Để xuất khẩu bền vững, doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao, đảm bảo cung cấp các sản phẩm xanh sang EU.
Phải đáp ứng tiêu chuẩn xanh
Sau 3 năm triển khai EVFTA, kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam EU đã trở thành hiện thực. Nhờ cơ cấu hàng hóa bổ sung lẫn nhau, lợi thế từ thị thực EVFTA, trao đổi thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu hàng sang EU nói riêng đã có những tăng trưởng ấn tượng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực như giày dép, dệt may, nông sản, thủy sản…. tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi cũng liên tục tăng cao.
Tuy nhiên, đến năm thứ 3 theo lộ trình, những lợi thế, kết quả này đã bị ảnh hưởng vì EU áp dụng nhiều các tiêu chuẩn cao, gia tăng yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, khí hậu… với hàng hóa, gọi chung là tiêu chuẩn xanh.
Đây là thách thức với những doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, đồng thời là thách thức của những doanh nghiệp có kinh nghiệm tại thị trường này. Bởi tiêu chuẩn vốn quen thuộc đang dần được thay đổi, bổ sung với yêu cầu khắt khe hơn, xanh hơn. Vậy nên để xuất khẩu bền vững thì buộc doanh nghiệp phải đối sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao, đảm bảo cung cấp sản phẩm xanh, sạch, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và môi trường của EU.
Về yếu tố môi trường, EVFTA đề cập đến 4 khía cạnh là biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản, quản lý phát triển, bảo tồn sinh vật biển cũng như nuôi trồng thủy sản.
Về biến đổi khí hậu, hai bên sẽ cùng phối hợp với nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong quá trình về định giá carbon, giảm thải carbon. Qua đó đặt ra các yêu cầu, doanh nghiệm phải chú ý trong việc chọn lựa nguyên liệu, làm sao để đảm bảo quy trình sản xuất thân thiện, không dùng nguồn nguyên liệu gây tổn hại đến tự nhiên….
Doanh nghiệp phải thích ứng
Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO đánh giá, các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững của EU là xu thế tất yếu. Nếu Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn này thì sẽ đạt được nhiều cơ hội, tận dụng những ưu đãi thuế quan từ EVFTA.
“Nếu như hàng hóa của chúng ta không đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu liên quan đến xanh, bền vững thì không có cơ hội để tận dụng ưu đãi thuế quan.” Bà Trang chia sẻ thêm.
Vậy nên việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh, yêu cầu về phát triển bền vững của EU là xu thế chung. Nếu các doanh nghiệp của Việt Nam tuân thủ, thực hiện được những yêu cầu đó thì sẽ có nhiều cơ hội hơn đối với thị trường khó tính này.
Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam chia sẻ: Dệt may là mặt hàng được cho là tác động đến môi trường lớn thứ 3 tại EU nên từ đầu doanh nghiệp xác định đây là vấn đề phải bám sát. Chúng tôi nhận thấy tất cả nhà mua hàng lớn trên thế giới đều có chiến lược phát triển bền vững của riêng mình và họ cũng công bố rộng rãi.”
Adidas và Nike đều đặt ra mục tiêu dùng 50% nguyên liệu tái chế được vào năm 2030 nên các doanh nghiệp dệt may cũng cần có những thay đổi về nguyên vật liệu, cụ thể là tự nhiên và có thể tái chế được.