Tư vấn ISO 26000 – Chuyên nghiệp, chứng chỉ quốc tế 

ISO 26000 là tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội không bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức phải có. Tuy nhiên, khi áp dụng tiêu chuẩn này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ mang đến môi trường làm việc an toàn, tuân thủ đạo đức kinh doanh, tăng được hình ảnh thương hiệu và có cơ hội cạnh tranh trên quốc tế. 

ISO 26000 là gì? 

ISO 26000 là tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi ISO – Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế. Tiêu chuẩn này liên quan đến việc hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả. ISO 26000 gồm các hướng dẫn tự nguyện, không có yêu cầu về một hệ thống quản lý đạt chuẩn cụ thể. Vậy nên nó sẽ không được chứng nhận như những tiêu chuẩn khác của ISO như 9001, 14001, 27001…. 

Tiêu chuẩn ISO 26000 được phát triển bởi 500 chuyên gia từ 90 quốc gia và 40 tổ chức, do ISO thành lập. Thành phần của nhóm sẽ gồm các bên liên quan là: 

  • Người tiêu dùng. 
  • Chính quyền. 
  • Lao động. 
  • Đơn vị trong ngành công nghiệp. 
  • Tổ chức phi chính phủ. 
  • Tổ chức nghiên cứu học thuật… 
SO 26000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội
SO 26000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội

Với sự tham gia của nhiều thành phần trong xây dựng tiêu chuẩn ISO 26000 cho thấy tổ chức nỗ lực tạo ra sự hài hòa của các vấn đề, cân bằng giới và lợi ích của các bên liên quan. 

Nhóm công tác đã thực hiện triển khai 8 phiên họp từ năm 2005-2010 và công bố tiêu chuẩn vào ngày 1/11/2010. 

ISO 26000 mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp? 

Tiêu chuẩn ISO 26000 giúp các doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra các hướng dẫn liên quan đến: 

  • Các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội. 
  • Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội. 
  • Các nguyên tắc, thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội. 
  • Các chủ đề và vấn đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội hiện nay. 
  • Tích hợp, thực hiện, thúc đẩy hành vi có trách nhiệm với xã hội trong tổ chức, thông qua các chính sách, thực tiễn của tổ chức và phạm vi ảnh hưởng của tổ chức. 
  • Xác định, tham gia với các bên có liên quan. 
  • Truyền đạt các cam kết, hiệu suất, thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội. 

Qua đó, tiêu chuẩn ISO 26000 mang đến các lợi ích sau đây: 

  • Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các trách nhiệm xã hội, đảm bảo tôn trọng khác biệt về văn hóa, xã hội, môi trường, luật pháp, điều kiện phát triển kinh tế. 
  • Cung cấp hướng dẫn thực tế liên quan đến việc thực hiện các trách nhiệm xã hội. 
  • Nhấn mạnh đến kết quả hoạt động và cải tiến. 
  • Tăng niềm tin, sự hài lòng của khách hàng, đối tác cùng các bên liên quan của doanh nghiệp. 
  • Đạt được sự nhất quán với tài liệu hiện có, các công ước quốc tế và các tiêu chuẩn ISO hiện tại. 
  • Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, tạo môi trường làm việc văn minh và công bằng. 

Đối tượng áp dụng 

Tiêu chuẩn ISO 26000 phù hợp với tất cả doanh nghiệp, không phân biệt tư nhân hay nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ, lớn hay nhỏ….  

Với doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng trách nhiệm xã hội thì tiêu chuẩn này sẽ như một tài liệu sơ lược, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và biết phải làm gì. Còn nếu doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai thực hiện thì việc có chứng nhận này sẽ giúp cải thiện hoạt động hiện có, tích hợp trách nhiệm xã hội vào tổ chức một cách hiệu quả hơn. 

Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000
Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000

Nội dung của ISO 26000 

Các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 26000 như sau: 

Khoản 1 – Phạm vi 

Đưa ra phạm vi của tiêu chuẩn, xác định các giới hạn và loại trừ nhất định. 

Khoản 2 – Thuật ngữ và định nghĩa 

Xác định, đưa ra định nghĩa về các thuật ngữ chính, có tầm quan trọng cơ bản để hiểu trách nhiệm xã hội và sử dụng tiêu chuẩn này. 

Khoản 3: Hiểu biết trách nhiệm xã hội 

  • Mô tả yếu tố, điều kiện quan trọng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của trách nhiệm xã hội, tiếp tục ảnh hưởng đến bản chất, thực tiễn của nó. 
  • Mô tả bản thân khái niệm trách nhiệm xã hội, ý nghĩa của nó và cách nó áp dụng cho các tổ chức. 
  • Hướng dẫn cho tổ chức sử dụng bộ tiêu chuẩn này. 

Khoản 4: Nguyên tắc 

Giới thiệu và giải thích chi tiết các nguyên tắc của trách nhiệm xã hội. 

Khoản 5: Nhận thức trách nhiệm xã hội 

Đề cập đến hai thực tiễn về trách nhiệm xã hội là sự thừa nhận của tổ chức và xác định, gắn kết với các bên liên quan của tổ chức. 

Cung cấp hướng dẫn về mối quan hệ giữa tổ chức, các bên liên quan và xã hội trong việc nhận ra chủ thể, vấn đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội, phạm vi ảnh hưởng của tổ chức. 

Khoản 6: Hướng dẫn các môn học chính về trách nhiệm xã hội 

  • Giải thích chủ đề cốt lõi, các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. 
  • Cung cấp thông tin, phạm vi, mối quan hệ của chủ đề và vấn đề với trách nhiệm xã hội. 
  • Trình bày các vấn đề, nguyên tắc liên quan, các hành động và kỳ vọng liên quan đến chủ đề, vấn đề. 

Khoản 7: Hướng dẫn lồng ghép vào tổ chức 

  • Hiểu được trách nhiệm xã hội. 
  • Tích hợp trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. 
  • Giao tiếp liên quan đến trách nhiệm xã hội. 
  • Xem xét tiến độ, cải thiện hiệu suất, đánh giá các sáng kiến về trách nhiệm xã hội. 

Quy trình triển khai ISO 26000 

Các bước triển khai ISO 26000 như sau: 

  • Công ty thành lập Ban trách nhiệm xã hội. 
  • Bầu người đại diện cho nhân viên về trách nhiệm xã hội. 
  • Lãnh đạo cao nhất phê duyệt. 
  • Xây dựng chính sách trách nhiệm xã hội dưới dạng văn bản. 
  • Truyền đạt, cam kết các quyền lợi liên quan. 
  • Phổ biến tiêu chuẩn đến toàn bộ tổ chức. 
  • Xác định vai trò, trách nhiệm, cấp bậc của tổ chức. 
  • Huấn luyện/đào tạo các vấn đề cơ bản cho thành viên. 
  • Đánh giá nội bộ. 
  • Xem xét, hành động từ chính lãnh đạo cấp cao. 
  • Hành đạo khắc phục và phòng ngừa. 
  • Duy trì hồ sơ đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn. 
Quy trình triển khai có thể thay đổi tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp
Quy trình triển khai có thể thay đổi tùy theo đặc thù của từng doanh nghiệp

Nhận tư vấn tiêu chuẩn ISO 26000 ở đâu? 

Intercert Việt Nam là một trong những đơn vị uy tín tư vấn cho doanh nghiệp về các tiêu chuẩn, hợp chuẩn, hợp quy, trong đó có ISO 26000. Intercert với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp, giúp công ty đạt được chứng chỉ nhanh chóng, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Với chi phí hợp lý, đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt tình trong suốt quá trình áp dụng, chứng nhận, Intercert Việt Nam chắc chắn sẽ là đơn vị đồng hành hàng đầu cho doanh nghiệp trong việc áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế. 

Để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, quý doanh nghiệp có thể liên hệ đến Intercert theo thông tin sau đây: 

  • Công ty Intercert Việt Nam 
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Hotline: 0969.555.610 
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Chứng nhận IFS Food – Chứng nhận Quốc tế

Ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay làm trong lĩnh vực thực...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Chứng nhận BSCI

Tiêu chuẩn BSCI hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và...

Tư vấn FSC

Tiêu chuẩn FSC hiện rất phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam,...

IATF 16949

IATF 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô....

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá