Với dân số hơn 1 tỷ người, Ấn Độ được coi là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng cua Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm chất lượng tốt thì việc xuất khẩu thành công sang thị trường Ấn Độ cần phải đáp ứng các quy định của thị trường này. Một trong số đó chính là đạt được giấy chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ. Bài viết này Intercert Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về giấy chứng nhận BIS và quy trình đạt được giấy chứng nhận này một cách nhanh nhất.
TIÊU CHUẨN BIS LÀ GÌ?
BIS được viết tắt của cụm từ “Bureau of Indian Standards” hay Cục tiêu chuẩn Ấn Độ. Đây là cơ quan được thành lập theo đạo luật BIS 2016 nhằm phát triển tổng thể và hài hòa các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, nhãn mác và chứng nhận chất lượng hàng hóa cùng các vấn đề có liên quan của Ấn Độ.
CHỨNG NHẬN BIS LÀ GÌ?
Chứng nhận BIS hay chứng chỉ BIS là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ cấp. Đây là một hệ thống chứng nhận lớn nhất trên thế giới với hơn 26500 giấy phép cho hơn 900 sản phẩm. Chương trình chứng nhận BIS cũng vận hành chương trình chứng nhận nhà sản xuất nước ngoài, theo đó các nhà sản xuất ở nước ngoài có thể được cấp giấy phép sử dụng dấu tiêu chuẩn BIS. Những sản phẩm đạt giấy chứng nhận BIS sẽ được coi là đủ độ an toàn, tin cậy và chất lượng để được lưu hành trên thị trường Ấn Độ (IS).
TÌM HIỂU CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM CỦA BIS
Theo thông tin chính thức của BIS thì hiện nay có hai chương trình chứng nhận con khác nhau. Chúng bao gồm chương trình đăng kí nhãn hiệu ISI và đăng kí bắt buộc (CRS) Chứng nhận sản phẩm của BIS bao gồm hai chương trình
-
Chương trình BIS số 1 (Scheme-I): Chương trình đăng ký nhãn hiệu ISI
Với chương trình BIS số 1 này được Cục Chứng nhận (FMCD) cấp chứng nhận BIS ISI cho các nhà sản xuất nước ngoài. Từ năm 2000 thì dưới sự bảo trợ của BIS chịu trách nhiệm cấp chứng nhận BIS. Do đó mà những sản phẩm tuân thủ các quy định của FMCS đều được đánh dấu bằng logo ISI. Theo đó những sản phẩm đạt chất lượng và độ an toàn sẽ được cấp chứng nhận BIS và thường áp dụng cho các sản phẩm điện gia dụng, hóa chất, thép, thủy tinh, xi măng, …
-
Chương trình BIS số 2 (Scheme-II): Chương trình đăng ký bắt buộc(CRS)
Chương trình chứng nhận BIS thứ 2 chính là chương trình đăng ký BIS theo CRS (Sơ đồ Đăng ký Bắt buộc) đã được đưa ra cho 15 danh mục sản phẩm. Theo đó khi sản phẩm đạt đủ các quy định do Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin (MEITY) công bố đều có thể đăng ký BIS.
Khi các Doanh nghiệp có tiến hành đăng kí BIS-CRS thường bao gồm các sản phẩm nằm trong danh mục công nghệ thông tin và điện tử cũng như chiếu sáng. Hiện nay chương trình đăng ký BIS-CRS trở thành một trong những đăng ký quan trọng và phổ biến nhất tại Ấn Độ.
-
Chương trình X (Scheme-X)
Được giới thiệu vào năm 2022, Chương trình X có các quy định về các sản phẩm liên quan đến thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển điện áp thấp. Những yêu cầu về loại chứng nhận này sẽ bắt buộc được triển khai theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo triển khai có hệ thống và có tổ chức cho đến tháng 05/2027.
ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN BIS
Hiện nay chương trình chứng nhận BIS có yêu cầu bắt buộc phải có đối với các nhà sản xuất trong và ngoài nước muốn xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Danh sách này bao gồm hóa chất, đồ chơi, thép, giầy dép, lốp xe, sợi tổng hợp..vv. Cụ thể như sau:
- Ô tô và Phụ tùng: Ô tô, xe máy, và các phụ tùng liên quan.
- Thực phẩm và Đồ uống: Bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo và thực phẩm khác.
- Hóa chất và Dược phẩm: Bao gồm các loại sản phẩm hóa chất, phân bón, dược phẩm vv.
- Dụng cụ nước và vệ sinh môi trường: Bình nước, ống dẫn nước, và các sản phẩm vệ sinh môi trường.
- Hàng tiêu dùng và đồ chơi: Đồ chơi trẻ em, sản phẩm vệ sinh cá nhân, và các sản phẩm tiêu dùng khác.
- Điện tử và Điện gia dụng: Bao gồm các sản phẩm điện tử như tủ lạnh, máy giặt, Ổ điện, tivi, máy lạnh, tủ lạnh, vv
- Vật liệu và vật tư xây dựng: Bao gồm các sản phẩm xây dựng như sắt, thép, sơn, vật liệu xây dựng và các sản phẩm có liên quan.
- Kim loại và Kim loại quý: Vật liệu kim loại, trang sức và đồ trang sức kim loại quý.
- Thiết bị y tế: Thiết bị y tế và dụng cụ y tế.
- …..
NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỞ HỮU CHỨNG NHẬN BIS CỦA ẤN ĐỘ
Với việc các Doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận BIS sẽ giúp cho Doanh nghiệp đạt được những lợi ích như sau:
- Đảm bảo tốt các sản phẩm của Doanh Nghiệp đáp ứng được với các tiêu chuẩn do BIS đưa ra.
- Chứng nhận BIS giúp cho Doanh nghiệp xuất khẩu thành công sang thị trường tỷ dân từ đó giúp tăng doanh số bán hàng.
- Có chứng nhận BIS sản phẩm của Doanh nghiệp gia tăng uy tín trên thị trường thế giới cho sản phẩm Việt Nam.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN BIS CỦA ẤN ĐỘ
Như đã chia sẻ bên trên thì giấy chứng nhận BIS của Ấn Độ có 2 chương trình chứng nhận nhỏ. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về quy trình chứng nhận của từng loại như sau:
1: Với chương trình Chứng nhận BIS theo CRS
-
Bước 1: Đăng ký chứng nhận CRS
Doanh nghiệp của bạn tạo thông tin đăng nhập BIS cho nhà máy của mình. Doanh nghiệp cần điền chính xác cụ thể chi tiết về địa điểm, sản phẩm, thành phần cấu tạo vv
-
Bước 2: Yêu cầu thử nghiệm sản phẩm
Doanh nghiệp của bạn tiến hành bước gửi yêu cầu về kiểm tra cho sản phẩm cần chứng nhận đến phòng thí nghiệm được chỉ định.
-
Bước 3: Tiến hành nhận kết quả thử nghiệm
Sau khi kiểm tra xong thì phòng thí nghiệm sẽ gửi lại kết quả việc thử nghiệm cho Doanh nghiệp.
-
Bước 4; Chuẩn bị hồ sơ BIS
Doanh nghiệp của bạn cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của BIS
-
Bước 5: Nộp hồ sơ cho BIS
Hồ sơ chuẩn bị xong Doanh nghiệp sẽ gửi cho tổ chức BIS cùng lệ phí đăng kí chứng nhận.
-
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
Tổ chức chứng nhận BIS tiến hành thẩm định hồ sơ cho sản phẩm của doanh nghiệp. Khi hồ sơ đủ và sản phẩm phù hợp với BIS sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số BIS kèm mã số sẽ được cấp cho doanh nghiệp. Giấy phép BIS sẽ được cấp với thời hạn 2 năm khi đăng ký lần đầu.
-
Bước 7: Duy trì hiệu lực của giấy phép
Trong suốt thời gian hiệu lực 2 năm của chứng nhận. Doanh nghiệp sẽ cần duy trì hiệu lực chứng chỉ BIS bằng việc giám sát và có các bài kiểm tra. Bên cạnh đó thì tổ chức BIS có thể yêu cầu ngẫu nhiên các nhà sản xuất nộp báo cáo kiểm tra mới nhất của họ để chứng minh sự tuân thủ.
-
Bước 8: Gia hạn giấy phép
Sau 2 năm hết hiệu lực nếu Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn chứng nhận BIS thì có thể thông báo đến tổ chức BIS. Hiệu lực chứng nhận có thể được gia hạn 2 năm, 3 năm, 4 năm và tối đa 5 năm. Để được gia hạn, doanh nghiệp cần nộp đơn ít nhất 3 tháng trước khi giấy phép hết hạn. Phí cấp giấy phép hàng năm là 1000 Rs/- nhân với số năm yêu cầu gia hạn và phí đăng ký gia hạn là 1000 Rs/-.
2.Quy trình chứng nhận theo Chương trình I (ISI) và Chương trình X
-
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mẫu đơn đăng ký chứng nhận với tổ chức BIS.
-
Bước 2: Đề cử Người đại diện được ủy quyền ở Ấn Độ (AIR)
Trong chương trình thứ 2 này sẽ có một người đại diện được ủy quyền ở Ấn Độ – AIR. Đơn đăng ký chứng nhận BIS xong xuôi thì bước này cần đề cử người đại diện được ủy quyền ở Ấn Độ (AIR). Lưu ý AIR này cần phải là người Ấn Độ cũng như chỉ cần đại diện cho một Công ty sản xuất, không đại diện cho các nhà sản xuất nước ngoài khác theo các chương trình Đánh giá sự phù hợp của BIS.
Với những người đại diện được ủy quyền AIR sẽ cần đáp ứng được các trình độ chuyên môn cũng như nắm rõ các điều khoản của Đạo luật BIS năm 2016. Ngoài ra, AIR phải tuân thủ các Đạo luật, Quy tắc, Quy định, Điều khoản & Điều kiện được quy định trong Giấy phép, Thỏa thuận, Cam kết của BIS, v.v. được thực hiện bởi hoặc thay mặt cho nhà sản xuất nước ngoài có liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động.
-
Bước 3: Hoàn tất hồ sơ đăng ký và nộp hồ sơ
Tại bước này Doanh nghiệp đăng kí cần hoàn thiện nốt hồ sơ, tài liệu theo đúng các yêu cầu của BIS. Đồn thời cần nộp đúng và đủ các thông tin một cách hợp lệ nhất cùng với lệ phí bắt buộc đính kèm tài liệu cũng như mẫu đề cử của AIR tại FMCD, Trụ sở BIS, New Delhi.
-
Bước 4: Đánh giá nhà máy
Tại bước này BIS sẽ tiến hành chỉ định các chuyên gia đến kiểm tra tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp. BIS sẽ đánh giá các yếu tố như: cơ sở sản xuất, vệ sinh (trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm), cơ sở thử nghiệm và nhân viên kiểm soát chất lượng. Nếu đánh giá đạt yêu cầu, các mẫu sẽ được lấy để kiểm tra độc lập.
-
Bước 5: Cấp số giấy phép
Tổ chức BIS sẽ tiến hành sự xác minh sự tuân thủ của Doanh nghiệp. Một giấy phép BIS cũng sẽ được cấp với thời hạn hiệu lực từ 1 năm khi đăng ký lần đầu.
-
Bước 6: Gia hạn giấy phép
Với chứng nhận BIS thứ 2 này Doanh nghiệp có thể nộp đơn gia hạn tối đa 5 năm, dựa trên kết quả hoạt động của giấy phép. Để được gia hạn, doanh nghiệp cần nộp đơn ít nhất 3 tháng trước khi giấy phép hết hạn. Phí cấp giấy phép hàng năm là 1000 Rs/- nhân với số năm yêu cầu gia hạn và phí đăng ký gia hạn là 1000 Rs/-.
TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN BIS CỦA INTERCERT VIỆT NAM
Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty chứng nhận BIS, trong đó Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chứng nhận cho doanh nghiệp các chứng chỉ quản lý, trong đó có chứng nhận BIS ở trên 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo, đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về chứng chỉ, từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chứng nhận BIS theo Chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm lấy chứng nhận BIS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.