Đánh giá rủi ro theo ISO 45001 – Quy trình thực hiện cụ thể

Đánh giá rủi ro an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001 bao gồm các yêu cầu để xác định các mối nguy và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Nhưng các bước thực hiện quy trình đánh giá rủi ro theo ISO 45001 cụ thể như thế nào? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

ĐÁNH GIÁ RỦI RO THEO TIÊU CHUẨN ISO 45001 LÀ GÌ? 

Rủi ro là khả năng xảy ra những tổn hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản của người lao động trong quá trình làm việc. Đánh giá rủi ro theo ISO 45001 là một quá trình liên tục và cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS). 

Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Đảm bảo rằng các rủi ro đối với những người có liên quan được đánh giá, ưu tiên và kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc giảm rủi ro để mức chấp nhận được. Để từ đó định hướng và tìm ra những biện pháp hợp lý, kịp thời nhằm khắc phục những rủi ro đó. Từ đây, mọi hoạt động trong công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn và hạn chế gây tai nạn cho con người. 

đánh giá rủi ro theo iso 45001

Các đối tượng cần phải đánh giá rủi ro theo ISO 45001 ví dụ như nhà máy sản xuất cơ khí, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hải sản, nông sản, nhà máy chế tạo công nghiệp nặng, nhà máy đóng tàu… 

TẠI SAO PHẢI ĐÁNH GIÁ RỦI RO THEO ISO 45001? 

  • Bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động: Đây là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức khi triển khai chứng nhận ISO 45001. Việc đánh giá rủi ro nhằm xác định mối nguy trong hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp kịp thời đưa ra các biện pháp phòng chống, khắc phục kịp thời. Thông qua đánh giá rủi ro doanh nghiệp có thể xác định những rủi ro nào cần được ưu tiên xử lý trước tiên, những rủi ro nào có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Từ đó tập trung vào các biện pháp kiểm soát cho những rủi ro có khả năng gây hại cao nhất. Đảm bảo được an toàn tính mạng cũng như sức khỏe của người lao động.
  • Tăng năng suất lao động: Khi người lao động cảm thấy an toàn ở môi trường làm việc của mình, họ sẽ giảm bớt căng thẳng, lo lắng, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Cũng nhờ sự an toàn và cam kết về đảm bảo sức khỏe, người lao động sẽ có động lực lớn hơn, thực hiện công việc tốt hơn.

đánh giá rủi ro theo iso 45001

  • Tuân thủ pháp luật: Đánh giá rủi ro là một yêu cầu bắt buộc của pháp luật về an toàn lao động. Đồng thời việc đánh giá các rủi ro cũng giúp cho doanh nghiệp tránh được những vấn đề về pháp lý không đáng có.
  • Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO 45001 đã thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Đây là một trong những khía cạnh trách nhiệm xã hội được phần lớn các doanh nghiệp quan tâm hiện tại. Một doanh nghiệp quan tâm đến an toàn lao động sẽ được xã hội đánh giá cao đồng thời thu hút được nhiều nhân lực chất lượng, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao.
  • Giảm thiểu chi phí: Việc ngăn ngừa kịp thời các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp phát hiện và khắc phục kịp thời các rủi ro. Từ đó, giảm thiểu được những chi phí khắc phục, bồi thường, trợ cấp…cho người lao động trong trường hợp xảy ra rủi ro.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THEO TIÊU CHUẨN ISO 45001 

Nhận dạng mối nguy 

Nhận dạng mối nguy yêu cầu doanh nghiệp xem xét các mối nguy và rủi ro đối với người lao động hiện diện trong các quá trình sản xuất, kinh doanh. Điều này bao gồm việc xem xét không chỉ các điều kiện thường xuyên, mà còn cả những trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn và các yếu tố khác như những thay đổi trong OHSMS.  

Việc xác định mối nguy nhằm mục đích xác định một cách chủ động tất cả các nguồn nguy hại, tình huống hoặc hành vi phát sinh từ hoạt động của tổ chức. Đây là những mối nguy có khả năng gây ra thương tật hoặc có hại với sức khỏe của con người. Ngoài việc xác định mối nguy tại nơi làm việc, doanh nghiệp cũng cần nhận diện những mối nguy tiềm ẩn ở môi trường lao động xung quanh. 

đánh giá rủi ro theo iso 45001

Đánh giá rủi ro 

Sau khi nhận dạng mối nguy, doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ rủi ro bằng cách xem xét xác suất xảy ra sự cố và mức độ nghiêm trọng nếu nó xảy ra. Điều này giúp phân loại các rủi ro theo mức độ ưu tiên. Qua đó tạo cơ sở cho doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro theo thứ tự ưu tiên, từ việc loại bỏ mối nguy, thay thế bằng các quy trình hoặc vật liệu ít nguy hiểm hơn, sử dụng biện pháp kỹ thuật, quản lý quy trình, chuẩn bị trang bị bảo hộ cá nhân… 

Ngoài ra, đánh giá rủi ro không phải là một quá trình tĩnh mà cần được giám sát và đánh giá liên tục để đảm bảo các biện pháp kiểm soát vẫn hiệu quả, nhất là khi có sự thay đổi trong môi trường làm việc hoặc quy trình. Đặc biệt, ISO 45001 nhấn mạnh sự cần thiết của việc tham vấn và trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong suốt quá trình này để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của việc kiểm soát rủi ro. 

QUY TRÌNH NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THEO ISO 45001 

Bước 1: Xác định mối nguy 

Mối nguy là bất kỳ thứ gì có thể gây hại cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy họa môi trường…Mối nguy hại thông thường có thể xuất phát từ máy móc, vật dụng, đồ dung, dụng cụ, thiết bị… Việc nhận diện mối nguy cần xem xét: 

  • Các hoạt động, quy trình, thiết bị: Nhận diện nguy cơ, rủi ro từ quá trình sản xuất, sử dụng máy móc, công cụ… 
  • Môi trường làm việc: Điều kiện môi trường như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, không gian làm việc… 
  • Hành vi con người: Các hành vi làm việc không an toàn, thiếu kinh nghiệm…của người lao động. 
  • Vật liệu nguy hại: Sử dụng hóa chất, chất độc hại…các chất dễ gây tổn thương, gây hại cho cơ thể con người hoặc dễ cháy nổ. 
  • Các yếu tố xã hội và tâm lý: Áp lực công việc, căng thẳng, thời gian làm việc kéo dài…có thể dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung. 

đánh giá rủi ro theo iso 45001

Bước 2: Xác định đối tượng bị ảnh hưởng bởi mối nguy và mức độ tổn thương 

Để kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng những đối tượng cụ thể có thể bị ảnh hưởng hoặc tổn thương bởi rủi ro, bao gồm nhân viên, nhà thầu, khách hàng hoặc thậm chí cộng đồng xung quanh. Đồng thời việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét từng nhóm người tiếp xúc với các mối nguy cụ thể, ví dụ như nhân viên nhà máy có thể gặp tai nạn khi vận hành máy móc. Bằng cách phân tích và nhận diện rõ ràng các nhóm đối tượng bị tác động, doanh nghiệp có thể xây dựng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả 

Bước 3: Đánh giá các rủi ro 

Sau khi phân tích rủi ro, tổ chức tiến hành đánh giá mức độ rủi ro tổng thể bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn hoặc mức độ rủi ro chấp nhận được. Điều này giúp quyết định xem mối nguy có thể được chấp nhận hay cần phải có hành động để giảm thiểu. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng một công cụ phổ biến để đánh giá rủi ro là sử dụng ma trận rủi ro, trong đó rủi ro được phân loại dựa trên hai yếu tố, đó là khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng. 

Bước 4: Ghi chép những phát hiện 

Doanh nghiệp cần chuyển kết quả của quá trình đánh giá rủi ro ISO 45001 thành thông tin dạng văn bản. Những thông tin này giúp cho mọi người tại doanh nghiệp và nhà máy có thể nhận biết được các rủi ro rõ ràng hơn. Các nội dung cần ghi chép bao gồm: 

  • Mô tả rủi ro: Ghi chép chi tiết về rủi ro đã được nhận diện, bao gồm những loại rủi ro có thể xảy ra (nguy cơ cháy nổ, hóa chất độc hại, trơn trượt, tiếng ồn quá mức…). 
  • Vị trí rủi ro: Xác định rõ ràng nơi mà rủi ro xuất hiện, chẳng hạn như khu vực sản xuất, kho lưu trữ hóa chất, xưởng cơ khí… 
  • Đối tượng bị ảnh hưởng: Xác định nhóm đối tượng có khả năng bị tác động bởi rủi ro (nhân viên vận hành, kỹ thuật viên, nhân viên bảo trì, người qua lại, khách hàng…). 

Bước 5: Cập nhật tài liệu và đưa ra các giải pháp an toàn mới 

Trong bước này là doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả các rủi ro mới phát hiện hoặc thay đổi đều được ghi nhận trong hồ sơ đánh giá rủi ro. Điều này bao gồm các thông tin về loại mối nguy, đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ rủi ro, cũng như các biện pháp phòng ngừa hiện có. 

Dựa trên các đánh giá rủi ro đã được cập nhật, tổ chức cần đưa ra các giải pháp an toàn mới để giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn. Các giải pháp này có thể bao gồm: 

  • Thay đổi quy trình làm việc: Điều chỉnh quy trình làm việc hiện tại để giảm thiểu sự phơi nhiễm của người lao động với các mối nguy. 
  • Sử dụng công nghệ an toàn hơn: Nếu có sẵn các thiết bị hoặc công nghệ mới có khả năng giảm thiểu rủi ro, tổ chức nên xem xét thay thế hoặc nâng cấp các thiết bị cũ. 
  • Áp dụng biện pháp kỹ thuật mới: Lắp đặt thêm các hệ thống bảo vệ an toàn, như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cảnh báo nguy hiểm, hệ thống chắn bảo vệ máy móc, hoặc hệ thống thông gió tốt hơn để cải thiện an toàn trong khu vực làm việc. 
  • Cải tiến thiết bị bảo hộ cá nhân: Xem xét và cập nhật các loại trang bị bảo hộ cá nhân để phù hợp với các rủi ro. 
  • Thực hiện đào tạo và nâng cao nhận thức: Đào tạo nhân viên để họ nhận thức được các nguy cơ mới và biết cách thực hiện biện pháp phòng ngừa/ứng phó. 
  •  

Trên đây là toàn bộ thông tin về đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 45001. Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về quy trình đánh giá rủi ro, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp. 

Thông tin công ty: 

  • Địa chỉ: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực

Với một nhà xưởng được xây dựng khoa học và bố trí hợp lý có...

Kế hoạch Thẩm Tra Haccp – Hướng dẫn Tuân Thủ

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis and...

Điều kiện nhà xưởng theo Tiêu chuẩn HACCP – Intercert Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng HACCP, doanh nghiệp cần phải tuân thủ...

Biện pháp kiểm soát của Hệ thống HACCP – Intercert Việt Nam

Một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện...

Phân tích chi tiết 12 bước áp dụng HACCP

Hệ thống HACCP – một hệ thống được sử dụng rộng rãi, đã không còn...

Kế hoạch HACCP là gì? Tại sao cần xây dựng kế hoạch HACCP?

Kế hoạch HACCP là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá