Những biện pháp để duy trì hệ thống ISO 14001

Đạt được chứng nhận ISO 14001 cho thấy sự cố gắng không ngừng của tổ chức/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc duy trì hệ thống quản lý môi trường cũng là một thách thức lớn đối với họ. Vậy doanh nghiệp phải có những biện pháp để duy trì hệ thống ISO 14001 như thế nào? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Sơ lược về hệ thống ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental management systems) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu.

Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp khuôn khổ giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS) hiệu quả. Tiêu chuẩn này hướng tới mục tiêu giảm thiểu đáng kể các tác động tiêu cực lên môi trường trong suốt quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh. 

Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt loại hình, quy mô hay loại sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp.

Biện pháp để duy trì hệ thống ISO 14001

 1. Đánh giá nội bộ EMS định kỳ

Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường. Tổ chức cần lập kế hoạch chi tiết cho các đánh giá nội bộ định kỳ của mình. Các cuộc đánh giá nội bộ có thể theo quý/năm, tuỳ vào quy mô của tổ chức, doanh nghiệp.

Kế hoạch đánh giá nội bộ định kỳ cần bao gồm những nội dung dưới đây: 

  • Phạm vi đánh giá: Có thể là đánh giá toàn diện hệ thống, đánh giá bộ phận, quy trình hoặc đánh giá một chủ đề cụ thể liên quan đến môi trường.
  • Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá: Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, các quy định pháp lý về môi trường, số liệu cụ thể để đo lường hiệu suất môi trường,..
  • Nguồn lực cần thiết để đánh giá: Nhân sự, tài chính, máy móc,…

Trong quá trình thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường, điều quan trọng nhất là tổ chức phải tìm ra những điểm chưa phù hợp để có biện pháp khắc phục kịp thời. Việc thực hiện đánh giá nội bộ một cách chuyên nghiệp và thường xuyên giúp tổ chức đảm bảo rằng hệ thống quản lý môi trường luôn hoạt động hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

 2. Giám sát và đo lường hiệu quả của EMS

Giám sát và đo lường hệ thống quản lý môi trường thường xuyên là nhiệm vụ không thể thiếu để duy trì hiệu quả hoạt động của EMS và đảm bảo hệ thống tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001. Việc này không chỉ giúp tổ chức đo lường mức độ thành công trong việc đạt được các mục tiêu môi trường đã đặt ra mà còn nhận biết sớm những vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất môi trường. Ngoài ra, việc giám sát và đo lường cũng giúp kiểm tra xem các hoạt động của tổ chức có tuân thủ những quy định về môi trường hay không.

Để giám sát và đo lường hiệu quả , việc theo dõi và ghi nhận dữ liệu cần được thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết ở mọi khâu của các quy trình thuộc phạm vi của hệ thống quản lý môi trường. Đó là lý do tại sao ISO 14001 yêu cầu thông tin về hoạt động giám sát và đo lường phải được ghi chép và lưu trữ thành hồ sơ, tài liệu. Các thông tin dạng văn bản này không chỉ được sử dụng để tham khảo trong các cuộc đánh giá nội bộ tiếp theo mà còn là bằng chứng cho cuộc đánh giá chứng nhận chính thức do tổ chức chứng nhận ISO 14001 thực hiện..

 3. Hành động khắc phục những điểm chưa phù hợp

Trong quá trình chứng nhận ISO 14001, chắc chắn doanh nghiệp thường nhận được một số khuyến nghị của chuyên gia đánh giá. Doanh nghiệp nên ghi nhớ chúng để tiến hành cải tiến ngay cả khi đã nhận được chứng chỉ ISO 14001. 

Không chỉ dừng lại ở ở việc khắc phục những điểm không phù hợp theo như chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp còn cần chủ động tìm kiếm và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường luôn hoạt động hiệu quả. Việc thực hiện các hành động khắc phục một cách hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hệ thống ISO 14001 mà còn góp phần cải thiện hiệu suất môi trường và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

 4. Xem xét của lãnh đạo

Việc xem xét của lãnh đạo ít nhất phải được thực hiện mỗi năm một lần để đảm bảo rằng hệ thống quản lý môi trường hoạt động như đã xác định. Tuy nhiên, tần suất việc xem xét này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động và mức độ phức tạp của tổ chức. Ban lãnh đạo cần phải xem xét các thay đổi đối với hệ thống quản lý môi trường như chính sách chất lượng, các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề môi trường, các khiếu nại của khách hàng và cộng đồng về những khía cạnh môi trường liên quan,..

Xem xét của lãnh đạo là một hoạt động không thể thiếu để tạo nên sự thành công của hệ thống quản lý môi trường và là nền tảng để cải tiến liên tục. Điều này giúp tổ chức đánh giá hiệu quả của hệ thống ISO 14001 trong việc giảm thiểu tác động môi trường, cũng như duy trì sự tuân thủ các quy định của pháp luật. 

5. Cải tiến liên tục

Để duy trì hệ thống ISO 14001 hiệu quả, việc cải tiến liên tục đóng vai trò then chốt. Đạt được chứng nhận ISO 14001 chỉ là bước khởi đầu, tổ chức cần không ngừng nâng cao hiệu suất môi trường và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, quy định của pháp luật. Hơn nữa, công nghệ thì ngày càng phát triển đòi hỏi hệ thống quản lý môi trường phải linh hoạt thích ứng.

Doanh nghiệp phải nhớ rằng cải tiến liên tục một quá trình không ngừng nghỉ.  Bằng cách thực hiện các hoạt động cải tiến một cách chủ động và có kế hoạch , tổ chức không chỉ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của ISO 14001 mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

 6. Xây dựng văn hoá môi trường

Xây dựng một văn hóa môi trường tích cực cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công lâu dài của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Một doanh nghiệp có văn hoá môi trường tốt thì tất cả nhân viên sẽ có xu hướng tham gia, quan tâm đến các vấn đề môi trường. 

Để có thể xây dựng một văn hoá môi trường tích cực thì doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo định kỳ nâng cao nhận thức về môi trường cũng như tiêu chuẩn ISO 14001 cho toàn bộ nhân viên, giúp họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và vai trò của mình trong EMS. Điều này khiến nhân viên nâng cao nhận thức và tham gia tích cực hơn vào việc bảo vệ môi trường. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất môi trường và duy trì hệ thống ISO 14001 hiệu quả. 

Tại sao cần duy trì hệ thống ISO 14001

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Việc duy trì hệ thống ISO 14001 giúp doanh nghiệp luôn cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật mới nhất về môi trường. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị phạt hành chính, kiện tụng do vi phạm pháp luật.
  • Cải thiện hiệu suất môi trường: Khi duy trì hệ thống ISO 14001 tổ chức sẽ duy trì việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường như tiếp tục giảm thiểu lượng khí thải, chất thải, tiêu thụ năng lượng và nước… Nhờ đó, tổ chức có thể cải thiện hiệu suất môi trường.
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Duy trì một hệ thống ISO 14001 hiệu quả thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp với môi trường nhằm nâng cao uy tín doanh nghiệp cũng như thu hút khách hàng, đối tác có cùng quan điểm về bảo vệ môi trường.
  • Chuẩn bị cho các đánh giá giám sát: Việc duy trì ISO 14001 một cách hiệu quả cho thấy doanh nghiệp luôn có sự chuẩn bị để sẵn sàng cho các cuộc đánh giá giám sát và tái chứng nhận của tổ chức chứng nhận ISO 14001.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được n các biện pháp để duy trì hệ thống ISO 14001. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới hệ thống ISO 14001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Toà nhà  Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Kiểm kê khí nhà kính tòa thương mại – Bước quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc giảm thiểu phát...

FSSC 22000 thay thế HACCP – Nâng cấp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay, việc áp dụng các tiêu chuẩn như...

Giá dịch vụ chứng nhận HACCP – INTERCERT VIỆT NAM

Việc chứng nhận HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy...

Thời hạn của chứng nhận HACCP [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]

HACCP là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong ngành thực phẩm nhằm...

Giấy chứng nhận HACCP là gì? Tầm quan trọng và quy trình đạt chứng chỉ HACCP

Trong bối cảnh xã hội ngày càng chú trọng đến vấn đề an toàn thực...

Thông tin một số nhà xưởng đạt chuẩn HACCP – INTERCERT VIỆT NAM

Trong bối cảnh các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe, việc...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá