Lợi ích của ISO 22000 mang lại cho Doanh Nhiệp khi áp dụng là gì ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận được chứng nhận ISO 22000. Đây là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao và có nhiều cơ hội phát triển. Với bài viết này, Intercert Việt Nam sẽ tập trung chia sẻ cho doanh nghiệp về những lợi ích của ISO 22000. 

Sơ lược về ISO 22000 

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS – Food Safety Management System) được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization). Tiêu chuẩn này được thiết kế để đảm bảo các tổ chức trong lĩnh vực thực phẩm có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn một cách nhất quán.  

lợi ích của iso 22000
lợi ích của iso 22000

ISO 22000 tích hợp các nguyên tắc của hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và các bước áp dụng do Ủy ban Codex Alimentarius phát triển. Tiêu chuẩn này kết hợp các yếu tố chính được công nhận chung để đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi thực phẩm, bao gồm giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống và các chương trình tiên quyết. 

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành năm 2018 với cấu trúc bậc cao (HLS-High Level Structure) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 22000 sẽ có hiệu lực trong thời gian 3 năm và mỗi năm sẽ có những đợt kiểm tra đánh giá định kỳ dành cho doanh nghiệp. 

ISO 22000 rất quan trọng đối với người tiêu dùng và các công ty vì nó cho phép các tổ chức cải thiện hiệu suất chung của họ khi nói đến an toàn thực phẩm, bằng cách áp dụng tiêu chuẩn một cách có hệ thống. Nó giúp xác định, ngăn ngừa và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm ở mọi giai đoạn của chuỗi thực phẩm – từ nhà cung cấp đến bàn ăn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức, tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm, vật tư và vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, cũng như trong bán lẻ, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ liên quan khác. 

Lợi ích khi áp dụng ISO 22000 

ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, giúp kiểm soát các mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến an toàn của sản phẩm. Dưới đây là các lợi ích chính khi áp dụng và triển khai hệ thống quản lý ISO 22000: 


  1. Được miễn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, những doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO 22000 sẽ được ưu tiên: 

  • Được miễn Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (quy định tại điểm k Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) 
  • Áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu (quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) 

Ngoài ra, các sản phẩm được sản xuất tại những cơ sở đạt được chứng nhận ISO 22000 không bắt buộc phải kiểm nghiệm định kỳ (áp dụng đối với các cơ sở đã tự công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp theo quy định an toàn thực phẩm). Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và quy định của pháp luật. 

lợi ích của iso 22000


  1. Đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn

Việc triển khai và áp dụng ISO 22000 giúp doanh nghiệp nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu được các nguy cơ có thể xảy ra đối với thực phẩm. Với việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình và tránh các rủi ro về an toàn thực phẩm. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng được uy tín thương hiệu về việc cung cấp các sản phẩm an toàn. 


  1. Tạo niềm tin lớn đối khách hàng và đối tác

Khi đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000 doanh nghiệp sẽ đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Đồng thời kiểm soát mối nguy liên quan đến hệ thống giúp tăng thêm niềm tin cho các bên liên quan, các nhà cung cấp của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sản phẩm của doanh nghiệp có chứng nhận ISO 22000 thì chắc chắn khách hàng và đối tác sẽ tin tưởng sử dụng hơn. 

lợi ích của iso 22000

Không những thế, khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 22000 và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho đối tác, khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng. Khi đó, họ sẽ quay lại hợp tác và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận thị trường và mở rộng mạng lưới khách hàng. 


  1. Giảm thiểu sai sót và chi phí, rủi ro, khiếu nại liên quan đến an toàn thực phẩm

ISO 22000 yêu cầu các tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ từ đầu đến cuối quá trình sản xuất thực phẩm. Điều này giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn ngay từ giai đoạn đầu, giảm tối đa việc tạo ra các sản phẩm kém chất lượng – không an toàn sức khỏe cho người dùng. Từ đó, các chi phí đổi trả, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm lỗi, sản phẩm hư hỏng hoặc các vấn đề sau sản xuất cũng được giảm đáng kể. 

Có được những sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn cũng giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ bị khiếu nại từ phía khách hàng, nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. 


  1. Gia tăng tính minh bạch và uy tín

Một hệ thống ISO 22000 cung cấp quy trình kiểm soát chất lượng minh bạch và dễ dàng kiểm tra. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh mà còn giúp các bên liên quan (nhà cung cấp, đối tác, cơ quan chức năng) dễ dàng theo dõi và xác nhận quy trình cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, khi sở hữu chứng chỉ ISO 22000, đồng nghĩa với việc đơn vị đó sở hữu hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm chất lượng, uy tín nhất cho người dùng. 


  1. Nâng cao năng suất, cải thiện hệ thống và hiệu quả lao động

ISO 22000 yêu cầu các tổ chức phải đào tạo nhân viên về các quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa, tối ưu hóa quá trình sản xuất. Nhân viên hiểu rõ quy trình và tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm sẽ làm việc hiệu quả hơn, tránh các sai sót không cần thiết và nâng cao năng suất lao động. 

Ngoài ra, ISO 22000 yêu cầu tổ chức thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu suất của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát. Điều này giúp phát hiện sớm các điểm yếu trong hệ thống và thực hiện các biện pháp cải tiến thích hợp để gia tăng năng suất và hiệu quả công việc. 


  1. Tăng doanh thu, nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo cơ hội phát triển

Các nhà lãnh đạo, các tổ chức khi đã hoàn toàn “làm chủ” được vấn đề an toàn thực phẩm thì việc gia tăng doanh số bán ra, tăng lợi nhuận thu về là điều dễ dàng xảy ra. Không những thế, nó còn giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu và tăng mức độ nhận diện tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ khác trên thị trường. 

Từ đó, việc xuất khẩu và mong muốn gia nhập các thị trường khó tính (không chỉ đòi hỏi giấy tờ pháp lý hữu hình mà còn phải là thương hiệu chất lượng) như châu Âu, Nhật Bản… cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn cho doanh nghiệp. 

lợi ích của iso 22000

ISO 22000 mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Khi đạt được chứng nhận này, các doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng vững hơn trong việc cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, ISO 22000 là cấp độ mà các công ty phải đạt được để có thể cạnh tranh trên thị trường khu vực hoặc toàn cầu. 

Trên đây là những thông tin về lợi ích khi áp dụng ISO 22000 mà doanh nghiệp nên lưu ý. Hy vọng qua bài viết trên, Quý doanh nghiệp đã có một nhìn bao quát về lợi ích của ISO 22000. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ chứng nhận ISO 22000, vui lòng liên hệ với Intercert để được hỗ trợ tốt nhất.   

Thông tin công ty Intercert Việt Nam  

  • Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội  
  • Hotline: 0969.555.610  
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Phân biệt Global Gap và HACCP – Hai tiêu chuẩn quan trọng trong An toàn Thực phẩm

Trong ngành sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo chất lượng và an...

GMP & HACCP – So sánh HACCP và GMP

GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm...

 ISO 9001 & HACCP – Khái quát và So sánh

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng...

Tìm hiểu về ISO 22000 phiên ban 2018 – Tầm quan trọng đối với Doanh Nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 ngày càng cần thiết đối với các doanh nghiệp trong chuỗi...

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Câu hỏi Trắc Nghiệm HACCP – Intercert Việt Nam

Tiêu chuẩn HACCP là một trong những tiêu chuẩn Quốc tế quan trọng nhất về...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá