GMP và HACCP đều là những tiêu chuẩn quan trọng, không thể thiếu trong đảm bảo an toàn thực phẩm. Dù đều góp phần vào việc kiểm soát an toàn thực phẩm, GMP và HACCP có những điểm khác biệt về đối tượng áp dụng, phạm vi kiểm soát, và phương thức thực hiện. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về GMP & HACCP, cũng như so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này.
GMP là gì?
GMP (Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt) là chương trình bao gồm các biện pháp, quy trình thực hành hoặc thao tác thực hành sản xuất tốt mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra luôn đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn. GMP yêu cầu các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và mỹ phẩm phải tuân thủ các quy định cụ thể để duy trì chất lượng sản phẩm.
10 nguyên tắc cơ bản trong GMP bao gồm:
- Nguyên tắc 1: Thiết kế nhà xưởng đúng ngay từ đầu
- Nguyên tắc 2: Quy trình thẩm định
- Nguyên tắc 3: Viết ra các quy trình và làm theo quy trình đã viết
- Nguyên tắc 4: Xác định ai làm cái gì
- Nguyên tắc 5: Ghi chép hồ sơ tốt
- Nguyên tắc 6: Đào tạo và phát triển nhân viên
- Nguyên tắc 7: Thực hành vệ sinh tốt
- Nguyên tắc 8: Bảo dưỡng nhà xưởng và thiết bị
- Nguyên tắc 9: Thiết kế chất lượng dựa vào toàn bộ vòng đời sản phẩm
- Nguyên tắc 10: Thanh tra thường xuyên
GMP đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp. Tuân thủ GMP không chỉ giúp sản phẩm đạt chất lượng mà còn giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất.
HACCP là gi?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. HACCP tập trung vào việc phân tích, nhận diện, và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất thực phẩm. Hệ thống này không chỉ áp dụng cho ngành thực phẩm mà còn trong các ngành khác liên quan đến an toàn và vệ sinh.
HACCP có bảy nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy
- Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
- Nguyên tắc 3: Thiết lập giới hạn tới hạn cho các điểm kiểm soát tơi hạn
- Nguyên tắc 4: Thiết lập quy trình giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục
- Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục xác minh
- Nguyên tắc 7: Lập hệ thống lưu trữ hồ sơ
Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quan trọng trong quản lý an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các nguy cơ, từ đó đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn.
Điểm giống nhau của GMP và HACCP
Cả GMP & HACCP đều là các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tập trung vào việc đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Một số điểm giống nhau giữa GMP và HACCP bao gồm:
Mục tiêu chung
GMP và HACCP đều nhằm mục đích chính là sản xuất các sản phẩm an toàn, chất lượng, không gây hại cho người tiêu dùng. Cả hai hệ thống đều yêu cầu các doanh nghiệp phải áp dụng các quy trình nghiêm ngặt để kiểm soát mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng.
Tập trung vào ngăn ngừa rủi ro
Một trong những điểm tương đồng lớn giữa GMP và HACCP là cả hai đều có mục tiêu chủ yếu là phòng ngừa rủi ro, thay vì chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Cả hai hệ thống này đều yêu cầu doanh nghiệp nhận diện các mối nguy tiềm ẩn từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất và đưa ra các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa chúng xảy ra.
Quy trình đào tạo và giám sát
Cả GMP và HACCP đều yêu cầu các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình và các tiêu chuẩn liên quan. Việc này đảm bảo rằng tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm của mình và có thể thực hiện đúng các bước kiểm soát an toàn trong suốt quá trình sản xuất. Cả hai hệ thống đều yêu cầu doanh nghiệp đầu tư vào việc đào tạo nhân viên và duy trì một quy trình giám sát liên tục, đảm bảo rằng mọi hoạt động trong quy trình sản xuất đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
Điểm khác nhau giữa GMP và HACCP
Dù có nhiều điểm giống nhau, GMP & HACCP vẫn có những khác biệt cụ thể trong phạm vi và mục đích áp dụng:
Tiêu chí | GMP | HACCP |
Phạm vi | Áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, và thực phẩm. | Chủ yếu áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. |
Đối tượng áp dụng | Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và mỹ phẩm | Doanh nghiệp có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào chuỗi thực phẩm. |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) | Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) |
Mục tiêu chính | Đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, đóng gói đến bảo quản. | Kiểm soát và ngăn chặn các mối nguy tiềm ẩn trong chuỗi sản xuất thực phẩm. |
Nguyên tắc tuân thủ | 10 nguyên tắc | 7 nguyên tắc |
Yêu cầu kiểm tra | Chú trọng vào điều kiện vệ sinh, bảo quản và quy trình sản xuất. | Tập trung vào phân tích các mối nguy và kiểm soát tại các điểm tới hạn. |
Phương pháp | Kiểm soát toàn bộ quy trình, từ nguyên liệu đến thành phẩm. | Tập trung vào điểm kiểm soát tới hạn để loại bỏ rủi ro an toàn thực phẩm. |
Mối quan hệ giữa GMP và HACCP
Có thể thấy được GMP và HACCP đều có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Không chỉ thế cả hai còn được triển khai xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Tuy GMP có thể được áp dụng cho các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không có nghĩa chương trình này không liên quan đến HACCP.
GMP & HACCP không chỉ bổ trợ lẫn nhau mà còn có mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP đặt trọng tâm vào an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó GMP lại hướng đến đảm bảo thao tác thực hành sản xuất sản phẩm đầu ra tốt. Mục đích khác nhau nhưng cả hai lại hỗ trợ lẫn nhau. GMP là một chương trình tiên quyết mà doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến thực phẩm phải áp dụng trước khi triển khai chương trình HACCP. GMP tạo nền tảng cần thiết để HACCP hoạt động hiệu quả. Khi doanh nghiệp thực hiện GMP, quy trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa về vệ sinh và bảo quản, từ đó giúp HACCP dễ dàng phát hiện và kiểm soát các mối nguy hơn.
Ví dụ, GMP đảm bảo rằng quy trình sơ chế nguyên vật liệu được thực hiện đúng cách và không bị nhiễm bẩn, nhờ đó HACCP có thể tập trung kiểm soát mối nguy tại các điểm tới hạn mà không lo ngại về yếu tố nhiễm bẩn trong nguyên liệu.
Doanh nghiệp có HACCP, cần GMP không?
Một doanh nghiệp đã áp dụng HACCP thì vẫn cần GMP. GMP và HACCP có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo quy trình sản xuất đạt chất lượng cao nhất. HACCP cung cấp hệ thống xác định và kiểm soát các mối nguy cụ thế, trong khi đó GMP lại xây dựng các quy tắc chung để duy trì môi trường sản xuất an toàn, cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp vệ sinh, kiểm soát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào.
Lý do nên áp dụng cả HACCP và GMP:
- GMP hỗ trợ HACCP hoạt động hiệu quả hơn: GMP thiết lập các quy chuẩn vệ sinh và quy trình cơ bản, giúp HACCP kiểm soát mối nguy tốt hơn. Với nền tảng GMP, hệ thống HACCP có thể tập trung vào các điểm tới hạn mà không cần lo ngại về các vấn đề vệ sinh cơ bản. Nếu thiếu GMP, quy trình HACCP sẽ khó hoạt động hiệu quả do có nguy cơ mất vệ sinh và kiểm soát chất lượng không ổn định
- Tuân thủ yêu cầu pháp lý và nâng cao uy tín: Nhiều quốc gia và thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ cả GMP và HACCP để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Việc có cả HACCP và GMP giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu nhờ đạt chuẩn quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm rủi ro: Áp dụng GMP giúp giảm thiểu rủi ro do quy trình sản xuất không chuẩn hóa hoặc sai sót trong bảo quản sản phẩm. HACCP sau đó tiếp tục kiểm soát các mối nguy ở mức độ sâu hơn, nâng cao an toàn sản phẩm.
Mặc dù HACCP là hệ thống quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng GMP vẫn được xem là nền tảng cần thiết giúp hệ thống HACCP hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Do đó, doanh nghiệp có HACCP vẫn cần triển khai GMP để có được hệ thống sản xuất toàn diện và đáp ứng yêu cầu quốc tế trong ngành thực phẩm.
Trên đây là những thông tin về GMP & HACCP mà doanh nghiệp nên biết. Hy vọng qua bài viết, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng cả GMP và HACCP trong quy trình sản xuất để đảm bảo uy tín và niềm tin của người tiêu dùng. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về hai tiêu chuẩn trên hay dịch vụ chứng nhận HACCP, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin công ty Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com