Điều kiện về Con người trong HACCP – Đảm bảo An toàn Thực phẩm

Điều kiện về con người trong HACCP là một phần quan trọng không thể thiếu để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các yếu tố như đào tạo, vệ sinh cá nhân, sức khỏe và nhận thức của nhân viên đều ảnh hưởng tới sự thành công của hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về điều kiện con người trong HACCP. 

Điều kiện về con người trong HACCP là gì? 

Hệ thống HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một phương pháp quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm. Một trong những yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của hệ thống này chính là “điều kiện về con người”. Điều kiện về con người trong HACCP đề cập đến tất cả các yếu tố liên quan đến nhân sự tham gia vào quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những yếu tố này bao gồm đào tạo, vệ sinh cá nhân, sức khỏe, và sự nhận thức về an toàn thực phẩm. 

Các điều kiện về con người không chỉ giúp ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu không đảm bảo được các điều kiện này, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm sẽ tăng cao, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như dịch bệnh, khiếu nại từ khách hàng và thiệt hại về kinh tế. 

Các điều kiện về con người trong HACCP 

  1. Nhân viên phải được đào tạo bài bản 

Đào tạo nhân viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc này không chỉ giúp nâng cao nhận thức của nhân viên mà còn đảm bảo họ có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các quy trình HACCP một cách hiệu quả. Cụ thể, nhân viên phải được trang bị kiến thức về những khía cạnh sau: 

  • Nguyên tắc HACCP: Nhân viên phải hiểu rõ các bước trong hệ thống HACCP, từ việc nhận diện mối nguy đến việc xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP). Nhân viên phải được đào tạo để có khả năng thực hiện đánh giá rủi ro và xác định các điểm kiểm soát tới hạn trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. 
  • Thực hành vệ sinh: Nhân viên được hướng dẫn cách thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách, như rửa tay, sử dụng đồ bảo hộ, và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ. 
  • Phân tích và kiểm soát mối nguy: Nhân viên biết cách nhận diện và phân tích các mối nguy có thể xảy ra trong quy trình sản xuất. Họ được đào tạo để thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách hiệu quả, từ việc theo dõi các thông số như nhiệt độ và độ ẩm đến việc phát hiện các dấu hiệu của sự nhiễm bẩn. 
  1. Điều kiện bắt buộc với nhân viên về vệ sinh cá nhân 

Vệ sinh cá nhân của nhân viên là một yếu tố không thể thiếu trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm. Để giữ gìn an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các quy định về vệ sinh cá nhân cần được thực hiện nghiêm túc. Các quy định này bao gồm: 

  • Vệ sinh cơ thể: Giữ cho cơ thể sạch sẽ trước khi bắt tay vào làm việc, nhân viên phải thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với các bề mặt không sạch, móng tay phải được cắt ngắn, không sơn móng tay 
  • Sử dụng đồng phục: Đồng phục cần sạch sẽ, không có mùi và không mang theo vi khuẩn hay vi sinh vật, phải mặc áo choàng sạch, sáng màu, đội mũ trùm tóc, đeo khẩu trang, đi ủng và găng tay sáng màu bằng các vật liệu không thấm nước. Không đeo các loại trang sức như vòng, nhẫn, đồng hồ… 
  • Kiểm soát hành vi: Nhân viên không được ăn uống, nhai đồ ăn, hút thuốc, ngậm tăm, ngậm thuốc chữa bệnh…không nói to, ho, khạc, nhổ… 
  1. Sức khỏe của nhân viên 

Sức khỏe của nhân viên chiếm vị thế quan trọng trong điều kiện về con người trong HACCP. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, kịp thời thiết lập các biện pháp kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên. 

  • Phát hiện bệnh tật: Nhân viên cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua thực phẩm. 
  • Triệu chứng bệnh cần được cách ly: Nhiên viên cần đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe, nếu như nhân viên có triệu chứng của bệnh truyền nhiễm (như ho, sốt, tiêu chảy…) cần được yêu cầu ngừng làm việc cho đến khi hồi phục. 
  • Hiệu quả và an toàn: Nhân viên phải đảm bảo rằng bản thân có đủ khả năng làm việc hiệu quả và an toàn trong tình trạng sức khỏe ổn định, không ảnh hưởng tới các quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm. 
  1. Nhận thức về an toàn thực phẩm 

Nhân viên trong các cơ sở chế biến thực phẩm cần phải có nhận thức rõ ràng về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không gây hại cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. 

  • Tham gia các buổi đào tạo định kỳ: Việc tham gia các buổi đào tạo định kỳ là cần thiết để nhân viên được cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất liên quan đến an toàn thực phẩm. 
  • Thực hiện các quy trình đã thiết lập: Nhân viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình liên quan đến an toàn thực phẩm đã được thiết lập trong hệ thống HACCP. 
  • Khuyến khích việc báo cáo: Nhân viên nên được khuyến khích báo cáo ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ mối nguy nào trong quy trình sản xuất. 
  1. Hồ sơ và tài liệu 

Tất cả nhân viên trong doanh nghiệp cần phải thực hiện việc ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm. Những thông tin này bao gồm: 

  • Kết quả giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. 
  • Các hành động khắc phục khi xảy ra sai lệch. 
  • Thông tin về đào tạo và kiểm tra sức khỏe. 

Việc lưu trữ hồ sơ một cách có hệ thống và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm tra các quy trình sản xuất, từ đó đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hơn nữa, những hồ sơ này còn là tài liệu tham khảo quan trọng trong trường hợp cần chứng minh sự tuân thủ HACCP trước các cơ quan quản lý hoặc trong các cuộc kiểm tra định kỳ. 

Vai trò của con người trong hệ thống HACCP 

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Con người có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. Họ cần nhận thức được trách nhiệm của mình và thực hiện các quy trình một cách nghiêm ngặt để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm. 
  • Thực hiện quy trình HACCP: Hệ thống HACCP yêu cầu sự tham gia của tất cả nhân viên trong việc thực hiện các quy trình và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm. Mỗi nhân viên cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quy trình HACCP, từ việc giám sát các điểm kiểm soát tới hạn đến việc ghi chép các dữ liệu quan trọng. 
  • Thúc đẩy văn hóa an toàn thực phẩm: Nhân viên nên được khuyến khích tham gia vào việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm, chia sẻ thông tin về các mối nguy và đóng góp giải pháp cải tiến quy trình. Doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho họ tham gia đào tạo và hội thảo để nâng cao kiến thức và kỹ năng về an toàn thực phẩm. 
  • Đánh giá và cải tiến quy trình: Con người là người đánh giá và cải tiến quy trình HACCP. Họ cần tham gia vào các cuộc họp định kỳ để đánh giá hiệu quả của hệ thống HACCP, đưa ra phản hồi về các vấn đề phát sinh trong quy trình sản xuất và tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Đồng thời, nhân viên cũng là người thực hiện các hành động cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Bằng cách đảm bảo các điều kiện này, doanh nghiệp không chỉ giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững. Trên đây là những thông tin về điều kiện con người trong HACCP, nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về vị thế của con người trong hệ thống HACCP hay dịch vụ chứng nhận HACCP, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất. 

Thông tin công ty Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Hotline: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

HACCP ra đời khi nào? Tìm hiểu lịch sử hình thành HACCP

Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao,...

Câu hỏi Trắc Nghiệm HACCP – Intercert Việt Nam

Tiêu chuẩn HACCP là một trong những tiêu chuẩn Quốc tế quan trọng nhất về...

Sơ đồ khối của HACCP – Những loại sơ đồ chính

Sơ đồ khối của HACCP là công cụ đơn giản để trực quan hóa các...

Nội dung của Tiêu chuẩn HACCP là gì ?

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về hệ thống an toàn và...

Ưu nhược điểm của HACCP – Intercert Việt Nam

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm...

Lưu đồ HACCP – Công cụ hỗ trợ trong quản lý Quy trình sản xuất thực phẩm

Trong ngành sản xuất thực phẩm ngày nay, phương pháp hiệu quả nhất để kiểm...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá