa chất độc hại…gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc cũng như tác động không tốt tới sức khỏe của con người, nguy hiểm hơn là gây ra tai nạn đe dọa tới tính mạng của người lao động.

thiệt hại khi không áp dụng iso 45001

  • Thiếu thiết bị và công cụ an toàn: Máy móc, trang thiết bị cũ kỹ, hỏng hóc, không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn trong quá trình làm việc. Ngoài ra việc tổ chức không cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn cho người lao động cũng khiến thương tật trở nên nghiêm trọng hơn khi tai nạn xảy ra.
  • Thiếu sự giám sát và tuân thủ: Doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động đầy đủ, cũng như chưa có các quy định, quy trình rõ ràng trong quá trình làm việc. Không giám sát quá trình làm việc chặt chẽ khiến doanh nghiệp không kịp thời phát hiện và xử lý các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Áp lực sản xuất: Nhiều doanh nghiệp đặt nặng mục tiêu sản xuất, lợi nhuận cao mà bỏ qua vấn đề an toàn lao động. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất có thể xảy ra nhiều tai nạn lao động do các quy trình an toàn bị lược bỏ để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Thiệt hại khi không áp dụng ISO 45001:2018 

Tăng nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 

Việc không áp dụng ISO 45001 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, khiến nhiều tổ chức thiếu quy trình làm việc an toàn. Cũng như thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động dẫn đến gia tăng nguy cơ tai nạn lao động, gây thương tích, thậm chí tử vong cho người lao động.

Hơn nữa, việc tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm trong môi trường làm việc không được kiểm soát chặt chẽ gây ra các bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người lao động. Ngoài ra, những áp lực và lo lắng từ môi trường làm việc không an toàn có thể gây nên các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn stress sau trầm cảm, và thậm chí là suy giảm tinh thần. Điều đó khiến nhân viên làm việc không hiệu quả.

thiệt hại khi không áp dụng iso 45001

Gia tăng chi phí của doanh nghiệp 

Việc không áp dụng ISO 45001:2018 có thể khiến doanh nghiệp phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí không đáng có. Các chi phí này có thể bao gồm:

  • Chi phí y tế và bồi thường cho người bị nạn: Khi tai nạn lao động xảy ra, tổ chức sẽ phải chi trả chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bị tai nạn lao động. Điều này có thể bao gồm chi phí điều trị, phẫu thuật, điều trị tái tạo chức năng và cả chi phí phục hồi sau tai nạn. Trong trường hợp tai nạn dẫn đến tử vong hoặc tàn tật thì tổ chức phải chi trả các khoản bồi thường cho nhân viên bị thương và các khoản phúc lợi cho gia đình họ.
  • Chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị, máy móc bị hư hỏng: Sau một tai nạn lao động, các tổ chức phải chi trả các chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị, máy móc bị hư hỏng. Nhằm tái thiết lập, cải thiện môi trường làm việc và hệ thống quản lý an toàn lao động.
  • Chi phí pháp lý khi bị kiện: Các tổ chức có thể phải đối mặt với các chi phí pháp lý đáng kể nếu họ vi phạm các quy định về an toàn lao động hoặc bị người lao động kiện. Điều này có thể bao gồm chi phí luật sư, chi phí tố tụng và các khoản phạt từ cơ quan chính phủ hoặc tổ chức giám định.

Gây thiệt hại về danh tiếng và uy tín của tổ chức 

Một tổ chức mà xảy ra những vụ tai nạn lao động hoặc vi phạm an toàn lao động có thể bị mất uy tín trong mắt khách hàng và đối tác. Vì ngày nay, khách hàng và đối tác đánh giá một tổ chức không chỉ qua chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà còn qua cam kết của họ đối với an toàn lao động.

Bên cạnh đó, các tổ chức vi phạm an toàn lao động thường gặp phải áp lực từ phía cộng đồng. Tổ chức sẽ bị cộng đồng phản đối và chỉ trích do không đảm bảo an toàn cho người lao động.

Ngoài ra, tổ chức có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tài năng. Hình ảnh của một nhà tuyển dụng có trách nhiệm rất quan trọng đối với ứng viên tiềm năng, và các sự cố liên quan đến an toàn lao động có thể ảnh hưởng đến quyết định của người lao động khi lựa chọn nơi làm việc.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến Những thiệt hại khi không áp dụng ISO 45001:2018 . Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001:2018, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Toà nhà  Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá