Điều khoản 5 của ISO 22000 về sự lãnh đạo

Một trong những khó khăn của việc triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và đạt chứng nhận ISO 22000 là hiểu rõ các điều khoản của tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu. Việc hiểu cơ bản các yêu cầu trong điều khoản là bước đầu tiên tổ chức phải thực hiện. Trong bài viết này, hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu nội dung điều khoản 5 của ISO 22000 về sự lãnh đạo. 

Khái quát điều khoản 5 của ISO 22000 về sự lãnh đạo 

Sự lãnh đạo trong ISO 22000 là quá trình mà lãnh đạo cao nhất của tổ chức định hướng, cam kết và hỗ trợ mọi hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Lãnh đạo không chỉ giới hạn ở việc đưa ra quyết định để đạt được các mục tiêu chung mà còn nhấn mạnh vào việc xây dựng tầm nhìn, tạo động lực và tổ chức công việc một cách hiệu quả. 

Điều khoản 5 của ISO 22000 theo phiên bản mới nhất năm 2018 nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự lãnh đạo trong việc thiết lập, duy trì và thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều khoản chỉ ra trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo trong việc truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm tới mọi cấp thuộc tổ chức. Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện cam kết mạnh mẽ bằng cách tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào chiến lược và hoạt động kinh doanh của tổ chức mình. Ngoài ra, lãnh đạo phải xây dựng chính sách an toàn thực phẩm rõ ràng, phù hợp với các yêu cầu luật định và định hướng cải tiến liên tục.  

điều khoản 5 của iso 22000
điều khoản 5 của iso 22000

Điều khoản 5 của ISO 22000 cũng yêu cầu vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo cần phải được đảm bảo. Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan đã được xác định truyền đạt, thấu hiểu trong tổ chức. Trong khi đó trưởng nhóm an toàn thực phẩm có trách nhiệm đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo những vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định. Điều khoản này khẳng định rằng sự tham gia tích cực của lãnh đạo là nền tảng cho hiệu quả của hệ thống và sự tin tưởng của các bên liên quan. 

Nội dung điều khoản 5 của ISO 22000:2018 

Khoản 5.1: Sự lãnh đạo và cam kết 

Khoản 5.1 ISO 22000 quy định: 

Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ vai trò lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm bằng cách: 

  1. a) đảm bảo chính sách an toàn thực phẩm và các mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết lập và phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức;
  2. b) đảm bảo việc tích hợp các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức;
  3. c) đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
  4. d) truyền đạt về tầm quan trọng của việc quản lý an toàn thực phẩm có hiệu lực và sự phù hợp với các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, các yêu cầu luật định, chế định hiện hành và các yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm;
  5. e) đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được đánh giá và duy trì để đạt được kết quả đã định (xem 4.1);
  6. f) định hướng và hỗ trợ nhân sự để góp phần vào hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  7. g) thúc đẩy cải tiến liên tục;
  8. h) hỗ trợ các vị trí quản lý có liên quan khác để chứng tỏ vai trò lãnh đạo đã được thể hiện trong phạm vi trách nhiệm của họ.

CHÚ THÍCH: Từ “hoạt động chủ chốt” được nhắc đến trong tiêu chuẩn này có thể được diễn giải theo nghĩa rộng gồm các hoạt động cốt lõi trong mục đích tồn tại của tổ chức. 

điều khoản 5 của iso 22000

Mục đích điều khoản 5.1: 

Ý nghĩa của điều khoản 5.1 này khá đơn giản, bất kỳ một công việc, kế hoạch nào cần thực hiện đều phải xuất phát từ ý chí và cam kết của ban lãnh đạo. Do vậy, ISO 22000 yêu cầu đầu tiên trong việc triển khai hệ thống đó chính là sự cam kết của lãnh đạo trong việc xây dựng, triển khai hệ thống. Ví dụ: nguồn lực về tiền, không thể vận hành hệ thống nếu lãnh đạo không cung cấp tiền để nó vận hành. 

Khoản 5.2: Chính sách 

Khoản 5.2 ISO 22000 bao gồm các nội dung sau: 

5.2.1 Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm 

Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, áp dụng và duy trì chính sách an toàn thực phẩm: 

  1. a) thích hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức;
  2. b) đưa ra khuôn khổ để thiết lập và xem xét đánh giá các mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  3. c) bao gồm cam kết đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm hiện hành, bao gồm yêu cầu luật định, chế định và yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm;
  4. d) giải quyết trao đổi thông tin nội bộ và trao đổi thông tin với bên ngoài;
  5. e) bao gồm cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  6. f) giải quyết nhu cầu đảm bảo năng lực liên quan đến an toàn thực phẩm.

5.2.2 Truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm Chính sách an toàn thực phẩm phải: 

  1. a) sẵn có và được duy trì bằng thông tin dạng văn bản;
  2. b) được truyền đạt, thấu hiểu và được áp dụng ở mọi cấp trong tổ chức;
  3. c) sẵn có cho các bên quan tâm có liên quan, khi thích hợp.

5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức 

5.3.1 Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được xác định, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức. 

Lãnh đạo cao nhất phải xác định trách nhiệm và quyền hạn để: 

  1. a) đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
  2. b) báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đến lãnh đạo cao nhất
  3. c) chỉ định nhóm an toàn thực phẩm và trưởng nhóm an toàn thực phẩm;
  4. d) cử người có trách nhiệm và quyền hạn xác định để đề xướng và lập thành văn bản.

5.3.2 Trưởng nhóm an toàn thực phẩm phải có trách nhiệm: 

  1. a) đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật
  2. b) quản lý nhóm và tổ chức hoạt động của nhóm an toàn thực phẩm;
  3. c) đảm bảo việc đào tạo và năng lực cho nhóm an toàn thực phẩm (xem 7.2);
  4. d) báo cáo với lãnh đạo cao nhất về hiệu lực và tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Mục đích điều khoản 5.2: 

Chính sách an toàn thực phẩm của công ty giống như chiến lược kinh doanh, hoạt động của Công ty. Chính sách thể hiện mục tiêu dài hạn về an toàn thực phẩm của tổ chức. Nó sẽ định hướng để toàn bộ tổ chức, nhân sự tổ chức hướng tới trong việc xây dựng, triển khai hệ thống; giống như kiểm một lời tuyên bố của doanh nghiệp. Ví dụ: Sản phẩm an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng. 

Chính sách cần được truyền đạt cho tất cả mọi người trong tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Một chính sách rõ ràng, được truyền đạt hiệu quả và áp dụng thực tế, không chỉ củng cố niềm tin mà còn giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Vì vậy mục đích của điều khoản này là ai cũng hiểu và có thể cùng thực hiện thống nhất theo một mục tiêu, chính sách chung của công ty. 

Khoản 5.3: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức 

Khoản 5.3 ISO 22000 quy định như sau: 

5.3.1 Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được xác định, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức. 

Lãnh đạo cao nhất phải xác định trách nhiệm và quyền hạn để: 

  1. a) đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
  2. b) báo cáo kết quả thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đến lãnh đạo cao này;
  3. c) chỉ định nhóm an toàn thực phẩm và trưởng nhóm an toàn thực phẩm;
  4. d) cử người có trách nhiệm và quyền hạn xác định để đề xướng và lập thành văn bản.

5.3.2 Trưởng nhóm an toàn thực phẩm phải có trách nhiệm: 

  1. a) đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật
  2. b) quản lý nhóm và tổ chức hoạt động của nhóm an toàn thực phẩm;
  3. c) đảm bảo việc đào tạo và năng lực cho nhóm an toàn thực phẩm (xem 7.2);
  4. d) báo cáo với lãnh đạo cao nhất về hiệu lực và tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

5.3.3 Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định. 

Mục đích điều khoản 5.3: 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải có sơ đồ tổ chức, quy định trách nhiệm quyền hạn các phòng ban; mô tả công việc các vị trí; thậm chí cụ thể hơn là bảng hướng dẫn công việc từng giai đoạn. Yêu cầu của điều khoản 5.3 khá cụ thể, doanh nghiệp cần phân công rõ ràng vai trò, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân tham gia vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện để các nguồn lực được sử dụng tối ưu. 

Lời khuyên khi triển khai điều khoản này là có thể tích hợp vào sơ đồ phòng ban chung; quy định trách nhiệm quyền hạn chung; bổ sung vào các bộ phận, vị trí, công việc đặc thù liên quan tới hệ thống ISO 22000. Nếu không, doanh nghiệp cũng có thể ban hành một bảng vai trò, trách nhiệm quyền hạn riêng cho các phòng ban, vị trí liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000. 

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về điều khoản 5 trong ISO 22000. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để triển khai tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hiệu quả. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ chứng nhận ISO 22000, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.   

Thông tin công ty Intercert Việt Nam  

  • Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội  
  • Hotline: 0969.555.610  
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá