Hiện nay tại Việt Nam ngành công nghiệp sản xuất Điện tử có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Đây là một ngành khá tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển hội nhập trong nhiều năm về sau. Nhờ áp dụng các bộ tiêu chuẩn Quản lý cũng như việc tiến hành áp dụng tiêu chuẩn RBA đã có thể giúp cho việc đáp ứng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đảm bảo.
TIÊU CHUẨN RBA LÀ GÌ ?
RBA viết tắt bởi cụm từ Responsible Business Alliance hay Liên minh Doanh nghiệp Có trách nhiệm. Hiệp hội này được thành lập với mục tiêu chuẩn đạo đức và xã hội cho các doanh nghiệp trong ngành Điện tử và đồng thời tạo ra được một môi trường làm việc bền vững và công bằng an toàn hơn.
RBA ban đầu được biết đến với tên gọi là EICC (Electronic Industry Citizenship Coalition – Liên minh Công dân Công nghiệp Điện tử). Do sự phát triển nhanh chóng của ngành Điện tử và sự phức tạp trong chuỗi cung ứng mà việc cần phải có một bộ tiêu chuẩn chung về Trách Nhiệm Xã Hội đã ngày càng quan trọng hơn. Tháng 10/2017, EICC đã tái định danh thành RBA để thể hiện rõ hơn sứ mệnh và phạm vi hoạt động của mình, không chỉ giới hạn trong ngành điện tử mà mở rộng sang cả các ngành liên quan như sản xuất ô tô, đồ chơi. Theo đó, Tiêu chuẩn EICC cũng đổi tên thành Tiêu chuẩn RBA.
Tư vấn ngayCHỨNG NHẬN RBA LÀ GÌ?
Chứng nhận RBA (RBA Certification) là một trong những hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận RBA có thẩm quyền trực tiếp thực hiện. Giấy chứng nhận RBA được cấp nhằm đánh giá được sự phù hợp về Trách Nhiệm Xã Hội của doanh nghiệp trong ngành Công Nghệ Điện Tử.
PHÂN LOẠI CHỨNG CHỈ RBA
Hiện nay giấy chứng nhận RBA hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận RBA có thểm quyền và được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ RBA được chia thành 3 loại như sau:
-
Platinum certificate (Chứng chỉ Bạch kim)
Đây là loại chứng chỉ cao nhất của RBA và phải đánh giá VAP và không phải đánh giá CMA / AMA. Loại giấy chứng nhận này Tất cả các điểm không phù hợp từ: Ưu tiên (Priority), Lớn (Major) và Nhỏ (Minor) được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online. Dành cho các nhà máy có điểm VAP tối thiểu là 200
-
Gold certificate (Chứng chỉ Vàng)
Loại chứng chỉ này cần phải được đánh giá VAP và không phải đánh giá CMA / AMA. Với những điểm không phù hợp này cần các trường hợp như: Ưu tiên (Priority), Lớn (Major) được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online
-
Silver certificate (Chứng chỉ Bạc)
Loại giấy chứng nhận này cần phải đánh giá VAP và không phải đánh giá CMA / AMA. Tất cả các điểm không phù hợp từ: Ưu tiên (Priority) được khắc phục hợp lệ và gửi CAP trong RBA Online. Ngoài ra cần phải có đánh giá xác minh hoàn thiện khắc phục các điểm không phù hợp VAP Priority. Dành cho các nhà máy có điểm VAP tối thiểu là 160EICC là gì
ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN RBA – RESPONSIBLE BUSINESS ALLIANCE
Hiện nay các đối tượng được thực hiện giấy chứng nhận RBA thường có thể được áp dụng trong những đối tượng như sau:
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất linh kiện điện tử
- Nhà sản xuất hoặc ký hợp đồng sản xuất điện tử
- Công ty bán lẻ, phân phối thiết bị điện tử
- Các công ty liên quan đến lĩnh vực điện tiêu dùng/điện lạnh
- Công ty thiết bị viễn thông
- Công ty ô tô
- Công ty đồ chơi
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN RBA – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGÀNH ĐIỆN TỬ
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn mong muốn đạt được giấy chứng nhận RBA một cách nhanh chóng và hiệu quả thì cần trải qua những quy trình chứng nhận như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận RBA
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành triển khai cũng như khai báo các thông tin chi tiết về doanh nghiệp trong biểu mẫu khai báo đăng kí đánh giá RBA. Đây là căn cứ đầu tiên của tổ chức chứng nhận có thể giúp cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng kí chứng nhận RBA.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá RBA
Tổ chức chứng nhận RBA cần tiến hành gửi hợp động đánh giá chứng nhận có kế hoạch cũng như chi phí chứng nhận sau khi tiến hành tiếp nhận các đơn đăng kí chứng nhận RBA của doanh nghiệp. Tại đây doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn các hợp đồng để tiến hành ký kết cũng như chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá và rà soát hệ thống Hồ sơ tài liệu RBA mà doanh nghiệp hiện đang có. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải cung cấp các bằng chứng về tất cả các khía cạnh khi tiến hành áp dụng RBA
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)
Tại giai đoạn này chuyên gia của tổ chức chứng nhận cần tiến hành xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá được sự phù hợp RBA của Doanh Nghiệp. Sau khi tiến hành hoàn tất quá trình đánh giá cho doanh nghiệp thì tổ chức chứng nhận sẽ xuất ra một báo cáo đánh giá gửi tới doanh nghiệp. Báo cáo đó có trình bày được những điểm chưa phù hợp và tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm chưa phù hợp trong thời gian quy định.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ RBA
Hiện nay các tổ chức chứng nhận của bạn cần tiến hành rà soát và tuyển chọn kỹ thuật ngày càng hơn nữa các loại tài liệu, cũng như quy trình và văn bản của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng bộ tiêu chuẩn RBA sẽ được áp dụng theo đúng như quy định.
Bước 6: Cấp chứng chỉ RBA
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận RBA cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận RBA này sẽ được cấp cho doanh nghiệp cũng như có chia ra khá nhiều cấp độ là Platinum (Bạch Kim), Gold (Vàng), Silver (Bạc). Việc đạt được giấy chứng nhận RBA theo cấp độ nào cũng tùy thuộc vào mức độ tuân thủ và khắc phục lỗi của doanh nghiệp.
Bước 7: Tái chứng nhận
Sau khi chứng chỉ RBA hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu.
Nhận Báo Phí Ưu ĐãiĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN RBA
Để giúp cho tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể hoàn thành bản đánh giá chứng nhận RBA một cách hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần thực hiện tốt các công việc như sau:
1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn
Tổ chức chứng nhận RBA của bạn sẽ tiến hành gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn cần thực hiện việc chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, sắp xếp công việc khá phù hợp nhằm đảm bảo cho cuộc đánh giá được diễn ra theo đúng tiến độ được đưa ra.
2. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên
Với những cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp một khi tiến hành tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Mọi nhân viên cũng cần am hiểu được tiêu chuẩn RBA này là gì ? Cuộc đánh giá này sẽ diễn ra khi nào và phạm vi đánh giá là gì ?
3. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình
Khi đánh giá chính thức thì tổ chức chứng nhận của bạn cũng sẽ tiến hành rà soát cũng như xem xét toàn bộ hệ thống hồ sơ và tài liệu cũng như các quy trình có liên quan đến việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử BA của doanh nghiệp. Chính vì thế mà tổ chức, doanh nghiệp của bạ cần xây dựng cũng như hoàn thiện những thông tin dạng văn bản này để hoàn thành chứng nhận RBA một cách cụ thể.
4. Hoàn thiện cơ sở vật chất
Việc đạt được chứng nhận RBA cần thiết phải có hiện trạng cơ sở và nhà xưởng một cách chuẩn chỉnh. Đây là yếu tố cần thiết cho sự tuân thủ của doanh nghiệp. Chính vì thế mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải chuẩn bị cũng như kiểm tra lại được tất cả các trang thiết bị máy móc và các khu vực vận hành sản xuất cũng như khắc phục được những điểm thiếu sót để sãn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN RBA?
Doanh nghiệp khác nhau có thể có được những loại chi phí chứng nhận RBA khác nhau. Điều này có phụ thuộc vào quy mô, phạm vi và địa điểm cũng như yêu cầu từ phía tổ chức đánh giá . Về cơ bản, chi phí chứng nhận RBA thường bao gồm:
- Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
- Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
- Chi phí đăng ký dấu công nhận
TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LỰA INTERCERT VIỆT NAM
Intercert Việt Nam có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã tư vấn cho nhiều đơn vị trong việc lấy chứng nhận BSCI, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Intercert để đồng hành.
5 lý do khách hàng tin tưởng Intercert Việt Nam gồm có:
- Chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm, hiểu rõ yêu cầu của chứng nhận để tư vấn cho khách hàng chi tiết, nhanh chóng đạt được chứng nhận.
- Chi phí hợp lý, tối ưu, phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nhiều chương trình khuyến mãi, tri ấn khách hàng.
- Đội ngũ chuyên gia, chuyên viên tư vấn hỗ trợ khách hàng nhiệt tình trong suốt quá chuẩn bị hồ sơ đến khi đánh giá và nhận chứng nhận.
- Intercert đã có kinh nghiệm triển khai BSCI cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
- Ngoài BSCI, Intercert Việt Nam cũng tư vấn nhiều chứng chỉ khác như: ISO 9001, FSC 22000, ISO 27001, hợp chuẩn, hợp quy… hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong triển khai các tiêu chuẩn để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn.
Để được chuyên gia của Intercert Việt Nam tư vấn cụ thể hơn về tiêu chuẩn cũng như các vấn đề liên quan, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ thông qua địa chỉ sau:
- Hotline: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
- Website:https://intercertvietnam.com/
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội