Kế hoạch đánh giá Nội bộ ISO 9001:2015 [yêu cầu chính]

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có những hoạt động xem xét, đánh giá lại nội bộ. Để đánh giá nội Hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả cần xây dựng kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về kế hoạch đánh giá nội bộ và những yêu cầu thực hiện.

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 9001:2015

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001 mô tả về việc sắp đặt cho các hoạt động đánh giá sẽ được thực hiện tại doanh nghiệp để kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Một kế hoạch đánh giá nội bộ được xây dựng chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và theo dõi quá trình đánh giá nội bộ. 

kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015
kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015

Kế hoạch đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng thường bao gồm các nội dung sau:

  • Mục tiêu đánh giá: Thể hiện mong muốn cụ thể của doanh nghiệp về những kết quả đạt được thông qua quá trình đánh giá nội bộ. Mục tiêu đưa ra có thể là mục tiêu chung, dành cho cả bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp. Đấy cũng có thể là mục tiêu cụ thể dành cho từng phòng ban/bộ phận/cá nhân.
  • Thời gian – Phạm vi: Nêu tổng quát thời gian và phạm vi đánh giá. Đối với thời gian, xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc hoạt động đánh giá. Đối với phạm vi có thể là phòng ban/phân xưởng/doanh nghiệp.
  • Tiêu chuẩn đánh giá: Doanh nghiệp nêu rõ những tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá chất lượng, ở đây cụ thể là ISO 9001:2015
  • Thành phần đoàn đánh giá: Thường bao gồm Trưởng đoàn đánh giá; Thư ký đoàn đánh giá; Thành viên đoàn đánh giá…Số lượng thành viên đoàn đánh giá thường phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của hoạt động đánh giá nội bộ.
  • Chương trình đánh giá cụ thể: Doanh nghiệp cần thiết lập một chương trình cụ thể gồm các hoạt động, người phụ trách, mục đích, tài liệu viện dẫn…và yêu cầu ghi chép lại các báo cáo cẩn thận. Chương trình phải được xây dựng một cách khoa học, bài bản và phù hợp với mục đích, phạm vi cũng như yêu cầu của hoạt động đánh giá.

YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001

Kế hoạch đánh giá nội bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đảm bảo cho quá trình đánh giá diễn ra thuận lợi và có hiệu suất tốt nhất. Để xây dựng một kế hoạch đánh giá tốt thì tổ chức cần đáp ứng các yêu cầu:

  • Xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể:  Doanh nghiệp xác định rõ ràng những gì muốn đạt được, tập trung mọi nguồn lực và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đề ra. Qua đó, doanh nghiệp định hướng hành động, tăng động lực, nâng cao hiệu quả công việc.

kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015

  • Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp: Lựa chọn phương pháp đánh giá đảm bảo tính hiệu quả và khách quan của hoạt động đánh giá. Việc lựa chọn phương pháp cần dựa trên mục đích, đối tượng đánh giá, đặc thù của hoạt động và nguồn lực sẵn có.
  • Liệt kê đầy đủ nội dung đánh giá của phạm vi đáng giá: Việc liệt kê đầy đủ nội dung giúp doanh nghiệp đảm bảo tính toàn diện và bao quát, tăng tính khoa học và hệ thống. Đây là bước quan trọng trong việc chuẩn bị cho hoạt động đánh giá nội bộ.
  • Phân chia thời gian đánh giá nội bộ hợp lý: Việc phân chia thời gian hợp lý cho từng hoạt động đánh giá sẽ giúp đảm bảo tiến độ đánh giá nội bộ được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đồng thời, thời gian hợp lý giúp dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện của hoạt động đánh giá, tiết kiệm thời gian, công sức, tài nguyên…
  • Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cần thiết: Khi có đầy đủ nguồn lực cần thiết, các hoạt động sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ và đúng theo kế hoạch đề ra. Vậy nên, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Đảm bảo tính khách quan và độc lập của đánh giá viên: Việc này có góp phần tăng cường tính công bằng và minh bạch. Đánh giá viên tạo dựng niềm tin cho các bên liên quan, các bên liên quan có thể tin tưởng kết quả được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học, khách quan và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác.

BIỂU MẪU KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ISO 9001

Mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động mà xây dựng kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001 phù hợp. Các nội dung đề cập trong kế hoạch đánh giá nội bộ tiêu chuẩn ISO 9001 cần theo sát những hoạt động thực tiễn trong doanh nghiệp. Dưới đây là ví dụ về Biểu mẫu kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001, doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng cho riêng mình:

kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

  • MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
  • Mục tiêu tổng quát: …
  • Mục tiêu cụ thể: …
  • THỜI GIAN – PHẠM VI ĐÁNH GIÁ
  • Thời gian: Ngày…tháng…năm…
  • Phạm vi đánh giá: …

 

  • TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
  • Tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
  • THÀNH PHẦN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên Chức vụ Phòng/ban/đơn vị
1   Trưởng đoàn đánh giá  
2   Thư ký đoàn đánh giá  
3   Thành viên đánh giá 1  
4   Thành viên đánh giá 2  
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ
Ngày Thời gian Bộ phận được đánh giá Điều khoản Tài liệu tham chiếu Thành viên đánh giá Người tiếp đoàn đánh giá
9:30 đến 10:30  Ban lãnh đạo và các đại diện của bộ phận liên quan Họp mở đầu: Giới thiệu đoàn đánh giá và thủ tục đánh giá.
10:30 đến 12:00 Lãnh đạo Điều khoản… Ban lãnh đạo
10:30 đến 12:00 Ban ISO Điều khoản… Trưởng bộ phận
Ban lãnh đạo và các đại diện của bộ phận liên quan Họp kết thúc

Đại diện lãnh đạo

(ký tên)

Người lập

(ký tên)

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp về Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 9001:2015. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm những thông tin hữu ích. Nếu Quý Doanh Nghiệp còn thắc mắc về Kế hoạch đánh giá nội bộ theo chứng nhận ISO 9001, liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn thêm về thông tin chi tiết.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Ý nghĩa của ISO 22000 đối với Doanh nghiệp – Người tiêu dùng – Xã Hội

ISO 22000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi về hệ thống quản lý...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá