Ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay làm trong lĩnh vực thực phẩm đang có tiến hành bộ tiêu chuẩn IFS Food cho hoạt động của doanh nghiệp họ. Trong số này có khá nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và nhận được giấy chứng nhận IFS Food nhanh chóng. Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho doanh nghiệp của bạn về giấy chứng nhận IFS Food là gì và quy trình chứng nhận IFS Food một cách chuyên nghiệp nhất.
IFS VÀ TIÊU CHUẨN IFS FOOD
IFS là một cụm từ chỉ tên gọi của bộ tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế được viết tắt từ “International Food Standard”. Bộ tiêu chuẩn Quốc tế này được ban hành lần đầu vào năm 2003 và được tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu GFSI công nhận
Hệ thống IFS này có bao gồm 8 tiêu chuẩn con trong số đó phổ biến nhất là bộ tiêu chuẩn IFS Food. Tiêu chuẩn IFS Food này do Liên minh các nhà bán lẻ Đức (HDE) cùng với Liêm minh các tổ chức thương mại và phân phối Pháp (FCD) xây dựng lần đầu vào năm 2003. Hiện nay tiêu chuẩn này được quản lý bởi Công ty IFS Management GmbH và được áp dụng cho tất cả các công đoạn chế biến thực phẩm sau các quá trình tại trang trại
Tiêu chuẩn IFS Food cung cấp hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và / hoặc sản phẩm. IFS Food được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm của các nhà cung cấp theo hướng tiếp cận nhất quán
PHIÊN BẢN MỚI NHẤT TIÊU CHUẨN IFS FOOD 7
Hiện nay bộ tiêu chuẩn IFS Food từ khi ra đời cho đến nay có tổng cộng 6 phiên bản cụ thể. Mỗi phiên bản sau ra đời đều có những cải tiến hơn so với phiên bản cũ trước đó. Cụ thể là các phiên bản như sau:
- IFS Food version 3 (Năm 2003)
- IFS Food version 4 (Tháng 1/2004)
- IFS Food version 5 (Năm 2006)
- IFS Food version 6 (Tháng 1/2012)
- IFS Food version 6.1 (Tháng 11/2017)
- IFS Food version 7 (Tháng 10/2020)
Theo đó phiên bản Tiêu chuẩn IFS Version 7 được ban hành vào ngày 6/10/2020 là phiên bản mới nhất hiện nay. Phiên bản này có những thay đổi cập nhật bổ sung so với phiên bản cũ trước đó. Theo đó thì bộ tiêu chuẩn IFS phiên bản 7 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2021
CHỨNG NHẬN IFS FOOD LÀ GÌ ?
Chứng nhận IFS hay “IFS Certification” là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận IFS có thẩm quyền thực hiện. Việc áp dụng giấy chứng nhận IFS Food nhằm đánh giá được sự phù hợp về Hệ thống Chất lượng cũng như An toàn Thực phẩm cho một tổ chức.
Giấy chứng nhận IFS hay chứng chỉ IFS là bằng chứng chứng minh cho doanh nghiệp, tổ chức hoàn thành tốt đánh giá chứng nhận cũng như khắc phục tốt những điểm không phù hợp (nếu có).
DOANH NGHIỆP NÀO CẦN CHỨNG NHẬN IFS FOOD
Với những tổ chức, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng xây dựng hệ thống An toàn Thực phẩm theo bộ tiêu chuẩn IFS. Các doanh nghiệp có thể kể đến chính là các công đoạn từ khâu nuôi trồng, chăn nuôi cho đến chế biến, đóng gói kinh doanh thuộc mọi quy mô khác nhau đều có thể tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS Food này.
NỘI DUNG TIÊU CHUẨN IFS FOOD 7 PDF
Phần | Tiêu đề | Nội dung |
1 | Quy trình chứng nhận thực phẩm IFS | Mục đích và nội dung |
Quá trình chứng nhận IFS Food | ||
Trước đánh giá IFS Food | ||
Thực hiện đánh giá IFS Food | ||
Hành động sau đánh giá IFS Food | ||
Chương trình chính trực IFS | ||
Logo IFS | ||
2 | Danh sách các yêu cầu Đánh giá IFS Food | Quản trị và cam kết |
Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm | ||
Quản lý nguồn lực | ||
Quá trình điều hành | ||
Đo lường, phân tích, cải tiến | ||
Kế hoạch phòng vệ thực phẩm | ||
3 | Yêu cầu đối với tổ chức công nhận, tổ chức chứng nhận và đánh giá viên – Quy trình công nhận và chứng nhận IFS | |
4 | Phần mềm báo cáo, AuditXpressX TM và Cơ sở dữ liệu IFS | |
Phụ lục | Phạm vi áp dụng các Tiêu chuẩn IFS và Chương trình IFS khác | |
Quá trình chứng nhận | ||
Phạm vi sản phẩm và công nghệ | ||
Cây loại trừ |
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN IFS FOOD CHO DOANH NGHIỆP
Giấy chứng nhận IFS Food hiện nay được áp dụng nhằm cải thiện tốt hệ thống đảm bảo An toàn Thực phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm hiện nay. Cụ thể bao gồm những khía cạnh như sau:
1. Về mặt quản lý doanh nghiệp
Việc xây dựng tốt được Hệ thống An toàn Thực phẩm theo IFS có hể giúp nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất. Từ đó có cơ hội được cấp giấy chứng nhận IFS và tiếp cận được các cơ hội được sử dụng logo IFS sau khi hoàn thành đánh giá chứng nhận.
2. Về mặt kinh tế
Việc áp dụng IFS và được cấp giấy chứng nhận có thể giúp giảm thiểu các cuộc kiểm tra trùng lặp về mặt chất lượng cũng như vệ sinh An toàn Thực phẩm. Từ đó giúp tiết kiệm được thời gian và công sức lẫn chi phí cho doanh nghiệp về lâu dài.
3. Về mặt thị trường
Việc doanh nghiệp đáp ứng với các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ giúp thu được lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng. Từ đó giúp chiếm lĩnh thị trường một cách tốt hơn từ đó mở ra được khá nhiều cơ hội phát triển mới.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN IFS FOOD CHO DOANH NGHIỆP
Hiện nay việc doanh nghiệp đăng kí đánh giá chứng nhận IFS Food tại các tổ chúc đủ năng lực cầ trải qua một quá trình. Việc này được thực hiện thông qua các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận IFS Food
Tổ chức, Doanh nghiệp của bạn cần tiến hành khai báo đầy đủ các thông tin về hiện trạng doanh nghiệp của mình cho tổ chức chứng nhận để tiến hành lên hồ sơ đăg kí chứng nhận IFS.
Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá IFS Food
Tổ chức chứng nhận tiến hành gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Trong này có nêu rõ chi tiết về kế hoạch cũng như chi phí chứng nhận sau khi tiếp nhận đơn đăng kí chứng nhận IFS của Doanh Nghiệp.
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)
Tại giai đoạn 1 này tổ chức của bạn cầ tiến hành đánh giá rà soát sơ bộ Hệ thống Tài liệu IFS Food của Doanh Nghiệp. Việc này cần doanh nghiệp phải cung cấp rõ những bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng trong việc áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS Food theo những yêu cầu cua Tổ chức chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)
Tại giai đoạn 2 này thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành khảo sát trực tiếp tại cơ sở để có thể đánh giá một cách phù hợp với những yêu cầu mà IFS Food đề ra. Việc đánh giá viên cũng sẽ tiến hành quan sát một cách chi tiết các khu vực sản xuất, dây chuyền cũng như quá trình sản xuất tại hiện trường bao gồm việc phỏng vấn người lao động, ban quản lý cũng như tiến hành thu thập thông tin về các thông số của một quá trình này.
Một bản báo cáo đánh giá sẽ được đưa ra nhằm gửi tới doanh nghiệp của bạn. Trong đó có trình bày những điểm chưa tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn. Tổ chức, doanh nghiệp của bạ cần phải có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian được quy định trước đó.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ IFS Food
Bước này tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành việc rà soát, thẩm duyệt khá kỹ càng hơn với các tài liệu, quy trình và văn bản của các doanh nghiệp và tổ chức nhằm đảm bảo áp dụng đúng tiêu chuẩn IFS Food sẽ được áp dụng đúng quy trình.
Bước 6: Cấp chứng chỉ IFS Food có hiệu lực trong vòng 1 năm
Sau khi tổ chức, doanh nghiệp của bạn khắc phục xong hết các hành động khắc phục thì tổ chức của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận IFS Food. Giấy chứng nhận IFS Food hiện nay thường có giá trị trong vòng 1 năm cho doanh nghiệp.
Bước 7: Tái chứng nhận
Sau thời gian 1 năm khi hết được hiệu lực thì nếu doanh nghiệp có mong muốn duy trì giấy chứng nhận thì sẽ cần phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại cũng sẽ được tiến hành tương tự như cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu tiên. Chứng chỉ được cấp lại cũng sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ IFS FOOD CHO DOANH NGHIỆP
Để giúp cho Doanh Nghiệp có được một kết quả đánh giá chứng nhận IFS chính xác thì Intercert Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn về mức kết quả thực hiện như sau:
Kết quả | Giải trình | Điểm |
A | Tuân thủ đầy đủ | 20 điểm |
B (Điểm chú ý) | Điểm chú ý vì nó có thể dẫn đến sự sai lệch trong tương lai | 15 điểm |
C (Độ lệch) | Một phần của yêu cầu không được thực hiện | 5 điểm |
D (Độ lệch) | Yêu cầu không được thực hiện | – 20 điểm |
Nặng (Không phù hợp) | Có sự không đáp ứng đáng kể các yêu cầu của tiêu chuẩn, bao gồm nhưng không giới hạn ở an toàn thực phẩm và / hoặc các yêu cầu pháp lý của nước sản xuất và / hoặc nước đến
Quá trình mất kiểm soát có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm |
Sự không phù hợp lớn sẽ trừ đi 15% tổng số điểm có thể có, không được cấp chứng nhận |
Yêu cầu KO được chấm điểm D (Không phù hợp) | Yêu cầu không được thực hiện | KO không phù hợp sẽ trừ 50% tổng số điểm có thể có, không được cấp chứng nhận |
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN IFS
Để giúp Doanh Nghiệp có thể nhanh chóng đạt được giấy chứng nhận IFS thì tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần có những điều kiện như sau:
1: Đảm bảo tiến độ đánh giá chứng nhận theo lịch đã hẹn
Khi nhận được lịch đánh giá chứng nhận IFS thì doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị về mặt thời gian cũng như sắp xếp công việc cho thật sự phù hợp nhằm đảm bảo cuộc đánh giá được diễn ra thật sự phù hợp nhất theo tiến độ.
2: Phổ biến về tiêu chuẩn và cuộc đánh giá cho toàn bộ nhân viên
Việc triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS cần thiết phải được sự tham gia của tất cả cán bộ công nhân viên doanh nghiệp cần được tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận chính thức. Chính vì thế mà mọi nhân viên cần phải biết được bộ tiêu chuẩn IFS này như thế này để có thể thực hiện đánh giá một cách hiệu quả nhất.
3: Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, tài liệu, quy trình
Việc đầu tiên cần làm là lên danh sách hệ thống hồ sơ tài liệu cũng như quy trình. Tổ chức chứng nhận cũng sẽ được rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu và mọi quy trình có liên quan đến việc áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS đó. Chính vì thế mà việc xây dựng và hoàn thiện được những thông tin theo dạng văn bản này chính là điều kiện bắt buộc nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt chứng nhận IFS.
CHI PHÍ CHỨNG NHẬN IFS
Bất kì Doanh Nghiệp nào tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn IFS đều quan tâm đến chi phí chứng nhận IFS Food này. Về cơ bản tùy thuộc vào từng quy mô cũng như loại hình sản xuất của doanh nghiệp mà sẽ có những mức phí khác nhau. Cụ thể sẽ bao gồm:
- Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
- Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
- Chi phí đăng ký dấu công nhận
Lưu ý: Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí đánh giá chứng nhận IFS khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
CHỨNG NHẬN IFS FOOD Ở ĐÂU UY TÍN
Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty tư vấn IFS, trong đó Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và đạo tạo doanh nghiệp các chứng chỉ quản lý, trong đó có IFS ở trên 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo, đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về chứng chỉ, từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm theo IFS. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng hệ thống IFS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.