ISO 9001 – Lịch sử hình thành phiên bản năm 2015

Phiên bản ISO 9001:2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Đây được xem là bộ tiêu chuẩn hiệu quả nhất và giống như một bước tiến hóa mới. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 

TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý chất lượng được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization). ISO 9001 là tiêu chuẩn cốt lõi tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, bao gồm các quy trình, chính sách và phương pháp nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục.   

Để trở thành tiêu chuẩn phổ biến nhất về Hệ thống quản lý chất lượng như hiện tại, tiêu chuẩn ISO 9001 đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. ISO 9001 được ban hành lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987 và đã trải qua 4 lần rà soát và hoàn thiện. Cụ thể như sau: 

  • Năm 1987 

Loạt tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 được công bố như một mô hình cho hệ thống đảm bảo chất lượng được hợp thành từ 20 yếu tố. 

ISO 9001 - Lịch sử hình thành phiên bản năm 2015

  • Năm 1994 

Lần sửa đổi đầu tiên của Tiêu chuẩn ISO 9001 diễn ra vào năm 1994. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có một số điều chỉnh nhỏ được thực hiện, chủ yếu mang tính chất biên tập hoặc chỉnh sửa khái niệm, vẫn chưa tiếp cận đến khía cạnh cung cấp dịch vụ. 

  • Năm 2000 

Bản sửa đổi năm 2000 đã hợp nhất ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003 thành một tiêu chuẩn duy nhất là ISO 9001:2000. Đây là phiên bản có sự thay đổi vượt bậc khi đã có thể áp dụng cả vào doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tiêu chuẩn hướng đến việc cải tiến liên tục để luôn đảm bảo được hiệu quả của việc quản lý quy trình và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. 

  • Năm 2008 

Phiên bản thứ tư của ISO 9001 được xuất bản vào năm 2008. Phần lớn các thay đổi chủ yếu của ISO 9001:2000 là để doanh nghiệp có thể áp dụng dễ dàng hơn thông qua việc giải thích rõ trong các tuyên bố. Cấu trúc cơ bản và định hướng chiến lược của tiêu chuẩn vẫn không thay đổi. Các yêu cầu về cơ bản vẫn giống phiên bản ISO 9001:2000 trước đó. 

  • Năm 2015 

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được điều chỉnh lại để phù hợp với cái gọi là Cấu trúc Cấp cao (HLS – High Level Structure). HLS là một cấu trúc cơ bản với các văn bản thống nhất phù hợp với yêu cầu cốt lõi của hệ thống quản lý cũng như các định nghĩa riêng và định nghĩa chung. Cấu trúc Cấp cao HLS là cơ sở cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO kể từ năm 2012. 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 

  1. Bối cảnh 

  • Yếu tố khách quan 

Bối cảnh chung của nền kinh tế sau năm 2008 xuất hiện nhiều biến động. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại ổn định lại vào những năm 2010 và xuất hiện nhiều cải tiến vượt bậc. 

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Các chuỗi cung ứng, doanh nghiệp toàn cầu ngày càng phức tạp, đồi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Sau năm 2011, khái niệm về công nghiệp 4.0 được định hình rõ ràng, xuất hiện các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT)…Tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, đồng thời đặt ra cho họ thách thức về cải tiến, đổi mới và phát triển để theo kịp sự thay đổi. 

ISO 9001 - Lịch sử hình thành phiên bản năm 2015

Cùng với đó là nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng ngày càng được nâng cao trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bỏi vậy mà việc phát triển phiên bản ISO 9001:2008 hiện có để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và nền kinh tế cũng là nguyên nhân của lịch sử hình thành ISO 9001:2015. 

Ngoài ra, sự ra đời của phiên bản ISO 9001:2015 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và thị trường về một Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, linh hoạt và có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế. 

  • Yếu tố chủ quan 

Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2015 được điều chỉnh từ ISO 9001:2008 để phù hợp với Cấu trúc bậc cao (HLS – High Level Structure) được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) giới thiệu vào năm 2012. Mục đích đằng sau điều này là cải thiện sự liên kết của các tiêu chuẩn ISO khác nhau bằng cấu trúc tiêu chuẩn chéo. 

HLS còn đóng vai trò là hướng dẫn cho việc sửa đổi hoặc phát triển các tiêu chuẩn trong tương lai. Về lâu dài, tất cả các tiêu chuẩn ISO dành cho hệ thống quản lý đều nhằm mục đích chứa cấu trúc tổng thể giống nhau, các yêu cầu cốt lõi chung, các thuật ngữ và định nghĩa chung. Mục tiêu của ISO với HLS là đảm bảo sử dụng thống nhất các văn bản, thuật ngữ và định nghĩa cốt lõi. Trên hết, các yêu cầu cơ bản chung thúc đẩy sự tích hợp của các hệ thống khác nhau trong một tổ chức. 

Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro. Giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định. Đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tận dụng tối đa các cơ hội.  

  1. Sự hình thành ISO 9001:2015 

  • Ngày 8/5/2014, bản soạn thảo ISO 9001:2015 cho quy trình rà soát, hiệu chỉnh được ban hành. 
  • Tháng 9/2014, bản thảo tiêu chuẩn quốc tế chính thức ban phát hành. 
  • Tháng 11/2014, bản thảo tiêu chuẩn quốc tế được trình bày sau khoảng thời gian thu thập ý kiến. 
  • Tháng 7/2015, diễn ra Giai đoạn dự thảo quốc tế cuối cùng – đây là giai đoạn thứ 5 trong 6 giai đoạn của tiêu chuẩn ISO. Mục đích ở giai đoạn này là nhằm xây dựng được bản thảo cuối cùng rồi gửi cho các thành viên ISO xem xét, bỏ phiếu và kết quả trong lần cuối bỏ phiếu đầu tiên thu được 80% ý kiến tán thành. 
  • Ngày 15/09/2014, phiên bản chính thức ISO 9001:2015 được ban hành. 

ISO 9001 - Lịch sử hình thành phiên bản năm 2015

Phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 với bản sửa đổi tháng 9 năm 2015 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Đây được xem là bộ tiêu chuẩn hiệu quả nhất và giống như một bước tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. Bộ tiêu chuẩn đã phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế thế kỷ 21 với ứng dụng những công nghệ mới và sự đa dạng hóa trong kinh doanh và thương mại toàn cầu. 

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin về lịch sử hình thành tiêu chuẩn chứng nhận ISO 9001:2015. Hy vọng doanh nghiệp có thêm những thông tin hữu ích và thú vị. Liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn thêm thông tin chi tiết  

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam  

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội  
  • Điện thoại: 0969.555.610  
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá