Khó khăn khi áp dụng ISO 14001 – Cách khắc phục

Áp dụng ISO 14001 một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất môi trường, tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu. Nhận biết được lợi ích mà ISO 14001 đem lại, rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành triển khai hệ thống quản lý môi trường nhằm nhận được chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, có một số khó khăn khi áp dụng ISO 14001 mà doanh nghiệp cần phải lưu ý để tránh thực hiện không hiệu quả.  

Những khó khăn khi áp dụng ISO 14001 

Thiếu sự hỗ trợ và tham gia từ ban lãnh đạo cấp cao 

Ban lãnh đạo là những người ra quyết định phân bổ nguồn lực (như tài chính, nhân lực,…), đồng thời thể hiện cam kết trong nội bộ công ty và với bên ngoài. Nếu ban lãnh đạo cấp cao không hỗ trợ quá trình áp dụng ISO 14001, nhân viên có thể không thấy được tầm quan trọng của hệ thống quản lý môi trường (EMS) và họ sẽ thiếu định hướng hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện tốt các quy trình, từ đó dẫn đến việc không đạt được các mục tiêu môi trường mà doanh nghiệp đã đề ra. 

khó khăn khi áp dụng iso 14001
khó khăn khi áp dụng iso 14001

Gắn kết và đào tạo nhân viên chưa đủ 

Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quy trình quản lý môi trường hàng ngày. Nếu họ không hiểu rõ mục tiêu của EMS hoặc thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện các công việc được giao thì việc áp dụng ISO 14001 sẽ không hiệu quả.  

Đào tạo và truyền đạt đúng cách để nhân viên nắm rõ vai trò của mình có thể mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên không thể vì thế mà bỏ qua hoạt động này.  Nếu như không đào tạo tốt và thúc đẩy tinh thần đoàn kết của nhân viên, hệ thống quản lý môi trường dễ gặp phải sự kháng cự hoặc thiếu hợp tác từ các thành viên trong tổ chức. 

Chi phí dành cho áp dụng ISO 14001 không đủ 

Đầu tư chi phí để xây dựng hệ thống quản lý môi trường cũng là một khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Việc thiết lập EMS đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đáng kể về tài chính và nguồn lực, nhất là với những doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót so với yêu cầu của tiêu chuẩn.  

Những doanh nghiệp lần đầu tiếp xúc với ISO 14001 còn nhiều bỡ ngỡ, có thể sẽ phải bỏ chi phí để thuê chuyên gia tư vấn, thuê chuyên gia đào tạo cho nhân viên. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ mới (ví dụ công nghệ xử lý chất thải, phần mềm theo dõi tiêu thụ năng lượng,…) cũng làm phát sinh chi phí.  

Ngay cả khi doanh nghiệp đã có kinh nghiệm áp dụng ISO 14001 thì việc cập nhật quy trình và duy trì các hoạt động giám sát, đánh giá cũng cần những khoản chi phí nhất định. Ngoài ra, việc tuân thủ các yêu cầu mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cơ sở hạ tầng hoặc quy trình hiện tại. Việc thay đổi có thể làm phát sinh chi phí. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguồn tài chính phải bỏ ra ban đầu. 

Mục tiêu môi trường và mục tiêu chung không phù hợp với nhau 

Một trong những khó khăn lớn nhất khi áp dụng ISO 14001 là việc thiếu kết nối giữa mục tiêu môi trường và mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Khó khăn này có thể dẫn đến sự xung đột giữa những nhiệm vụ cần ưu tiên.  

Nếu mục tiêu môi trường không phù hợp hoặc không hỗ trợ cho chiến lược phát triển chung, tổ chức có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh doanh và bảo vệ môi trường. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu sự cam kết từ ban lãnh đạo và nhân viên, làm giảm hiệu quả của EMS và cản trở tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu môi trường. 

Chưa đưa chính sách môi trường vào chính sách phát triển chung của doanh nghiệp  

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có định hướng phát triển rõ ràng và tầm nhìn dài hạn về chính sách phát triển chung. Khi chiến lược phát triển chưa được hoạch định chặt chẽ, chính sách môi trường thường trở nên mờ nhạt và mang tính hình thức.  

Nhiều cán bộ trong tổ chức thậm chí còn không nắm rõ hoặc hiểu chính sách môi trường của công ty, dẫn đến việc thiếu sự đồng thuận và động lực trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Sự yếu kém này tạo ra rào cản lớn trong việc triển khai hiệu quả hệ thống quản lý môi trường, khiến doanh nghiệp khó có thể đạt được các mục tiêu bền vững mà tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu. 

Tác động từ những yếu tố bên ngoài  

Yếu tố bên ngoài có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng EMS vì đây là những yếu tố biến đổi không ngừng và nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Để kịp thời ứng phó với những tác động bên ngoài, doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh EMS để đảm bảo hiệu quả và sự tuân thủ liên tục. 

Ví dụ, sự thay đổi về các quy định có thể khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường mới. Yêu cầu pháp lý thay đổi có thể khiến doanh nghiệp phải cập nhật hoặc thay đổi chính sách và quy trình làm việc của mình để đảm bảo sự tuân thủ. Điều kiện thị trường biến động có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc duy trì các cam kết môi trường. Ngoài ra, sự đổi mới công nghệ có thể buộc doanh nghiệp phải đầu tư vào các công nghệ mới hoặc thay đổi quy trình hiện có. Điều này có thể làm phát sinh chi phí và khiến doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức mới.  

Cách khắc phục những khó khăn khi áp dụng ISO 14001 

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đối mặt với những khó khăn khác nhau và những khó khăn đó cũng gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đó cũng là lý do vì sao mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp giải quyết khó khăn riêng phù hợp với tổ chức mình. Và dưới đây, Intercert Việt Nam sẽ đưa ra ba biện pháp mà doanh nghiệp có thể tham khảo để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. 

Phân tích khoảng cách (Gap Analysis) 

Thực hiện phân tích khoảng cách là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp xác định khoảng cách giữa năng lực hiện tại của tổ chức mình so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng cách so sánh với những gì tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp có thể xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình trong quá trình xây dựng EMS. Phân tích khoảng cách không chỉ giúp nhận diện những lỗ hổng cần cải thiện mà còn cho phép doanh nghiệp ưu tiên thực hiện những hành động cần thiết trước, từ đó xây dựng một lộ trình triển khai hợp lý và hiệu quả hơn khi áp dụng ISO 14001. 

khó khăn khi áp dụng iso 14001
khó khăn khi áp dụng iso 14001

Sử dụng cách tiếp cận theo quy trình  

Cách tiếp cận theo quy trình giúp doanh nghiệp tổ chức và điều hành quá trình triển khai ISO 14001 một cách có hệ thống và chặt chẽ. Bằng cách xác định rõ phạm vi, mục tiêu, và kết quả đầu ra của dự án, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý các nguồn lực và tiến độ công việc một cách hiệu quả.  

Các công cụ quản lý dự án như biểu đồ Gantt, ma trận rủi ro, và checklist đánh giá thường được sử dụng để theo dõi tiến độ cũng như hiệu suất hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo các bước triển khai được thực hiện đúng thời hạn và đạt được kết quả mong muốn.  

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài 

Sự hỗ trợ từ bên ngoài mà doanh nghiệp có thể xem xét là sự hỗ trợ từ các chuyên gia, các đánh giá viên, những nhà tư vấn, hoặc tổ chức chứng nhận. Đây là một biện pháp vô cùng hiệu quả giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức khi áp dụng và chứng nhận ISO 14001, dù doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí tương ứng.  

Những đối tượng này có thể cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu rộng, những phản hồi có giá trị, và sự công nhận thông qua quá trình kiểm tra và chứng nhận. Tìm kiếm hỗ trợ  từ bên ngoài không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn mà còn giúp cải thiện hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 một cách toàn diện, từ việc xác định vấn đề đến triển khai những biện pháp khắc phục hiệu quả. 

Intercert Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn khi áp dụng ISO 14001 

Intercert, với trụ sở tại Hoa Kỳ và mạng lưới toàn cầu bao gồm cả Việt Nam, là một tổ chức đào tạo và đánh giá ISO 14001 uy tín. Hướng đến sứ mệnh xây dựng cộng đồng và phát triển bền vững, Intercert Việt nam không chỉ đơn thuần là một tổ chức chứng nhận mà còn là một đối tác đồng hành đáng tin cậy trong hành trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh nghiệp. Được dẫn dắt bởi đội ngũ chuyên gia chất lượng hàng đầu, Intercert Việt Nam cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển bền vững. 

Trên đây là một số khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng ISO 14001. Nếu doanh nghiệp cũng đang gặp phải những khó khăn trên hãy liên hệ với Intercert Việt Nam để nhận hỗ trợ. 

  • Địa chỉ: Toà nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội  
  • Điện thoại: 0969.555.610  
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Ý nghĩa của ISO 22000 đối với Doanh nghiệp – Người tiêu dùng – Xã Hội

ISO 22000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi về hệ thống quản lý...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá