Thị trường thực phẩm dành cho người Do Thái trên thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh trong nhiều năm gần đây. Đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu có số lượng người Do Thái lớn nên nhu cầu thực phẩm theo chuẩn Kosher lại càng tăng theo từng năm. Chứng nhận KOSHER là bằng chứng chứng minh sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp với luật ăn kiêng của người Do Thái.
TIÊU CHUẨN KOSHER LÀ GÌ ?
Tiêu chuẩn Kosher là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho người Do Thái. Những người Do Thái họ có lối ăn uống riêng theo đạo luật của người Do Thái. Các luật lệ ăn uống này được gọi kashrus và dược viết khá chi tiết trong các sách kinh thánh của họ.
Theo nghiên cứu thì người Do Thái thì “Kosher” có nghĩa là đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về chế độ ăn uống theo đạo luật của người Do Thái.
CHỨNG NHẬN KOSHER ĐƯỢC HIỂU NHƯ NÀO ?
Giấy chứng nhận KOSHER (KOSHER Certification) chính là hoạt động đánh giá cấp chứng nhận Kosher do tổ chức chứng nhận Kosher có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá được sự phù hợp của chuỗi cung ứng thực phẩm phải phù hợp với luật của người Do Thái.
Giấy chứng nhận Kosher được coi là bằng chứng chứng minh sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đảm bảo an toàn và phù hợp với luật ăn kiêng của người Do Thái.
TẠI SAO THỰC PHẨM LẠI CẦN CHỨNG NHẬN KOSHER ?
Hiện nay thị trường thực phẩm thế giới đang đối mặt với nạn ô nhiễm do thực phẩm bẩn. Việc này khiến suy giảm niềm tin đối với các thực phẩm người tiêu dùng mua sắm.
Theo thống kê thị trường tiêu dùng của người Do Thái trên toàn cầu khoảng 30 triệu người và họ chỉ ăn uống theo luật Kosher. Nhóm người này bao gồm người Do Thái, người Hồi giáo hay nhóm người ăn chay và quan tâm đến sức khỏe của mình. Chính vì thế đây là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất thực phẩm hướng đến.
Chứng nhận Kosher công nghiệp sẽ đưa ra những lợi ích kinh tế, phương pháp theo dõi và giải quyết vấn đề toàn cầu hóa. Chứng nhận này giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được hàng thực phẩm theo quy định kosher và chứng thực về nguồn gốc một cách thiết thực.
ĐỐI TƯỢNG NÊN ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN KOSHER
Có thể thấy được giấy chứng nhận Kosher đã được áp dụng và sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong các tổ chức sản xuất phân phối thực phẩm hiện nay. Không phân biệt quy mô cũng như số lượng lao động và sản phẩm thực phẩm sản xuất. Những doanh nghiệp có thể được kể đến như sau:
- Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm,
- Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đóng gói bao bì có tiếp xúc với thực phẩm (non-food).
- Các doanh nghiệp chế biến, đóng gói thực phẩm
LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN KOSHER
Một khi doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đạt được giấy chứng nhận Kosher có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được nhiều lợi ích như sau:
Đối với các Doanh Nghiệp thực phẩm:
Giấy chứng nhận Kosher giúp doanh nghiệp chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu của Tiêu chuẩn Kosher từ đó giúp làm hài lòng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm Kosher trên toàn thế giới.
Nhờ có giấy chứng nhận Kosher có thể giúp bạn gia tăng được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó mở rộng cơ hội xuất khẩu và gia tăng doanh số trong dài hạn.
Tạo điều kiện một cách thuận lợi trong việc ký kết cũng như giao thương với các nước trên thế giới nhất là với các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Mỹ, Đức, Châu Âu.
Khi được cấp giấy chứng nhận Kosher đồng nghĩa với việc biểu tượng tiêu chuẩn Kosher trên bao bì sẽ giúp gia tăng được lòng tin của khách hàng nhất là nhóm người ăn uống thực phẩm Kosher.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN KOSHER CHO DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM
Để giúp cho doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận Kosher một cách tốt nhất chúng tôi xin chia sẻ đến bạn về quy trình cấp chứng nhận Kosher cho Doanh Nghiệp thực phẩm một cách bài bản nhất như sau:
-
Bước 1: Đăng ký chứng nhận Kosher
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần khai báo các thông tin theo đúng yêu cầu của tổ chức chứng nhận Kosher có thẩm quyền. Tổ chức này sẽ kiểm tra thông tin đăng kí của doanh nghiệp và lên kế hoạch soạn hợp đồng đánh giá gửi doanh nghiệp.
-
Bước 2: Mô tả sản phẩm Kosher
Tổ chức, doanh nghiệp dựa vào đơn đăng kí đánh giá chứng nhận đó cần phải mô tả rõ sản phẩm cần chứng nhận Kosher một cách chi tiết nhất. Cần liệt kê rõ rang các nguyên liệu và thành phần cũng như quy trình sản xuất sản phẩm rồi gửi cho tổ chức chứng nhận Kosher để tiến hành đăng kí dánh giá.
-
Bước 3 : Xác minh sản phẩm Kosher
Về phía tổ chức đánh giá cần phải xem xét sản phẩm có thuộc phạm vi chứng nhận Kosher hay không và phản hồi cho doanh nghiệp.
-
Bước 4 : Chuẩn bị chứng nhận
Tổ chức chứng nhận kí kết hợp đồng đánh giá với doanh nghiệp. Hợp đồng này chốt thống nhất phạm vi đánh giá, và thời gian dự kiến cho cuộc đánh giá chính thức tại doanh nghiệp
-
Bước 5: Đánh giá hồ sơ, quy trình sản xuất thực phẩm Kosher
Tổ chức chứng nhận Kosher cần phải xem xét lại hệ thống tài liệu và hồ sơ cũng như các quy trình sản xuất thực phẩm Kosher của doanh nghiệp bạn.
-
Bước 6: Đánh giá thực tế cơ sở
Hiện nay tổ chức chứng nhận cũng như đánh giá thực tế các cơ sở vật chất mà doanh nghiệp đã trực tiếp sản xuất thực phẩm Kosher của doanh nghiệp. Trong đó có tiến hành các cuộc phỏng vấn cũng như xem xét lại hiện trường nhà xưởng.
-
Bước 7: Hành động khắc phục
Sau khi báo cáo đánh giá được đưa ra thì doanh nghiệp của bạn cần phải khắc phục hết các điểm không phù hợp trong thời gian quy định của tổ chức đánh giá.
-
Bước 7: Cấp chứng chỉ Kosher
Theo đó thì tổ chức chứng nhận được cấp chứng chỉ Kosher sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm cho doanh nghiệp sau khi tiến hành kiểm tra và chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành được các hành động khắc phục theo các yêu cầu cụ thể.
-
Bước 9: Tái chứng nhận Kosher
Một khi tổ chức, doanh nghiệp của bạn tiến hành đánh giá chứng nhận Kosher sau 1 năm khi hết hiệu lực chứng nhận. Quy trình tái đánh giá chứng nhận sẽ lắp lại tương tự như các bước trên.
DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO ĐÁNH GIÁ KOSHER
Để việc đánh giá chứng nhận Kosher cho doanh nghiệp được diễn ra tốt đẹp thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những công việc như sau:
1. Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn: Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần phải chuẩn bị về mặt thời gian cho việc sắp xếp công việc sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho cuộc đánh giá được diễn ra theo đúng tiến độ.
2. Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên: Để đạt được chứng nhận Kosher thì tổ chức, doanh nghiệp cần hiểu được tiêu chuẩn Kosher là gì ? Nhân viên các phòng ban cũng cần được thông báo về thời gian đánh giá, phạm vi đánh giá và vai trò trách nhiệm của từng phòng ban.
3. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình: Với quá trình đánh giá chính thức này thì tổ chức chứng nhận cũng sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ, hệ thống tài liệu cũng như các quy trình có liên quan đến Hệ thống Quản lý và xác minh cũng như kiểm tra tính chất hợp nhất của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số hồ sơ, tài liệu chính Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Hồ sơ pháp lý đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp
- Hồ sơ chứng minh phạm vi đăng ký chứng nhận của Doanh nghiệp
- Chính sách nguyên vật liệu
- Mục tiêu an toàn thực phẩm
- Sổ tay thực hành sản xuất KOSHER
- Các quy trình thực hiện
- Các biểu mẫu áp dụng
- Hồ sơ đánh giá nội bộ
- …
Hoàn thiện cơ sở vật chất: Việc doanh nghiệp cần chuẩn bị cho cuộc đánh giá chứng nhận chính là rà soát lại hiện trạng của doanh nghiệp và trang thiết bị máy móc cùng các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.
CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ KOSHER?
- Chi phí đánh giá hồ sơ tài liệu
- Chi phí đánh giá chính thức và viết báo cáo
- Chi phí chứng nhận
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG NHẬN KOSHER
Tiêu chuẩn Kosher có phải chỉ dành cho người Do Thái ?
Quy mô như thế nào có thể chứng nhận theo tiêu chuẩn KOSHER?
Các ký hiệu trên nhãn chứng nhận KOSHER thể hiện điều gì?
- Theo quy định thì Chữ “K” có nghĩa là chứng nhận kosher. ếu chữ “K” nằm trong một vòng tròn, điều đó có nghĩa là công ty OK Kosher Certification (một trong 5 cơ quan chứng nhận Kosher lớn nhất Hoa Kỳ) đã phê duyệt sản phẩm là Kosher.
- Theo đó thì nếu chữ “D” sau chữ “K” chứng tỏ chúng có nghĩa là sản phẩm có sữa hoặc thiết bị chế biến xử lý thực phẩm này cũng xử lý sữa. Các quy tắc đối với các sản phẩm từ sữa được áp dụng khi bạn ăn món đó. Ví dụ, bạn không thể ăn nó với thịt.
- Từ “Pareve” hoặc “Parve” sau biểu tượng kosher có nghĩa là nó trung tính — không phải sữa hoặc thịt, nhưng vẫn là Kosher. Chữ “U” trong một vòng tròn có nghĩa tương tự.
- Chữ “P” có nghĩa là sản phẩm phù hợp với lễ Passover của người Do Thái, ngày có luật ăn kiêng riêng.
CHỨNG NHẬN KOSHER Ở ĐÂU UY TÍN
Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty đánh giá, chứng nhận Kosher trong đó Intercert Việt Nam. Chúng tôi là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và đạo tạo doanh nghiệp các chứng chỉ quản lý, trong đó có tiêu chuẩn Kosher ở trên 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo, đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về chứng chỉ, từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Hotline: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
- Website:https://intercertvietnam.com/
- Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng Kosher. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng hệ thống thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.