Chứng nhận WRAP – Trách Nhiệm Xã Hội cho Doanh Nghiệp

Ngành may mặc là một ngành chiếm tỷ trọng Xuất nhập khẩu cao trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên để hội nhập được với Thế giới cần nhiều nỗ lực của từng doanh nghiệp trong ngành để đáp ứng với yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Bộ tiêu chuẩn WRAP – Trách nhiệm Xã hội trong ngành may mặc trở thành xu thế được Quốc tế áp dụng hiện nay. Việc doanh nghiệp may mặc Việt đạt được chứng nhận WRAP là một trong những chứng nhận uy tín về Trách nhiệm xã hội cho ngành may mặc.

TIÊU CHUẨN WRAP LÀ GÌ ?

Bộ tiêu chuẩn WRAP được viết tắt bởi cụm từ “Worldwide Responsible Accredited Production” nghĩa là Sản xuất được công nhận có trách nhiệm trên toàn thế giới. Bộ tiêu chuẩn Wrap ra đời năm 2000 với mục đích làm nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bên có liên quan cũng như giúp giải quyết và thúc đẩy trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp.

Tư vấn ngay

CHỨNG NHẬN WRAP LÀ GÌ ? 

Chứng nhận WRAP (WRAP certification) là một hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá chứng nhận do một tổ chức chứng nhận WRAP có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá sự phù hợp cho các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn WRAP.

chứng nhận WRAP

Giấy chứng nhận WRAP được cấp sau khi tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được tốt sự phù hợp của bộ tiêu chuẩn. Đây cũng là căn cứ làm bằng chứng để cho tổ chức của bạn đáp ứng với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn WRAP.

Giấy chứng nhận WRAP được chia làm 3 loại căn cứ vào mức độ tuân thủ tiêu chuẩn khác nhau của tiêu chuẩn.

  • Giấy chứng nhận “Bạch kim” (Platinum certificate): Loại giấy chứng nhận này có giá trị trong vòng 3 năm liên tiếp phải đạt hạng vàng. Đây là loại chứng chỉ được trao cho tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ tất cả các nguyên tắc của WRAP. Khi các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện sẽ được nhận giấy chứng nhận bạch kim và có hiệu lực trong vòng 2 năm. Trong thời gian 02 năm này, doanh nghiệp phải trải qua cuộc đánh giá không báo trước để xác minh việc duy trì sự tuân thủ.
  • Giấy chứng nhận “Vàng” (Gold certificate): Đây là loại giấy chứng nhận có giá trị trong vòng  1 năm. Khi doanh nghiệp tuân thủ tất cả các nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn Wrap trong quá trình đánh giá đầu tiên, hoặc đánh giá tiếp theo. Chứng nhận hạng Vàng tương đương với giấy chứng nhận tiêu chuẩn hiện tại của WRAP.
  • Giấy chứng nhận “Bạc” (Silver certificate): Đây là loại chứng chỉ chỉ có thời hạn trong vòng 6 tháng một khi được cấp cho tổ chức, doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Wrap. Trong quá trình đánh giá tổ chức, doanh nghiệp đó chỉ tồn tại sự không phù hợp nhỏ trong các chính sách, thủ tục hoặc đào tạo cần phải được giải quyết. Tuy vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý không được xuất hiện các vấn đề vi phạm nghiêm trọng như: lao động trẻ em, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, các vấn đề môi trường, lao động tù nhân, lao động cưỡng bức, lao động không tự nguyện, hoặc quấy rối, lạm dụng nhân viên.

giấy chứng nhận wrap

3 loại chứng chỉ WRAP: Platinum – Gold – Silver

DỊCH VỤ TƯ VẤN WRAP DÀNH CHO AI?

Tiêu chuẩn WRAP áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiêp, hoạt động trong chuỗi cung ứng dệt may và da giày, nên bất kỳ doanh nghiệp nào gặp khó khăn hoặc vướng mắc trong quá trình áp dụng và đánh giá WRAP đều nên sử dụng dịch vụ Tư vấn WRAP.

INTERCERT Việt Nam đã tư vấn WRAP cho hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Cung ứng hàng dệt may
  • Cung ứng phụ kiện may mặc
  • Cung ứng sợi, vải
  • Cung ứng da giày
  • ….

Dưới sự hỗ trợ của INTERCERT Việt Nam, các doanh nghiệp đã tuân thủ các quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội và được cấp Báo cáo WRAP với thứ hạng cao.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN WRAP CHO DOANH NGHIỆP

Bước 1: Đăng ký chứng nhận WRAP

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành việc khai báo các thông tin vào đơn xin đăng kí cho tổ chức chứng nhận WRAP.

Bước 2: Tự đánh giá trước chứng nhận

Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành áp dụng việc đánh giá WRAP trước khi có cuộc đánh giá chính thức được diễn ra. Bộ tiêu chuẩn WRAP này có đưa ra những yêu cầu cho những cơ sở mới cần phải áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu 90 ngày. Trong trường hợp tiến hành áp dụng các cơ sở muốn chứng nhận cần đảm bảo sự tuân thủ trong suốt thời gian chứng nhận trước đó.

Bước 3: Chuẩn bị chứng nhận

Có thể thấy được việc ký kết các loại hợp đồng xác nhận cho việc xác nhận những việc đồng ý đánh giá với tổ chức chứng nhận WRAP cũng như để chuẩn bị cho một cuộc đánh giá chính thức có thể diễn ra được.

chứng nhận WRAP
chứng nhận wrap

Bước 4: Đánh giá chính thức

Tổ chức chứng nhận WRAP tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình WRAP

Tổ chức chứng nhận WRAP cần tiến hành thẩm xét hồ sơ, hệ thống tài liệu cũng như quy trình có liên quan đến việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội dành cho ngành may mặc.

Bước 6: Hành động khắc phục

Sau khi nhận được báo cáo đánh giá của tổ chức chứng nhận WRAP. Doanh Nghiệp của bạn cần phải tiến hành các hành động khắc phục trong thời gian quy định cũng như báo cáo lại cho tổ chức chứng nhận WRAP nhằm sửa chữa những điểm chưa tuân thủ đúng nếu có phát sinh.

Bước 7: Thẩm định báo cáo đánh giá

Tổ chức WRAP sẽ xem xét báo cáo đánh giá của tổ chức đánh giá WRAP nhằm xem xét các thông tin đã thực hiện đúng hay chưa. Nếu thông tin báo cáo chưa đầy đủ thì Tổ chức WRAP cũng sẽ cần yêu cầu các thông tin bổ sung từ tổ chức thực hiện việc đánh giá đó.

Bước 8: Cấp chứng chỉ WRAP

Sau khi tổ chức, doanh nghiệp của bạn đã tuân thủ tiêu chuẩn WRAP tùy theo từng mức độ thì tổ chức WRAP cũng sẽ cấp chứng chỉ WRAP cho doanh nghiệp theo thời gian quy định cụ thể.

Bước 9: Đánh giá giám sát

Doanh nghiệp phải trải qua một cuộc đánh giá ngẫu nhiên, không báo trước trong thời gian chứng nhận có hiệu lực

Bước 10: Tái chứng nhận

Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận WRAP sau khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá tương tự như các bước trên.

Tư vấn ngay

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ WRAP

Khi doanh nghiệp của bạn dạt được giấy chứng nhận WRAP có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được những lợi ích một cách cụ thể như sau:

Lợi ích với Doanh nghiệp

  • Sở hữu chứng nhận WRAP có thể giúp tuân thủ được tốt các quy định của pháp luật tại nước sở tại.
  • Tiêu chuẩn WRAP giúp kiểm soát tốt chuỗi cung ứng may mặc bền vững nhất.
  • Nhờ giấy chứng nhận WRAP có thể giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất cũng như hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.
  • Việc đạt được giấy chứng nhận WRAP có thể giúp tạo môi trường làm việc một cách hiệu quả khiến nhân viên yên tâm hơn và cống hiến.
  • Việc áp dụng tiêu chuẩn WRAP và được chứng nhận có thể giúp tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
  • Bị hạn chế tai nạn lao động và cung cấp những rủi ro cho thể xảy ra được cho doanh nghiệp.
  • Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn chứng nhận WRAP này giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại về mặt tài chính, con người cũng như uy tín của doanh nghiệp
  • Thuận lợi hơn trên con đường xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực nước ngoài như Châu Âu, Mỹ và Anh vv…

Lợi ích với Khách hàng

  • Việc chọn lựa sản phẩm có được chứng nhận WRAP giúp cho khách hàng có thể ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ trách nhiệm xã hội hơn. Điều này là cực kì quan trọng nhằm góp phần vào sự phát triển một cách bền vững của nhân loại.

CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ WRAP?

Để giúp doanh nghiệp, tổ chức của bạn đạt được giấy chứng nhận WRAP thì việc quan tâm đến chi phí cũng là một trong những vấn đề khá quan trọng. Về cơ bản chi phí sẽ phụ thuộc vào quy mô, phạm vi, địa điểm của doanh nghiệp và từ đó các chi phí sẽ bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết chứng chỉ Giai đoạn 2
  • Chi phí cấp chứng nhận

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu kĩ có thể liên hệ đến Intercert Việt Nam để nhận được báo giá một cách cụ thể nhất.

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN WRAP

Tổ chức của bạn muốn nhanh chóng đạt được chứng nhận WRAP cần tiến hành chuẩn bị những vấn đề cần thiết để đạt được những nhận WRAP một cách nhanh nhất có thể:

  1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn: Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành chuẩn bị xắp xếp công việc thật phù hợp nhằm đảm bảo tốt cho cuộc đánh giá sẽ diễn ra theo đúng với tiến độ.
  2. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên: Những nhân viên cần hiểu biết được bộ tiêu chuẩn wrap. Những thông tin về kế hoạch đánh giá, chứng nhận WRAP cụ thể để giúp nhân viên nắm bắt được thông tin.
  3. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình:  nay trong quá trình đánh giá chính thức, tổ chức chứng nhận cũng sẽ tiến hành rà soát cũng như xem xét được toàn bộ các hồ sơ, tài liệu và các quy trình có liên quan đến việc thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp.

Dưới đây là một số hồ sơ, tài liệu chính Doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Hồ sơ pháp lý đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp
  • Hồ sơ chứng minh phạm vi đăng ký chứng nhận của Doanh nghiệp
  • Các chính sách liên quan tới trách nhiệm xã hội
  • Mục tiêu WRAP
  • Sổ tay hướng dẫn áp dụng WRAP
  • Các quy trình thực hiện WRAP
  • Các biểu mẫu áp dụng tại từng bộ phận
  • Hồ sơ đánh giá nội bộ

Tư vấn ngay

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG NHẬN WRAP

  • Quy mô như thế nào có thể đánh giá WRAP?

Với hệ thống tiêu chuẩn WRAP được thực hiện khá phù hợp với mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp làm trong chuỗi cung ứng may mặc. Không quan tâm đến quy mô và loại hình tổ chức đánh giá chứng nhận Trách Nhiệm Xã Hội.

  • Doanh nghiệp chưa đi vào sản xuất có đánh giá được WRAP không ?

Theo quy định thì với những doanh nghiệp mới xây dựng nhà xưởng chưa đi vào hoạt động thì không thể đánh giá được WRAP.

  • Với doanh nghiệp lần đầu tiên đánh giá TNXH, thời gian hồ sơ lưu yêu cầu tối thiểu là bao nhiêu?

Bộ tiêu chuẩn WRAP này có đưa ra những quy định về mặt thời gian để lưu trữ hồ sơ tối thiểu trong vòng 3 tháng.

  • Có các khóa đào tạo cá nhân cho học viên về tiêu chuẩn không ?

Hiện nay Intercert Việt Nam đang có tổ chức các khóa học về tiêu chuẩn WRAP – Đào tạo nhận thức và kiểm soát hồ sơ. Các khóa học đào tạo dành cho cá nhân muốn nâng cao năng lực am hiểu bộ tiêu chuẩn WRAP có thể áp dụng sau cho doanh nghiệp của bạn.

Hiện nay, Intercert Việt Nam là một trong những đơn vị uy tín tư vấn các chứng chỉ quốc tế, trong đó có chứng chỉ ISO 50001:2018. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Intercert Việt Nam có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được chứng chỉ với giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Để được tư vấn cụ thể hơn về tiêu chuẩn ISO 50001:2018, doanh nghiệp có thể liên hệ đội ngũ Intercert Việt Nam qua thông tin dưới đây:

  • Hotline: 0969 555 610
  • Email: sales@intercertvietnam.com
  • Website:https://intercertvietnam.com/
  • Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng Nhận ISO 14064:2018 – Kiểm Kê Khí Nhà Kính

Hiện nay việc phát thải khí nhà kính quá mức đã khiến môi trường sống...

Chứng Nhận UN MARK – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa Quốc tế cũng như trong nước có nhiều...

Chứng Nhận Carb P2 – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Với mục đích đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại Mỹ kiểm soát...

Chứng Nhận Enplus – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Hiện nay thị trường nhiên liệu chất đốt đang cực kì phát triển nhất là...

Chứng Nhận PEFC – Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Trong những bộ tiêu chuẩn về rựng hiện nay thì PEFC là một tiêu chuẩn...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá