Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia 

Việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là việc thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 hay Net Zero trên thực tế. Điều này được đo bằng công cụ kinh tế để quản lý phát thải nhà kính của doanh nghiệp. 

Hành động để thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 

Ngày 08/01 vừa qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Phó thủ tướng nhấn mạnh việc hình thành thị trường là thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế bằng việc dùng công cụ kinh tế để quản lý. 

Mục tiêu việc này là tạo ra thị trường tín chỉ carbon công khai, minh bạch trên cơ sở xác định tổng lượng phát thải, phân bổ ngạn hạch phát thải cho các địa phương, lĩnh vực và cả từng chủ thể phát thải, dùng công cụ kinh tế để thay đổi hành vi, nhận thức trong phát thải khí nhà kính. 

Theo Phó thủ tướng, thị trường tín chỉ carbon chỉ mang đến hiệu quả và lợi ích thực sự nếu được áp dụng đồng bộ, rộng khắp với quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì chỉ có một số quốc gia, khu vực bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên chúng ta cần chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon ngay từ bây giờ để có các ứng xử phù hợp với các quốc gia, khu vực đã áp dụng công cụ, tài chính để quản lý lượng phát thải carbon, hạn chế tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích quốc gia. 

Thứ trưởng Bộ tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thị trường tín chỉ carbon ở nước ta được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như định hướng phát triển quốc gia. Qua đó cam kết giảm phát thải khí nhà kính với quốc tế, xu hướng phát triển thị trường carbon toàn cầu. Ngoài ra, việc phát triển cần phải công bằng, công khai, an toàn, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia, thông lệ quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, tăng sức cạnh tranh của quốc gia theo hướng phát triển kinh tế, phát thải ít carbon và tăng trưởng xanh. 

Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia
Đề xuất lập sàn giao dịch tín chỉ carbon quốc gia

Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon Việt Nam gồm 2 loại là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, do bộ TN-MT xác nhận, được giao dịch trên sàn giao dịch của thị trường tín chỉ carbon trong nước. Chủ thể tham gia thị trường gồm: Cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính, tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon, các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, tổ chức hỗ trợ giao dịch…. 

Mục tiêu chung của đề án là phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam, thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp, xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ 

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam còn nhiều khó khăn vướng mắc, ví dụ như: Quản lý hoạt động hình thành tín chỉ carbon, xây dựng kế hoạch phát thải, cơ chế trao đổi tín chỉ carbon…. 

Các chuyên gia cho biết, cần có cơ sở phân bổ hạn ngạch phát thải, làm căn cứ để xây dựng cơ chế chính sách, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, quản lý hoạt động phát thải. Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam cũng cần kết nối với thế giới để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. 

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trần Hồng hà nhấn mạnh các cam kết về cắt giảm phát thải khí nhà kính là quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước khi coi biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất, cần tiếp cận toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam chuyển sang mô hình phát triển phù hợp trong tương lai. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

TOP 5 BIỆN PHÁP GIẢM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH HIỆU QUẢ NHẤT 

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế...

HỌC CHỨNG CHỈ HACCP Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG? TẠI SAO NÊN CHỌN INTERCERT VIỆT NAM?

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm...

BÀI TẬP ISO 22000 – CÁC DẠNG BÀI CHÍNH

Bài tập ISO 22000 là các bài kiểm tra hoặc tình huống thực tế được...

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG THEO ISO 22000 – TẦM QUAN TRỌNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 

Trong ngành thực phẩm, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một yếu tố...

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG ISO 22000- MẪU SỔ TAY ISO 22000:2018

Sổ tay chất lượng ISO 22000 là một tài liệu quan trọng hỗ trợ doanh...

NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CÔNG NGHIỆP

Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu,...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá