Từ khi ra đời, tiêu chuẩn ISO 14001 đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản mang đến những yêu cầu và đặc trưng riêng. Vậy, các phiên bản ISO 14001 là gì và tại sao chúng ta cần tìm hiểu chúng? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
ISO 14001 đã ban hành bao nhiêu phiên bản?
1. ISO 14001 là gì?
ISO 14001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận dành cho hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System). Nó cung cấp một khuôn khổ cho tổ chức thiết kế và thực hiện EMS, đồng thời liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của họ.
Bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức có thể đảm bảo rằng họ đang thực hiện các biện pháp chủ động để giảm thiểu tác động môi trường, tuân thủ các yêu cầu pháp lý liên quan và đạt được các mục tiêu môi trường của mình. Điều này liên quan tới nhiều khía cạnh môi trường khác nhau, từ việc sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải đến giám sát hiệu suất môi trường và thu hút các bên liên quan tham gia vào cam kết môi trường.
2. Các phiên bản của ISO 14001 là gì?
Tính tới thời điểm hiện tại, ISO 14001 đã được ban hành chính thức 3 phiên bản, lần lượt là ISO 14001:1996, ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015. Cụ thể như sau:
- ISO 14001:1996: Là phiên bản đầu tiên được phát hành, ra mắt vào tháng 9 năm 1996, đặt nền móng cho việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường.
- ISO 14001:2004: Là phiên bản nâng cấp của phiên bản năm 1996, phát hành vào tháng 11 năm 2004, tập trung vào vai trò của lãnh đạo và các bên liên quan.
- ISO 14001:2015: Là phiên bản mới nhất và duy nhất có hiệu lực chứng nhận cho tới hiện tại, ban hành vào tháng 9 năm 2015, chú trọng vào tư duy dựa trên rủi ro và cơ hội, từ đó thúc đẩy cải tiến liên tục.
Chi tiết về các phiên bản của ISO 14001
1. Phiên bản ISO 14001:1996
Ra đời vào năm 1996, ISO 14001:1996 là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của một hành trình mới trong việc quản lý môi trường trên toàn cầu. Đây là phiên bản đầu tiên do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường.
ISO 14001:1996 đã đặt nền tảng vững chắc cho việc thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả và hiện đại. Mặc dù đã bị thay thế bởi những cập nhật mới hơn vào năm 2004 và 2015, nhưng giá trị lịch sử và những đóng góp của phiên bản này vẫn không thể phủ nhận. Phiên bản ISO 14001:1996 đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp và thúc đẩy sự chuyển đổi thực tiễn sang các mô hình kinh doanh bền vững.
2. Phiên bản ISO 14001:2004
ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS) được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành vào năm 2004. So với phiên bản đầu tiên là ISO 14001:1996 thì phiên bản này đã có những cải tiến đáng kể, nhằm thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trường.
Phiên bản ISO 14001:2004 này dựa trên nguyên tắc PDCA (Plan – Do – Check – Act), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến liên tục. Trong đó:
- Lập kế hoạch (Plan): Xác định vấn đề, đặt mục tiêu môi trường, lập kế hoạch hành động với những mong muốn của tổ chức liên quan tới khía cạnh môi trường.
- Thực hiện (Do): Triển khai hành động kế hoạch đã lập ở trên.
- Kiểm tra (Check): Đánh giá kết quả, so sánh với mục tiêu môi trường đã đề ra.
- Hành động (Act): Khắc phục sự không phù hợp, cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
ISO 14001:2004 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, cho phép tổ chức phát triển và thực hiện chính sách và mục tiêu môi trường. Điều này có nghĩa là tổ chức phải tính đến các yêu cầu pháp lý, đồng thời là các yêu cầu khác từ các bên liên quan và của chính tổ chức. Mặc dù vậy, phiên bản này lại không đặt rõ các tiêu chí hoạt động môi trường cụ thể.
ISO 14001:2004 đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững. Tuy đã được thay thế bởi phiên bản 2015, nhưng những nguyên tắc cơ bản và các yêu cầu của ISO 14001:2004 vẫn còn giá trị và được áp dụng, cập nhật ở phiên bản sau.
3. Phiên bản ISO 14001:2015
Ra mắt vào năm 2015, ISO 14001:2015 là phiên bản mới nhất và toàn diện nhất về hệ thống quản lý môi trường. Đây là phiên bản thứ ba và là phiên bản duy nhất có giá trị hiệu lực chứng nhận ISO 14001 tính tới thời điểm hiện tại. Phiên bản này đánh dấu bước tiến quan trọng, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của môi trường và hoạt động sản xuất bền vững.
Phiên bản ISO 14001:2015 được xây dựng dựa trên nền tảng của cấu trúc cấp cao HLS (High Level Structure). Phiên bản này giúp đảm bảo sự thống nhất, dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng), ISO 45001 (hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp)… trong cùng một tổ chức. Đồng thời còn đáp ứng linh hoạt các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Điểm mới nổi bật của phiên bản ISO 14001:2015 là việc tập trung vào quản lý rủi ro, nắm bắt cơ hội và xem xét bối cảnh tổ chức, giúp tổ chức chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường. Đây là điều mà chưa được đề cập tới ở 2 phiên bản trước đó, giúp xây dựng, duy trì một hệ thống quản lý môi trường mạnh mẽ và phù hợp hơn.
Tại sao doanh nghiệp cần cập nhật phiên bản mới nhất của ISO 14001?
Việc cập nhật lên phiên bản mới nhất của ISO 14001 mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh và xã hội, đồng thời đạt được những mục tiêu môi trường bền vững.
Dưới đây là một số lý do chính tại sao doanh nghiệp nên cập nhật lên ISO 14001:2015:
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác: Ngày càng nhiều khách hàng và đối tác yêu cầu các nhà cung cấp có chứng nhận ISO 14001 phiên bản mới nhất. Việc đạt được chứng nhận ISO 14001 sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh và mở rộng cơ hội kinh doanh.
- Tăng cường uy tín và hình ảnh doanh nghiệp: ISO 14001:2015 thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều đó giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt công chúng, nhà đầu tư và các bên liên quan.
- Cải thiện hiệu suất môi trường: Phiên bản mới của ISO 14001 đặt ra những yêu cầu cao hơn về việc quản lý rủi ro và cơ hội liên quan đến môi trường, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
- Tích hợp với các hệ thống quản lý khác: Cấu trúc cấp cao HLS của ISO 14001:2015 giúp dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 (chất lượng), ISO 45001 (an toàn sức khỏe nghề nghiệp)…, từ đó tạo ra một hệ thống quản lý tích hợp hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của nhân viên: Quá trình chuyển đổi sang phiên bản mới sẽ giúp nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và vai trò của mỗi cá nhân trong việc đạt được các mục tiêu môi trường bền vững.
KẾT BÀI:
ISO 14001 đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững. Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 14001.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về tiêu chuẩn ISO 14001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam theo địa chỉ sau để được tư vấn chi tiết nhất:
- Địa chỉ: Toà nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com